Áp Xe Răng Uống Thuốc Gì? 7 Loại Thuốc Điều Trị Tốt Nhất

Bệnh áp xe răng sẽ được chữa khỏi nhanh hơn nếu lựa chọn và sử dụng đúng thuốc. Do vậy, vấn đề áp xe răng uống thuốc gì để nhanh hết bệnh được rất nhiều người quan tâm. Dưới đây là top 7 loại thuốc thông dụng thường được bác sĩ kê đơn để điều trị bệnh áp xe răng. 

Bị áp xe răng khi nào nên dùng thuốc?

Áp xe răng được xem là một biến chứng của tình trạng nhiễm trùng răng miệng kéo dài hoặc do bị chấn thương. Ổ áp xe thường chứa nhiều mủ gây sưng hàm, đau nhức, sốt, sưng hạch cổ, mệt mỏi, khó nhai nuốt thức ăn và khiến hơi thở có mùi hôi khó chịu.

Áp Xe Răng Uống Thuốc Gì?
Sử dụng thuốc đúng cách, đúng thời điểm sẽ giúp bệnh áp xe răng nhanh được chữa lành

Ở mức độ nặng, áp xe răng tạo ra nhiều mủ gây chèn ép vào thần kinh mang đến cho người bệnh những cơn đau dữ dội. Nghiêm trọng hơn, người bệnh còn phải đối mặt với các biến chứng khác như mất răng, nhiễm trùng tủy, viêm xương hay tiêu xương hàm… Do vậy, bạn nên thăm khám và dùng thuốc điều trị áp xe răng nên được tiến hành càng sớm càng tốt.

Bản chất của áp xe răng là do nhiễm trùng nên cần điều trị theo phác đồ kháng sinh. Ngoài ra, bạn có thể được bác sĩ kê đơn thuốc giảm đau, kháng viêm kết hợp súc miệng bằng nước muối ấm và các phương pháp điều trị khác để nhanh chóng loại bỏ được ổ nhiễm trùng và bảo tồn được răng thật.

Áp xe răng uống thuốc gì?

Vấn đề áp xe răng uống thuốc gì cho nhanh khỏi còn tùy thuộc vào mức độ bệnh cụ thể cùng các triệu chứng bạn đang gặp phải. Dưới đây là các loại thuốc đang được chỉ định phổ biến trong điều trị căn bệnh này:

1. Thuốc Clindamycin chữa áp xe răng

Clindamycin là thuốc kháng sinh được sử dụng phổ biến trong điều trị áp xe răng và nhiều bệnh lý khác liên quan đến nhiễm trùng. Thuốc có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn bằng cách ngăn chặn quá trình tổng hợp protein của chúng. Thuốc đáp ứng tốt với các trường hợp bị nhiễm vi khuẩn kỵ khí hoặc hiếu khí gram dương, chẳng hạn như Streptococci, Staphylococci, Pneumococci.

Trên thực tế, thuốc trị áp xe răng Clindamycin thường được bác sĩ kê đơn cho các trường hợp bị dị ứng hoặc không đáp ứng được với thuốc kháng sinh nhóm Penicillin hay các loại thuốc khác. Thuốc được sử dụng theo đường uống, tiêm hay bôi ngoài.

Trong quá trình điều trị áp xe răng bằng Clindamycin, bạn có thể gặp một số tác dụng phụ như viêm đại tràng giả mạc, viêm tĩnh mạch, rối loạn tiêu hóa, đau bụng hoặc buồn nôn… Cần thận trọng sử dụng thuốc theo đúng liều lượng được khuyến cáo để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Liều dùng thuốc Clindamycin trị áp xe răng:

  • Mỗi lần uống 300 – 600mg. Lặp lại liều tiếp theo sau mỗi 8 tiếng.
  • Liều dùng thuốc có thể được điều chỉnh tùy theo mức độ nhiễm trùng và tuổi tác của mỗi bệnh nhân.

2. Thuốc kháng sinh điều trị áp xe răng Metronidazol

Loại thuốc tiếp theo thường được bác sĩ kê đơn cho người bị áp xe răng là Metronidazol. Thuốc được chỉ định trong điều trị tất cả các dạng nhiễm trùng nhờ tác dụng tiêu diệt vi khuẩn và ký sinh trùng.

thuốc điều trị áp xe răng Metronidazole
Metronidazol là thuốc kháng sinh được chỉ định phổ biến trong điều trị áp xe răng

Thuốc Metronidazol có thể gây đau dạ dày và một số tác dụng phụ khác như chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, tiêu chảy, táo bón, chán ăn, nước tiểu sẫm màu… Để giảm thiểu nguy cơ gặp tác dụng phụ, bệnh nhân được khuyến cáo chỉ nên dùng thuốc khi được bác sĩ chỉ định và uống thuốc sau khi ăn no. Các trường hợp có tiền sử bị dị ứng thuốc nên thông báo cho bác sĩ biết để được kê đơn loại khác an toàn hơn.

Cách sử dụng:

  • Mỗi ngày uống 3 lần. Khoảng cách giữa hai lần dùng thuốc nên cách nhau khoảng 8 tiếng.
  • Mỗi lần từ 500 – 700mg.
  • Uống thuốc trong hoặc sau khi ăn.

3. Thuốc giảm đau kháng viêm Ibuprofen điều trị áp xe răng

Ibuprofen chính là câu trả lời tiếp theo cho thắc mắc “áp xe răng uống thuốc gì?”. Đây là thuốc kháng viêm không chứa steroid. Ngoài tác dụng giảm đau, chống sưng viêm nướu và chân răng, thuốc còn có tác dụng giảm đau, hạ sốt, ngăn ngừa hiện tượng ngưng kết tiểu cầu.

Thuốc Ibuprofen được sử dụng theo đường uống với các dạng bào chế gồm viên nang, viên nén, viên bao đường hay viên bao phim. Chống chỉ định thuốc cho các đối tượng gồm người bị viêm loét dạ dày tá tràng, suy gan, thận, xuất huyết. Phụ nữ có thai, người đang cho con bú, bệnh nhân bị hen suyễn, tiểu đường hay tăng huyết áp nên thận trọng tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Liều dùng Ibuprofen:

  • Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên: Uống 4 – 10mg/kg sau mỗi 6 – 8 tiếng.
  • Người lớn: Dùng 200mg-400mg/lần, uống sau mỡi 4 – 6 tiếng.

4. Thuốc kháng sinh trị áp xe răng Azithromycin

Trong danh sách các loại thuốc kháng sinh điều trị áp xe răng đang được sử dụng phổ biến hiện nay còn có Azithromycin. Thuốc thuộc nhóm kháng sinh macrolid, có khả năng ức chế hoạt động của nhiều chủng vi khuẩn gây bệnh.

Thuốc Azithromycin đáp ứng tốt đối với các trường hợp bị bệnh áp xe quanh chân răng, bao gồm loại có ổ và không ổ. Loại thuốc này được dùng thay thế cho Clindamycin hay thuốc kháng sinh nhóm Penicillin khi bệnh nhân bị dị ứng hoặc điều trị không có hiệu quả khi dùng các thuốc trên.

Các tác dụng phụ có thể gặp khi dùng thuốc Azithromycin bao gồm:

  • Đau hoặc khó chịu ở dạ dày
  • Tiêu chảy, đi cầu phân lỏng nhiều lần trong ngày
  • Buồn nôn
  • Ói mửa
  • Đau bụng.

Cách sử dụng Azithromycin trị áp xe răng:

  • Uống thuốc theo liều lượng bác sĩ chỉ định
  • Liệu trình điều trị kéo dài ít nhất trong 3 ngày.

5. Điều trị áp xe răng bằng thuốc Amoxicillin

Amoxicillin nằm trong nhóm thuốc kháng sinh penicillin. Thuốc được sử dụng nhằm mục đích tiêu diệt một số chủng vi khuẩn gây áp xe răng. Đôi khi, bác sĩ có thể kê đơn Amoxicillin để dự phòng cho các trường hợp thường xuyên bị nhiễm khuẩn răng miệng.

Khi được hấp thụ, phần lớn thành phần thuốc được thanh thải ra ngoài qua đường nước tiểu. Thận trọng khi sử dụng Amoxicillin cho các bệnh nhân bị suy giảm chức năng thận. Các trường hợp bị dị ứng với thuốc hoặc có dấu hiệu tăng bạch cầu đơn nhân nên tránh điều trị bằng loại thuốc này dưới mọi hình thức.

bị áp xe răng uống thuốc gì? - Amoxicillin
Amoxicillin nằm trong nhóm thuốc kháng sinh có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh áp xe răng

Liều lượng sử dụng:

+ Ở người lớn: Mỗi lần uống 500 mg – 1000 mg x 2 – 3 lần/ngày

+ Ở trẻ em:

  • Nhiễm khuẩn nhẹ đến trung bình: 25 – 50 mg/kg/ngày chia làm 2 hoặc 3 lần dùng.
  • Nhiễm khuẩn nặng: 80 – 100 mg/kg/ngày.

6. Áp xe răng uống thuốc gì? – Celecoxib

Celecoxib có thể được chỉ định đi kèm với thuốc kháng sinh để điều trị áp xe răng. Thuốc có tác dụng giảm sưng đau chân răng hoặc sưng lợi, đồng thời giảm thân nhiệt cho các bệnh nhân đang bị sốt, giúp người bệnh bớt khó chịu.

Tuy nhiên, thuốc Celecoxib không thích hợp với các bệnh nhân quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc, người bị dị ứng với Sulfamid, có tiền sử hen suyễn, nổi mề đay hoặc bị suy gan nặng. Tương tự như các thuốc kháng viêm không steroid khác, Celecoxib cũng có thể gây ra một số phản ứng phụ ngoài ý muốn.

Các tác dụng phụ thường gặp của thuốc bao gồm:

  • Đau bụng
  • Buồn nôn
  • Tiêu chảy
  • Viêm họng
  • Viêm xoang
  • Mất ngủ
  • Đau đầu
  • Tăng huyết áp
  • Ngứa ngoài da
  • Phát ban
  • Phù ngoại biên…

Hãy thông báo cho bác sĩ ngay nếu bạn gặp phải bất cứ triệu chứng nào khó chịu sau khi dùng thuốc Celecoxib trị áp xe răng.

Cách sử dụng:

  • Uống thuốc đúng liều lượng và tần suất sử dụng theo hướng dẫn trong đơn của bác sĩ
  • Nuốt trực tiếp cả viên với nhiều nước lọc
  • Có thể uống thuốc trước, trong hay sau khi ăn đều được.

7. Thuốc Penicillin chữa áp xe răng

Nằm cuối cùng trong danh sách các loại thuốc thường được sử dụng để chữa áp xe răng đó là Penicillin. Thuốc được chia thành các nhóm nhỏ gồm: Penicillin phổ kháng khuẩn hẹp, Penicillin phổ kháng khuẩn hẹp có tác động lên tụ cầu khuẩn, Penicillin phổ kháng khuẩn trung bình và Penicillin phổ kháng khuẩn rộng tác động lên trực khuẩn mủ xanh.

Thuốc Penicillin chữa áp xe răng
Thuốc Penicillin được dùng trong điều trị áp xe răng nhằm mục đích tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh

Khi sử dụng, thuốc Penicillin hoạt động bằng cách ức chế quá trình tổng hợp vách tế bào vi khuẩn và tiêu diệt chúng, qua đó cải thiện các triệu chứng khó chịu cho bệnh nhân bị áp xe răng.

Tùy thuộc vào mức độ nhiễm trùng và loại thuốc được sử dụng mà bác sĩ sẽ chỉ định liều dùng thích hợp cho bạn. Việc lạm dụng Penicillin quá mức có thể mang đến một số tác dụng phụ như tiêu chảy, giảm bạch cầu hoặc tiểu cầu, thiếu máu tán, viêm thận hay suy thận…

Lưu ý khi dùng thuốc trị áp xe răng

Quá trình điều trị áp xe răng có thể kéo dài nếu bạn không sử dụng thuốc đúng cách. Để nhanh chữa khỏi bệnh và giảm thiểu nguy cơ tái phát trong tương lai, hãy lưu ý các vấn đề dưới đây:

  • Các loại thuốc Tây được sử dụng trong điều trị áp xe răng đều có thể gây ra tác dụng phụ ngoài ý muốn. Do đó, bạn không nên tự ý sử dụng khi chưa qua thăm khám và được bác sĩ chỉ định.
  • Sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn trong đơn
  • Uống đúng liều, đủ thời gian quy định để giảm thiểu nguy cơ gặp tác dụng phụ và không bị lờn thuốc, đặc biệt là khi dùng kháng sinh.
  • Tránh tự ý ngưng dùng thuốc điều trị giữa chừng. Sau khi uống hết đơn thuốc, bạn nên tái khám để bác sĩ đánh giá kết quả và điều chỉnh phương pháp chữa trị cho phù hợp với từng giai đoạn nặng nhẹ của bệnh áp xe răng.
  • Không kết hợp bữa bãi giữa thuốc Tây với thuốc Đông y hay thực phẩm chức năng. Chúng có thể tương tác với nhau gây tác dụng phụ có hại cho cơ thể.
  • Trong quá trình dùng thuốc điều trị áp xe răng, cần kiêng uống bia rượu và các thức uống có cồn khác. Chúng có thể làm giảm hiệu quả của thuốc bạn đang sử dụng.
  • Bệnh áp xe răng do nhiều nguyên nhân gây ra. Cần kết hợp điều trị cả căn nguyên để bệnh không tái phát lại.
  • Giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Thường xuyên súc miệng với nước muối ấm để hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn, làm sạch khoang miệng và ngăn ngừa mùi hôi khó chịu.
  • Tăng cường bổ sung rau xanh, trái cây và các thực phẩm có tính mát vào thực đơn để thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương ở nướu răng và cải thiện khả năng miễn dịch cho cơ thể. Tránh ăn đồ cay nóng, các món chiên xào, đồ ngọt, thức ăn nhanh.

Việc nắm rõ được áp xe răng uống thuốc gì sẽ giúp bạn hình dung rõ hơn về phương pháp điều trị cũng như biết cách sử dụng thuốc sao cho đúng đắn, hiệu quả. Quá trình dùng thuốc sẽ mang lại kết quả nhanh hơn khi kết hợp với lối sống và chế độ ăn uống lành mạnh. Hãy tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để nhanh chữa khỏi bệnh.

Có thể bạn quan tâm

Áp Xe Răng Kiêng Ăn Gì và Ăn Gì Để Tránh Gây Đau Nhức?

Chế độ ăn uống hàng ngày có tác động rất lớn đến quá trình hồi phục của bệnh áp xe...

Các yếu tố liên quan đến chi phí điều trị áp xe răng

Chi Phí Điều Trị Áp Xe Răng Hết Bao Nhiêu? [Nha sĩ chia sẻ]

Chi phí điều trị áp xe răng hết bao nhiêu chắc hẳn là thắc mắc được nhiều bệnh nhân quan...

Áp xe răng khôn nguy hiểm không?

Áp Xe Răng Khôn (Răng Số 8) Nguy Hiểm Không? [Giải Đáp]

Áp xe răng khôn cần được phát hiện và điều trị để tránh gây ra các biến chứng nguy hiểm....

Áp xe răng ở trẻ em là gì?

Áp Xe Răng Ở Trẻ Em: Dấu Hiệu và Các Biện Pháp Điều Trị

Áp xe răng ở trẻ em là một trong những vấn đề được phụ huynh quan tâm. Đây là tình...

Nguyên nhân gây áp xe quanh chóp răng

Áp Xe Quanh Chóp Răng: Điều Trị và Phòng Ngừa Thế Nào?

Áp xe quanh chóp răng có thể xảy ra với bất kỳ ai. Triệu chứng điển hình là cơn đau...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.