Bệnh học thủng ổ loét dạ dày tá tràng

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Thủng ổ loét dạ dày tá tràng là biến chứng nghiêm trọng của viêm loét dạ dày tá tràng. Nếu không được phát hiện và chữa trị sớm, tình trạng này có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng của bệnh nhân. Vì vậy tìm hiểu rõ về thủng ổ loét dạ dày sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc phát hiện, điều trị cũng như đề ra được các biện pháp phòng bệnh cho mình. 

Những thông tin cần biết về bệnh thủng ổ loét dạ dày tá tràng
Những thông tin cần biết về bệnh thủng ổ loét dạ dày tá tràng

I/ Tổng quan về bệnh thủng ổ loét dạ dày tá tràng

Những người bị viêm loét dạ dày tá tràng nếu không được chữa trị sớm, để bệnh diễn tiến trong thời gian dài sẽ dẫn đến thủng ổ loét dạ dày – tá tràng. Đây là biến chứng nguy hiểm vì chúng có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Những thông tin mà chúng tôi cung cấp dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này.

Triệu chứng bệnh thủng ổ loét dạ dày tá tràng

Các biểu hiện phổ biến khi bị thủng ổ loét dạ dày tá tràng bao gồm:

  • Vùng thượng vị bị đau một cách đột ngột và dữ dội.
  • Cơn đau khiến người bệnh không thể đứng thẳng hoặc hít thở mạnh, gập người lại thấy cảm giác đau đớn giảm đi.
  • Bụng căng cứng, sờ nắn có cảm giác cứng như sờ vào gỗ.
  • Xuất hiện các triệu chứng sock (mặt tái nhợt, vã mồ hôi, tụt huyết áp, thở nhanh…). Nhưng một vài giờ sau đó, các triệu chứng này giảm dần.
  • Chụp X – quang vùng bụng thấy xuất hiện các bóng sáng hình lưỡi liềm (liềm hơi). Chúng nằm ở mặt lõm của cơ hoành bên trên và mặt lồi dưới của gan bên phải. Thông thường sẽ chỉ thấy liềm hơi ở phía bên phải và ít khi thấy xuất hiện ở cả 2 bên.
  • Bị mất vùng đục trước gan.

Đây là các triệu chứng thường gặp của bệnh thủng ổ loét dạ dày tá tràng. Dựa vào những kiến thức chuyên môn và các kỹ thuật chẩn đoán chuyên biệt, các bác sĩ sẽ thăm khám và xác định thêm những biểu hiện đặc trưng khác nữa, từ đó đưa ra các kết luận cuối cùng về tình trạng bệnh.

Đừng bỏ qua: Những biến chứng của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng – Nguy hiểm khôn lường

Nguyên nhân gây thủng ổ loét dạ dày tá tràng

Như đã được đề cập, thủng ổ loét dạ dày tá tràng là một biến chứng của viêm loét dạ dày tá tràng. Những yếu tố gây nên bệnh viêm loét dạ dày tá tràng có thể kể đến bao gồm:

  • Bị vi khuẩn Hp.
  • Do tác dụng phụ của các loại thuốc tây như aspirin, naproxen, ibuprofen… hoặc các loại thuốc kháng viêm không chứa steroid khác.
  • Thường xuyên hút thuốc lá hoặc ăn nhiều các loại thức ăn có hại cho dạ dày như đồ ăn cay nóng, thức ăn chứa nhiều dầu mỡ.
  • Sống trong tình trạng căng thẳng, mệt mỏi kéo dài.
  • Uống nhiều rượu hoặc các loại thức uống có cồn, có gas khác.

Ngoài ra, còn nhiều nguyên nhân khác có thể gây nên bệnh viêm loét dạ dày tá tràng mà không được chúng tôi liệt kê ở đây. Hãy trao đổi với các bác sĩ để biết rõ hơn các thông tin về vấn đề này.

Diễn tiến của bệnh thủng ổ loét dạ dày tá tràng

Nếu thủng ổ loét dạ dày tá tràng kéo dài mà không được chữa trị, chúng có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn nữa như làm nhiễm trùng huyết, áp xe ổ bụng, gây nhồi máu trong ruột… đặc biệt là gây viêm phúc mạc. Nếu dẫn đến tình trạng này, nó sẽ diễn tiến theo 2 hướng:

♦ Viêm phúc mạc toàn thể:

Đa số các trường hợp bị thủng ổ loét dạ dày tá tràng sẽ dẫn đến viêm phúc mạc toàn thể trong khoảng 12 – 24 giờ sau đó và các biểu hiện bị nhiễm trùng sẽ ngày càng được thể hiện rõ nét. Dịch vị trong dạ dày một khi bị tràn ra ngoài ổ bụng sẽ gây nhiễm độc cơ thể, làm rối loạn điện giải, suy thận, lượng u rê huyết tăng, cơ thể hôn mê. Những vấn đề này sẽ làm cho người bệnh hoàn toàn suy sụp.

♦ Viêm phúc mạc khu trú:

So với viêm phúc mạc toàn thể, viêm phúc mạc khu trú thường ít gặp hơn. Chúng thường chỉ xuất hiện sau khi dạ dày bị thủng khoảng 4- 5 ngày. Các triệu chứng thường thấy của tình trạng này là cơ thể bị sốt cao, chán ăn, có cảm giác vô cùng khó chịu, đặc biệt là khi thở mạnh.

Người bệnh cũng có thể bị nôn, nấc do bị kích thích cơ hoành, thần kinh hoành. Nếu khám sẽ thấy đau vùng dưới hoành, dùng tay ấn mạnh vùng bụng có biểu hiện của khu trú. Chẩn đoán bằng phương pháp chụp X – quang sẽ thấy ổ bụng xuất hiện của các luồng hơi và dịch tự do.

II/ Chẩn đoán và điều trị thủng ổ loét dạ dày tá tràng

Chẩn đoán

Để chẩn đoán thủng ổ loét dạ dày, các bác sĩ sẽ dựa vào các thông tin về tiền sử bệnh lý mà bạn cung cấp, các triệu chứng mà bạn đang gặp phải để đưa ra những kết luận ban đầu. Sau đó, bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán để có thể đưa ra các kết luận chính xác nhất về mức độ bệnh lý mà bạn đang gặp phải. Các phương pháp xét nghiệm thường được áp dụng bao gồm:

  • Chụp X – quang.
  • Siêu âm ổ bụng.
  • Chụp cắt lớp vi tính (MRI).
  • Các xét nghiệm chẩn đoán có giá trị hồi sức và chữa trị bao gồm xét nghiệm máu, điện giải đồ.
Thủng dạ dày tâ tràng được chẩn đoán và điều trị bằng các phương pháp nào?
Thủng dạ dày tá tràng được chẩn đoán và điều trị bằng các phương pháp nào?

Điều trị

♦ Nguyên tắc điều trị: Thủng dạ dày tá tràng là một cấp cứu ngoại khoa và hầu hết các trường hợp đều phải thực hiện phẫu thuật để chữa trị.

♦ Điều trị cụ thể: 

Hiện nay, phương pháp điều trị bảo tồn không còn được áp dụng để điều trị thủng ổ loét dạ dày tá tràng. Phương pháp Taylor thường hay sử dụng trước đây hiện được dùng để hồi sức tích cực trước khi thực hiện phẫu thuật.

Bác sĩ sẽ đặt sonde mũi – dạ dày để hút ngắt quãng các dịch vị bị tràn ra ngoài ổ bụng. Đi kèm với phương pháp này, dùng thuốc kháng sinh, truyền dịch, các loại thuốc chống shock, giảm đau… cũng sẽ được chỉ định. Sau đó tùy vào thể trạng, vị trí cũng như là kích thước của lỗ thủng mà người bệnh có thể được chỉ định các phương pháp phẫu thuật khác nhau.

Những phương pháp phẫu thuật thường được sử dụng bao gồm:

+ Phẫu thuật khâu lỗ thủng đơn thuần:

Đây là phương pháp nhẹ nhàng, đòi hỏi kỹ thuật thực hiện khá đơn giản, vì vậy có thể thực hiện được ở mọi tuyến. Phẫu thuật khâu lỗ thủng đơn thuần thường được chỉ định cho các trường hợp chưa bị loét, mới loét hoặc có tiền sử loét không rõ ràng; người trên 70 tuổi; người nhập viện muộn hoặc những người có biểu hiện bị viêm phúc mạc. Tuy nhiên, nó cũng tiềm ẩn nguy cơ gây ra các biến chứng như chảy máu vết mổ, hoặc bệnh sẽ tái phát vì ổ loét còn tồn tại.

+ Phẫu thuật cắt dạ dày

Nếu muốn thực hiện phẫu thuật nhằm vào 2 mục đích là điều trị biến chứng thủng và xử lý triệt để căn nguyên gây bệnh, bạn sẽ được chỉ định cắt một phần của dạ dày.

Các trường hợp được chỉ định sử dụng phương pháp này bao gồm các bệnh nhân có lỗ thủng lớn, vị trí bị thủng khó khâu, dễ bị bục; các trường hợp bị thủng dạ dày tá tràng có kèm theo chảy máu và hẹp môn vị; người bị thủng dạ dày bị nghi ngờ do ung thư.

Xem thêm: Phương pháp mổ nội soi thủng ổ loét dạ dày tá tràng

+ Kết hợp khâu lỗ thủng với cắt dây X

Đây cũng là một phương pháp có tác dụng tương tự như phẫu thuật cắt dạ dày, nhưng nó được thực hiện nhẹ nhàng hơn. Trong phương pháp này, các bác sĩ sẽ kết hợp khâu các lỗ thủng với việc tiến hành cắt dây thần kinh X, cắt thần kinh X có chọn lọc và siêu chọn lọc.

Bên cạnh đó, áp dụng phương pháp Taylor – Hills trong điều trị cũng đang được ngày càng nhiều bệnh nhân lựa chọn, vì chúng có thể làm giảm được các biến chứng như liệt ruột, chướng bụng… do việc cắt dây thần kinh X gây ra.

+ Phẫu thuật bằng phương pháp Newmann:

Nếu lỗ thủng quá to, các tổ chức xung quanh lỗ thủng đã bị xơ cứng, dễ mủn nát, dễ bị bục chỉ… hoặc trong trường hợp cơ địa của người bệnh quá yếu, không thể thực hiện cắt dạ dày ngay lập tức thì bạn có thể được chỉ định sử dụng phương pháp Newmann. Các bác sĩ sẽ tiến hành đặt một ống cao su lớn qua lỗ thủng ở thành dạ dày và quấn nội mạc xung quanh rồi đính vào thành bụng để ngăn chặn dịch vị trong dạ dày bị tràn ra ngoài.

Ngoài các phương pháp đã được đề cập, còn có nhiều các kỹ thuật khác nữa sẽ được chỉ định khi bị thủng ổ loét dạ dày như khâu lỗ thủng kết hợp với nối vị tràng, khâu lỗ thủng kèm tạo hình môn vị… Mặc dù nguy cơ mắc phải là rất thấp nhưng bạn hoàn toàn có thể mắc phải các biến chứng nguy hiểm do phẫu thuật gây ra. Vì thế, nếu có thể thì bạn nên trao đổi kỹ lưỡng với các bác sĩ về những rủi ro mà mình có thể gặp phải trước khi tiến hành điều trị.

ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Có thể bạn quan tâm

tìm hiểu về viêm loét dạ dày tá tràng ơ trẻ em

Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em và điều cần biết

Viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em xảy ra khá phổ biến, ảnh hưởng đến sự phát triển...

Các món cháo nên ăn khi bị đau dạ dày và cách thực hiện

9 món cháo vừa ngon vừa tốt cho người đau dạ dày rất dễ thực hiện

Cháo nấm hương , cháo bí đỏ đậu xanh, cháo nếp long nhãn… là những món cháo tốt cho người...

Nội soi dạ dày qua đường mũi và những thông tin cần biết

Nội Soi Dạ Dày Qua Đường Mũi – Quy Trình, Chi Phí

Bên cạnh nội soi dạ dày bằng phương pháp truyền thống, nội soi dạ dày qua đường mũi cũng mang...

Các loại trái cây tốt cho người bị viêm đại tràng

Bị viêm đại tràng nên ăn quả gì tốt, mau hết bệnh?

Mặc dù trái cây được xem là nguồn cung cấp vitamin dồi dào cho cơ thể. Nhưng với người bệnh...

Thử cách chữa đau dạ dày từ quả dừa khá đơn giản

Có lẽ bạn đã từng nghe đến việc cải thiện các triệu chứng của bệnh đau dạ dày bằng quả...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *