Bệnh chốc lở có lây không? Giải đáp thắc mắc
Chốc lở là bệnh về da phổ biến ở trẻ em từ 2 – 5 tuổi, hiếm gặp ở người lớn. Theo các chuyên gia, đây là một bệnh truyền nhiễm, có khả năng lây lan nhanh nếu như không áp dụng các biện pháp phòng ngừa khi tiếp xúc với người bệnh.
Bệnh chốc lở có lây không?
Bệnh chốc lở (impetigo contagiosa) là bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn Streptococcus (liên cầu khuẩn) hoặc Staphylococcus (tụ cầu khuẩn) gây nên ra. Trẻ em trong độ tuổi từ 2 – 5 tuổi rất dễ mắc phải căn bệnh này.
Bệnh đặc trưng với nhũng tổn thương sẩn (vết sưng nhỏ), sau đó chúng tiến triển thành mụn nước. Chúng xuất hiện nhiều nhất ở vị trí gần miệng, chân tay Theo thời gian, các mụn nước này trở nên lớn hơn, rỉ nước và vỡ ra, tạo thành những mảng màu vàng bao phủ trên bề mặt da.
Chốc lở là một bệnh truyền nhiễm và rất dễ lây lan nếu như tiếp xúc trực tiếp vào thương tổn hay gián tiếp bằng cách chạm vào vật dụng như quần áo, khăn trải bàn, ra trải giường, đồ chơi… của người bệnh đã qua sử dụng.
Bệnh chốc lở chủ yếu lây nhiễm thông qua tiếp xúc trực tiếp từ người sang người. Lây nhiễm gián tiếp ít gặp hơn và chủ yếu là do tiếp xúc với khăn trải giường, quần áo hoặc đồ chơi bị nhiễm bởi các cá nhân bị nhiễm bệnh.
Tham gia một số môn thể thao đòi hỏi tiếp xúc thân thể cũng làm tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh chốc lở, phổ biến nhất là đấu vật, kế đó là bóng đá và bóng bầu dục.
BẠN CẦN BIẾT: Các Biến Chứng Bệnh Chốc Lở Có Thể Gặp Phải
Thời gian lây nhiễm của bệnh chốc lở là bao lâu?
Thông thường, bệnh chốc lở có thể tự khỏi trong vòng 2 tuần. Tuy nhiên, thời gian trên có thể được rút ngắn nếu như người bệnh được điều trị bằng kháng sinh tại chỗ. Kháng sinh đường uống có thể được chỉ định nếu như tình trạng chốc lở trở nên nghiêm trọng. Sau 24 – 48 giờ dùng thuốc kháng sinh, bệnh có thể không lây nhiễm.
Những yếu tố làm tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh chốc lở
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh chốc lở ở trẻ em và cả người người lớn gồm:
- Khu vực sống đông đúc, kém vệ sinh: Môi trường sống đông đúc như trường học, cơ sở chăm sóc trẻ em hoặc nơi kém vệ sinh sẽ khiến cho bệnh dễ dàng lây nhiễm từ người này sang người khác.
- Thời tiết ấm, nóng ẩm: Thời tiết nóng ẩm sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi phát triển. Mùa hè là thời điểm bệnh chốc lở phát triển và lây lan mạnh nhất.
- Tổn thương cấu trúc da: Vi khuẩn có thể lây lan từ người sang người dễ dàng hơn nếu như da bị tổn thương.
Khi nào nên liên hệ với bác sĩ?
Nếu trẻ bị sốt hoặc tình trạng thương tổn trên da không có biểu hiện thuyên giảm sau khoảng hai đến ba ngày điều trị, bạn nên liên hệ với bác sĩ. Nếu trẻ xuất hiện phát ban và tổn thương trên da phát triển nhanh chóng, da đỏ, chạm vào thấy đau, bạn cũng nên liên hệ với bác sĩ khẩn cấp để được tư vấn biện pháp khắc phục.
Cách phòng ngừa bệnh chốc lở lây nhiễm
Để tránh bị lây nhiễm bởi chốc lở, cần lưu ý một số điều sau:
- Nếu như trong gia đình có người nhiễm bệnh, cần tránh tiếp xúc trực tiếp (ôm, nắm tay, chạm vào da…) hay tiếp xúc gián tiếp (dùng chung vật dụng cá nhân, ga trải giường…) để tránh bị lây nhiễm.
- Giặt sạch quần áo, khăn của người bệnh.
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng có tính sát khuẩn.
- Vệ sinh thân thể để loại bỏ những vi khuẩn gây hại có thể trú ẩn trên da.
Chốc lở là bệnh truyền nhiễm, có thể lây lan nếu như tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp với vật dụng của người bệnh. Để tránh phải hiện tượng trên, bạn nên sớm áp dụng biện pháp phòng ngừa trong sinh hoạt hằng ngày nếu như có tiếp xúc với người bệnh để tránh bị tổn hại đến sức khỏe.
Có thể bạn quan tâm:
- Thuốc Trị Chốc Lở Hiệu Quả (Thuốc Uống + Thuốc Bôi)
- Bị Bệnh Chốc Lở Nên Ăn Gì Và Kiêng Ăn Gì Để Cải Thiện Bệnh?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!