Mách bạn cách chữa mề đay bằng lá hẹ cực dễ làm

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Chữa mề đay bằng lá hẹ là một trong những cách trị bệnh được lưu truyền rộng rãi trong dân gian. Dùng nguyên liệu trên như thế nào hiệu quả? Cần lưu ý gì khi trị bệnh hay không? Một số thông tin trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ.

Chữa mề đay bằng lá hẹ
Chữa mề đay bằng lá hẹ là một trong những cách trị bệnh được lưu truyền rộng rãi trong dân gian.

Tác dụng chữa bệnh mề đay của lá hẹ

Mề đay thường khởi phát bằng các mảng da đỏ, ngứa và các đường ranh giới rõ ràng với các vùng da lân cận. Đây được xem là một phản ứng bất thường trong hệ thống miễn dịch khi cơ thể tiếp xúc với các chất gây dị ứng. Lúc này, cơ thể giải phóng histamin – chất giúp cơ thể chống nhiễm trùng từ các tác nhân xâm nhập bên ngoài – vào trong máu. Tuy nhiên, điều này cũng đồng thời gây nên các triệu chứng ngứa, sưng, mề đay.

Các triệu chứng do mề đay có thể đến và đi nhanh chóng hoặc kéo dài. Để giảm cảm giác nóng rát, ngứa ngáy, khó chịu, bạn có thể dùng một số loại thuốc kháng histamin hoặc áp dụng mẹo tự nhiên như lá hẹ.

Lá hẹ được dùng chủ yếu trong chế biến các món ăn hằng ngày, ít ai biết nguyên liệu trên còn có tác dụng trị bệnh.

Theo Y học cổ truyền, lá hẹ có tính ấm, vị chua, hơi hăng, có tác dụng trợ thận, bổ dương, ôn trung, hành khí, tán huyết, giải độc, cầm máu, tiêu đờm. Với đặc tính dược lý trên, dân gian thường dùng lá hẹ để trị ho, đau lưng, táo món, mề đay mẫn ngứa, đau lưng…

Một số nghiên cứu của y học hiện đại cho biết, trong thành phần của lá hẹ có chứa odorin, chất kháng khuẩn, chống viêm nên có thể khắc phục biểu hiện sưng, nổi mẩn đỏ khi bị nổi mề đay.

Hướng dẫn cách chữa mề đay bằng lá hẹ đơn giản

Bạn có thể tham khảo một số mẹo dân gian chữa lá hẹ sau đây:

lá hẹ chữa mề đay
Cách chữa mề đay bằng lá hẹ khá đơn giản, dễ thực hiện.

Cách 1: Thoa nước cốt lá hẹ tươi

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 200 gam lá hẹ tươi

Thực hiện:

  • Lá hẹ đem rửa sạch, cắt thành đoạn ngắn khoảng 5 – 7cm.
  • Cho lá hẹ vào máy xay sinh tố hoặc dùng cối giã nát, sau đó lọc qua rây để loại bỏ phần bã và lấy phần nước cốt.
  • Vệ sinh da bằng nước muối sinh lý thật sạch rồi lau khô.
  • Bôi nước cốt lá hẹ lên trên da, để khô tự nhiên trong khoảng 10 –  15 phút rồi rửa da lại bằng nước ấm.

Cách 2: Rửa da bằng nước lá hẹ và muối

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 1 nắm lá hẹ tươi
  • 1/2 thìa cà phê muối hạt
  • 2 lít nước sạch

Thực hiện:

  • Cho lá hẹ vào nồi với nước và muối, đậy lại và nấu cho đến khi nước sôi thì tắt bếp.
  • Khi nước nguội, bạn có thể dùng chúng để vệ sinh vùng da bị mề đay và dùng phần bã chà xát nhẹ nhàng lên da.
  • Rửa sạch da bằng nước ấm.

Cách 3: Lá hẹ và muối rang trị mề đay

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 150g lá hẹ tươi
  • 1/2 thìa muối hột sạch
  • 1 miếng vải sạch.

