VTV2 Chất lượng cuộc sống lựa chọn đưa tin về công tác khám chữa bệnh mề đay bằng thảo dược tại Trung tâm Thuốc dân tộc trong phóng sự mới nhất. [Đọc ngay]

Thuốc trị dị ứng Diphenhydramine : Công dụng và liều dùng

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Diphenhydramine thuộc nhóm thuốc kháng Histamine, được dùng trong điều trị dị ứng. Thuốc cũng được dùng để trị mất ngủ cảm lạnh thông thường, buồn nôn, chứng run ở bệnh nhân parkinson. Diphenhydramine có nhiều dạng: dạng uống, tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch. Thuốc phát huy tác dụng sau 2 giờ đồng hồ, hiệu quả kéo dài trong 7 giờ.

Diphenhydramine
Thuốc Diphenhydramine điều trị bệnh dị ứng.

Phóng sự về công tác điều trị mề đay bằng YHCT do VTV2 đăng tải phỏng vấn bệnh nhân khỏi bệnh tại Trung tâm Thuốc dân tộc. [Tham khảo ngay]
  • Tên biệt dược: Benadryl, Genahist, Naramin, Sominex, Unisom
  • Tên hoạt chất:  Diphenhydramine
  • Phân nhóm: Thuốc kháng Histamine
  • Dạng bào chế: Viên nên, viên nang, dung dịch uống, siro, thuốc tiêm,…

I. Một số thông tin về Diphenhydramine

Nắm rõ thông tin về thuốc để dùng đúng mục đích, tránh những tác dụng phụ không đáng có.

1. Công dụng

Diphenhydramine là thuốc kháng histamine có tác dụng làm giảm nồng độ của histamine – chất gây triệu chứng hắt hơi, ngứa, chảy nước mắt và chảy nước mũi.

Sản phẩm trên có tác dụng:

  • Điều trị chứng hắt hơi, sổ mũi, nổi mề đay, chảy nước mắt, mẩn đỏ ở da, ngứa da và một số triệu chứng cảm lạnh hay dị ứng mạn tính khác.
  • Giảm buồn nôn và nôn liên quan đến say tàu xe.
  • Cải thiện tình trạng mất ngủ.
  • Khắc phục triệu chứng bệnh Parkinson.

Diphenhydramine cũng được dùng cho những mục đích điều trị khác không được liệt kê trong hướng dẫn trên.

2. Chống chỉ định

Chống chỉ định Diphenhydramine cho những trường hợp sau:

  • Quá mẫn cảm với Diphenhydramine hydrochloride và các thuốc kháng histamine khác có cấu trúc hóa học tương tự.
  • Không dùng cho trẻ sơ sinh hoặc trẻ sinh thiếu tháng. Tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi dùng thuốc trên trị ho và cảm lạnh cho trẻ em.
  • Chống chỉ định cho phụ nữ đang cho con  bú.

3. Dạng thuốc

Diphenhydramine dùng dưới dạng Diphenhydramine hydrocloridDiphenhydramine Citrate.

4. Liều dùng

Liều dùng theo mô tả của nhà sản xuất như sau:

# Liều dùng cho người lớn:

+ Liều dùng cho người bị Hội chứng ngoại tháp:

  • Dạng uống: Dùng 25 đến 50 mg, 3 – 4 lần/ ngày.
  • Dạng tiêm truyền: tiêm IV hoặc IM 10 đến 50 mg, có thể tăng liều lượng lên 100 mg. Liều dùng tối đa 400 mg/ ngày.

+ Liều dùng cho người bị mất ngủ:

  • Diphenhydramine Citrate: uống 76 mg trước khi đi ngủ.
  • Diphenhydramine Hydrochloride: uống 50 mg trước khi đi ngủ.

+ Liều dùng cho người bị say tàu xe

  • Dạng uống: 25 đến 50 mg, uống trước khi đi xe 30 phút. Uống liều tiếp theo sau khi ăn và sau khi kết thúc hành trình.
  • Dạng tiêm truyền: tiêm IV hoặc IM 10 đến 50 mg, có thể tăng lên 100 mg. Liều tối đa không quá 400 mg/ ngày.

+ Liều dùng trị viêm mũi dị ứng

  • Diphenhydramine Citrate: uống 38-76 mg, uống cách nhau 4 – 6 giờ. Liều dùng tối đa 456 mg/ ngày.
  • Diphenhydramine Hydrochloride: Uống 25 đến 50 mg, uống cách nhau 4 – 6 giờ. Liều dùng tối đa 300 mg/ ngày.
  • Tiêm IM hoặc IV 10 – 50 mg, có thể tăng lên 100 mg. Liều tối đa 400 mg/ ngày.

+ Liều dùng cho người lớn bị cảm lạnh

  • Diphenhydramine Citrate: Uống 38-76 mg/ lần. Sau 4 – 6 giờ uống liều tiếp theo. Liều tối đa 456 mg/ ngày.
  • Diphenhydramine hydrochloride: Uống 25 đến 50 mg/ lần. Sau 4-6 giờ uống liều tiếp theo. Liều tối đa 300 mg/ ngày
  • Tiêm: IM hoặc IV 10 đến 50 mg khi cần, có thể tăng lên 100 mg nếu cần.  Liều tối đa: 400 mg/ ngày

+ Liều dùng cho người bị ngứa

  • Diphenhydramine Citrate: uống 38-76 mg/ lần. Sau 4 – 6 giờ uống liều tiếp theo. Liều tối đa 456 mg/ ngày
  • Diphenhydramine hydrochloride: uống 25 – 50 mg/ lần. Sau 4 – 6 giờ uống liều tiếp theo. Liều tối đa 300 mg/ ngày
  • Tiêm IM hoặc IV 10 đến 50 mg/ lần, và có thể tăng lên 100 mg. Liều tối đa 400 mg/ ngày.

+ Liều dùng cho người bị mề đay:

  • Diphenhydramine Citrate: Uống 38-76 mg. Sau 4 – 6 uống liều tiếp theo. Liều tối đa 456 mg/ ngày.
  • Diphenhydramine hydrochloride: Uống 25 đến 50 mg. Sau 4 – 6 uống liều tiếp theo. Liều tối đa 300 mg/ ngày.
  • Tiêm IM hoặc IV 10 đến 50 mg, và có thể tăng lên 100 mg. Liều tối đa: 400 mg/ ngày

# Liều dùng cho trẻ em

+ Liều dùng cho trẻ em bị viêm mũi dị ứng

Thuốc kê đơn cho trẻ trên 1 tháng tuổi:

  • Dạng uống: Uống 12,5 đến 25 mg, ngày dùng 3 đến 4 lần; Liều tối đa: 300 mg/ ngày
  • Tiêm truyền: Tiêm IM hoặc IV 1,25 mg/ kg, tiêm 4 lần một ngày. Liều tối đa: 300 mg/ ngày.

Không cần kê đơn:

Diphenhydramine Citrate :

  • Đối với trẻ 6 – 12 tháng tuổi: uống 19 đến 38 mg uống. Uống liều tiếp theo sau 4 – 6 giờ. Liều tối đa: 228 mg/ ngày.
  • Đối với trẻ trên 12 tuổi: uống 38 đến 76 mg. Uống liều tiếp theo sau 4 – 6 giờ. Liều tối đa: 456 mg/ ngày.

Diphenhydramine Hydrochloride :

  • Đối với trẻ 2 đến 6 tuổi: Uống 6,25 mg. Uống liều tiếp theo sau 4 – 6 giờ. Liều tối đa: 37,5 mg/ ngày.
  • Đối với trẻ 6 đến 12 tuổi: Uống 12,5 đến 25 mg. Uống liều tiếp theo sau 4 – 6 giờ. Liều tối đa: 150 mg/ ngày.
  • Đối với trẻ trên 12 tuổi: Uống 25 đến 50 mg. Uống liều tiếp theo sau 4 – 6 giờ. Liều tối đa: 300 mg / ngày.

+ Liều dùng cho trẻ bị cảm lạnh

Thuốc kê đơn cho trẻ trên 1 tháng tuổi:

  • Dạng uống: Uống 12,5 đến 25 mg, ngày dùng 3 đến 4 lần. Liều tối đa: 300 mg/ ngày
  • Tiêm truyền: Tiêm IM hoặc IV 1,25 mg/ kg, tiêm 4 lần một ngày. Liều tối đa: 300 mg/ ngày.

Không cần kê đơn:

Diphenhydramine Citrate :

  • Đối với trẻ 6 – 12 tháng tuổi: uống 19 đến 38 mg/ lần. Uống liều tiếp theo sau 4 – 6 giờ. Liều tối đa: 228 mg/ ngày.
  • Đối với trẻ trên 12 tuổi: uống 38 – 76 mg/ lần. Uống liều tiếp theo sau 4 – 6 giờ. Liều tối đa: 456 mg/ ngày.

Diphenhydramine Hydrochloride :

  • Đối với trẻ 2 đến 6 tuổi: Uống 6,25 mg/ lần. Uống liều tiếp theo sau 4 – 6 giờ. Liều tối đa: 37,5 mg/ ngày.
  • Đối với trẻ 6 đến 12 tuổi: Uống 12,5 đến 25 mg/ lần. Uống liều tiếp theo sau 4 – 6 giờ. Liều tối đa: 150 mg/ ngày.
  • Đối với trẻ trên 12 tuổi: Uống 25 đến 50 mg. Uống liều tiếp theo sau 4 – 6 giờ. Liều tối đa: 300 mg / ngày.

+ Liều dùng trị say tàu xe ở trẻ em:

Thuốc kê đơn cho trẻ trên 1 tháng tuổi:

  • Dạng uống: Uống 12,5 đến 25 mg, ngày dùng 3 đến 4 lần. Liều tối đa: 300 mg/ ngày
  • Tiêm truyền: Tiêm IM hoặc IV 1,25 mg/ kg, tiêm 4 lần một ngày. Liều tối đa: 300 mg/ ngày.

Không cần kê đơn:

Diphenhydramine Citrate :

  • Đối với trẻ 6 – 12 tháng tuổi: uống 19 đến 38 mg/ lần. Uống liều tiếp theo sau 4 – 6 giờ. Liều tối đa: 228 mg/ ngày.
  • Đối với trẻ trên 12 tuổi: uống 38 – 76 mg/ lần. Uống liều tiếp theo sau 4 – 6 giờ. Liều tối đa: 456 mg/ ngày.

Diphenhydramine Hydrochloride :

  • Đối với trẻ 2 đến 6 tuổi: Uống 6,25 mg/ lần. Uống liều tiếp theo sau 4 – 6 giờ. Liều tối đa: 37,5 mg/ ngày.
  • Đối với trẻ 6 đến 12 tuổi: Uống 12,5 đến 25 mg/ lần. Uống liều tiếp theo sau 4 – 6 giờ. Liều tối đa: 150 mg/ ngày.
  • Đối với trẻ trên 12 tuổi: Uống 25 đến 50 mg. Uống liều tiếp theo sau 4 – 6 giờ. Liều tối đa: 300 mg / ngày.

+ Liều dùng cho trẻ em ngủ (dành cho trẻ trên 12 tuổi)

  • Diphenhydramine citrate: Uống 76 mg/ lần/ ngày trước khi đi ngủ.
  • Diphenhydramine hydrochloride: Uống 50 mg/ ngày/ lần trước khi đi ngủ.

+ Liều dùng cho trẻ em bị hội chứng ngoại tháp

  • Dạng uống: Dùng 12,5 – 25 mg, ngày uống3 – 4 lần. Liều tối đa: 300 mg/ ngày.
  • Tiêm truyền IM sâu hoặc IV 1,25 mg/ kg 4 lần/ ngày. Liều tối đa: 300 mg/ ngày.

+ Liều dùng cho trẻ em bị dị ứng

  • Dạng uống: Uống 12,5 – 25 mg 3 đến 4 lần một ngày. Liều tối đa: 300 mg/ ngày.
  • Tiêm truyền: 1,25 mg/ kg IM hoặc IV 4 lần một ngày. Liều tối đa: 300 mg/ ngày.

5. Hướng dẫn sử dụng

  • Dùng Diphenhydramine theo đúng chỉ dẫn ghi trên bao bì hoặc hướng dẫn của bác sĩ. Không dùng quá liều hay thiếu liều so với chỉ định.
  • Đối với Diphenhydramine dạng lỏng, nên dùng dụng cụ y tế để định lượng, hạn chế dùng thìa, muỗng ăn để đong thuốc.
  • Người bị say tàu xe nên uống thuốc trước khi đi xe khoảng 30 phút.
  • Để an thần, ngủ ngon, uống Diphenhydramine trước khi đi ngủ khoảng 30 phút.
  • Bảo quản thuốc nơi khô ráo, tránh để nơi ẩm ướt hoặc nơi có ánh sáng trực tiếp.

6. Lưu ý trước khi dùng thuốc

Nên hỏi thăm chuyên gia nếu như đang mắc phải bệnh/ triệu chứng bệnh sau:

  • Tắc nghẽn trong đường tiêu hóa (dạ dày hoặc ruột)
  • Tắc nghẽn bàng quang hoặc các vấn đề tiểu tiện khác
  • Mắc bệnh về gan, thận
  • Hen suyễn, bệnh phổi tắc mãn tính (COPD), rối loạn đường hô hấp.
  • Ho có đờm, ho do hút thuốc lá, khí phế thũng, viêm phế quản mạn tính
  • Bệnh tim mạch, huyết áp
  • Tăng nhãn áp
  • Rối loạn tuyến giáp
  • Đang dùng kali (Cytra, K-Lyte, Epiklor, K-Phos, Klor-Con, , Kaon, Polycitra, Urocit-K).
  • Diphenhydramine có thể bài tiết qua sữa mẹ, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Thuốc còn làm chậm quá trình sản sinh sữa ở mẹ nên cần đặc biệt lưu ý.
  • Người  lớn tuổi có nguy cơ chịu ảnh hưởng bởi tác dụng phụ của thuốc nhiều hơn những đối tượng khác.
  • Diphenhydramine có gây buồn ngủ, chóng mặt nên cần đặc biệt thận trọng khi lái xe, vận hành máy móc.
  • Dùng rượu có thể làm tăng cảm giác chóng mặt, buồn ngủ khi dùng Diphenhydramine.
  • Không cho trẻ ngủ bằng cách dùng Diphenhydramine.

7. Cách bảo quản

Bảo quản thuốc ở nơi thoáng mát, phù hợp nhất là nhiệt độ phòng. Tránh để thuốc tiếp xúc với ánh sáng trực tiếp, tầm tay trẻ em và vật nuôi trong nhà. Ngoài ra nên tham khảo trên bao bì chỉ dẫn để biết thêm một số cách khác.

II. Một số lưu ý khi dùng Diphenhydramine

Trong quá trình dùng thuốc Diphenhydramine điều trị, cần lưu ý một số điều sau:

1. Tác dụng phụ

Diphenhydramine có thể gây một số tác dụng phụ như:

  • Chóng mặt, buồn ngủ
  • Khô miệng, mũi hoặc cổ họng
  • Táo bón, đau dạ dày
  • Khô mắt, mờ mắt
  • Buồn ngủ ban ngày hoặc cảm giác “nôn nao” sau khi sử dụng vào ban đêm.

Ở một số đối tượng, xuất hiện các triệu chứng:

  • Nhịp tim đập nhanh, mạnh
  • Tiểu đau hoặc khó khăn khi tiểu
  • Tiểu ít
  • Đau thắt ở cổ hoặc hàm, cứng lưỡi.

Trên đây không phải là danh sách tác dụng phụ đầy đủ sau khi dùng Diphenhydramine. Liên hệ với chuyên gia để được tư vấn nếu bạn xuất hiện các biểu hiện khác không bao gồm những triệu chứng vừa liệt kê bên trên.

2. Tương tác thuốc

Hỏi thăm ý kiến chuyên gia trước khi dùng Diphenhydramine nếu bạn đang điều trị bằng thuốc (bao gồm thuốc kê đơn lẫn không kê đơn, vitamin, thảo dược) sau:

  • Acetaminophen: Tylenol, Paracetamol, Panadol…
  • Adderall (amphetamine/ dextroamphetamine)
  • Ambien (zolpidem)
  • Aspirin
  • BuSpar (buspirone)
  • Cetirizine
  • Flonase (flnomasone mũi)
  • CoQ10 (ubiquinone)
  • Cymbalta (duloxetine)
  • Dextromethorphan
  • Dầu cá
  • Guaifenesin
  • Lexapro (escitalopram)
  • Hydrocodone
  • Lyrica (pregabalin)
  • Melatonin
  • Vitamin C (axit ascobic)
  • Vitamin D3 (cholecalciferol)
  • Tylenol (acetaminophen)
  • Vicodin (acetaminophen / hydrocodone)
  • Vitamin B12 (cyanocobalamin).

Danh sách trên không bao gồm đầy đủ các loại thuốc có thể gây tương tác với Diphenhydramine.

Có thể bạn quan tâm 

Tin bài liên quan

VTV2 Chất lượng cuộc sống giới thiệu bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang của TT Thuốc dân tộc là liệu pháp đặc trị mề đay hoàn chỉnh. [Xem ngay]
Lá Tắm Rôm Sảy Thuốc Dân Tộc - Cứu Tinh Làn Da Ngứa Ngáy, Mẩn Đỏ

Lá Tắm Rôm Sảy Thuốc Dân Tộc – Cứu Tinh Làn Da Ngứa Ngáy, Mẩn Đỏ

Rôm sảy là bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ với các triệu chứng điển hình như nổi mẩn li...

Mẩn ngứa quanh mắt là một trong những biểu hiện của viêm da mí mắt

Nổi mẩn ngứa xung quanh mắt là dấu hiệu của bệnh gì?

Nổi mẩn ngứa xung quanh mắt được xem là một tình trạng của viêm da mí mắt. Bệnh không những...

Dị ứng hải sản có tự khỏi không? Kéo dài bao lâu?

Dị ứng hải sản có tự khỏi không và kéo dài bao lâu là thắc mắc của nhiều bệnh nhân....

Dị ứng với trứng: Nguy hiểm nhưng ít người biết

Trứng là một trong những thực phẩm dễ gây dị ứng. Đây là hiện tượng quá mẫn cảm với protein...

Một số bài thuốc Nam có thể chữa được chứng mẩn ngứa trên da.

5 bài thuốc nam chữa mẩn ngứa hay theo dân gian

Mẩn ngứa là một triệu chứng rất bình thường, ai cũng có thể gặp phải. Tuy nhiên, nguyên nhân của...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.