Thực hiện:

  • Lá hẹ rửa sạch, để ráo nước.
  • Sao lá hẹ với muối hạt cho thật nóng. Khi lá bắt đầu héo lại thì tắt bếp, để hơi nguội.
  • Bọc lá hẹ và muối vào trong một miếng vải sạch, chườm lên vùng da bị mề đay.
  • Thực hiện 2 – 3 lần mỗi ngày sẽ giảm được các triệu chứng mẩn ngứa, đỏ da. Tuy nhiên, cần lưu ý không nên chườm trực tiếp lên da khi quá nóng bởi điều này có thể khiến cho tình trạng nhiễm trùng, tổn thương, viêm nhiễm trở nên nghiêm trọng hơn.

Cách 4: Uống nước ép lá hẹ chữa mề đay

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • 1 nắm lá hẹ.

Thực hiện:

  • Rửa sạch lá hẹ, để ráo nước.
  • Cho nguyên liệu vào trong máy xay sinh tố, ép nước uống. Có thể thêm một ít hạt muối để dễ dùng hơn.

Xem thêm: 15 Cách Trị Nổi Mề Đay Tại Nhà Không Dùng Thuốc Bằng Dân Gian

Một số lưu ý khi dùng lá hẹ trị bệnh mề đay

Lá hẹ có nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Tuy nhiên, để đạt được kết quả trong quá trình điều trị, bạn cần lưu ý những điều sau đây:

  • Tác dụng trị bệnh của các mẹo trên cần nhiều thời gian để phát huy. Do đó, bạn cần áp dụng kiên trì, hạn chế ngắt quảng.
  • Hiệu quả trị bệnh của mẹo dân gian dùng lá hẹ chữa mề đay phụ thuộc nhiều vào yếu tố cơ địa. Nếu không nhận thấy phản ứng tích cực của cơ thể, bạn có thể ngưng áp dụng và tìm kiếm giải pháp khác phù hợp hơn.
  • Bạn cũng có thể thêm lá hẹ trong chế biến món ăn hằng ngày (canh lá hẹ nấu với đậu hủ, lá hẹ xào nghệ, lá hẹ hấp…) cũng giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị triệu chứng của bệnh mề đay.

Trên đây là một số thông tin về cách dùng lá hẹ chữa bệnh mề đay. Thực hiện cách làm trên thường xuyên, đều đặn, phối hợp với các biện pháp thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt để cải thiện các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu.

Thông tin trong bài mang tính chất tham khảo. ThuocDanToc.vn không đưa ra bất kỳ lời khuyên, chẩn đoán, điều trị thay thế chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Có thể bạn quan tâm

Ngứa da vào ban đêm: Nguyên nhân và cách khắc phục

Hiện tượng ngứa da vào ban đêm tưởng chừng đơn giản nhưng lại xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân như: hiện tượng tự nhiên của cơ thể, mắc một...

Chữa mề đay bằng lá trầu không có thực sự hiệu quả?

Chữa mề đay bằng lá trầu không là phương pháp điều trị theo dân gian được nhiều bệnh nhân tin...

Top 10 Lá Tắm Chữa Bệnh Mẩn Ngứa Dễ Kiếm & Rẻ Tiền [Nên Biết Ngay]

Ngứa ngáy gây ra cảm giác thật khó chịu, người bệnh có thể mắc phải bất cứ thời điểm nào...

Dị ứng mề đay vào mùa hè gây khó chịu

Mề đay cholinergic nguy hiểm không? Chẩn đoán và điều trị dứt điểm

Mề đay cholinergic là một loại phát ban trên da do nhiệt độ cơ thể tăng lên. Tình trạng ban...

Mẹo chữa mẩn ngứa bằng lá khế theo kinh nghiệm dân gian

Chữa mẩn ngứa bằng lá khế mà phương pháp dân gian được áp dụng phổ biến. Biện pháp trên giúp...

Khỏi hẳn mề đay chỉ sau 1 liệu trình nhờ bài thuốc đặc trị của Trung tâm Thuốc dân tộc

Sinh con được 3 ngày, chị Đỗ Thị Ngọc (38 tuổi – Phú Thọ) bắt đầu xuất hiện tình trạng...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *