Áp Xe Răng Sữa Có Nên Nhổ Răng Không? [Bác Sĩ Lý Giải]

Áp xe răng sữa có nên nhổ răng không là thắc mắc được nhiều phụ huynh quan tâm. Bởi hiện nay tỷ lệ bé bị áp xe răng ngày càng gia tăng. Nguyên nhân gây ra tình trạng này thường liên quan đến hiện tượng sâu răng không được điều trị. Vi khuẩn trong răng có điều kiện sinh sôi, gây tổn thương răng và tích tụ ổ áp xe.

Áp xe răng sữa là gì? Nguyên nhân gây bệnh

Áp xe răng là bệnh lý răng miệng thường gặp. Đối tượng mắc bệnh đa dạng, trong đó có trẻ em. Tình trạng áp xe răng sữa hiện nay có tỷ lệ ngày càng gia tăng. Theo đó, răng sữa là loại răng mọc đầu tiên vào giai đoạn trẻ phát triển, đang bú sữa mẹ.

Áp xe răng sữa là gì? Nguyên nhân gây bệnh
Trẻ bị áp xe răng sữa là tình trạng thường gặp hiện nay

Các túi mủ áp xe bắt đầu hình thành do ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Quan sát thấy hệ thống hàm răng của trẻ có các điểm nhô ra, sưng viêm, tấy đỏ, sờ vào làm trẻ đau rát khó chịu. Tình trạng này khiến bé thường xuyên quấy khóc, bỏ bú.

Tương tự như tình trạng áp xe răng ở người trưởng thành, hiện tượng áp xe răng sữa ở trẻ em cũng có các loại chính là áp xe nha chu và áp xe chân răng. Trong đó, tình trạng áp xe nha chu khiến các mô quanh răng và vùng lợi bị viêm nhiễm. Đối với trường hợp áp xe chân răng có thể quan sát bằng mắt thường các tổn thương trên răng, thường liên quan đến sâu răng, viêm tủy,… dẫn đến áp xe.

Để điều trị bệnh răng miệng cho trẻ nhỏ an toàn, hiệu quả, trước hết bạn cần xác định nguyên nhân và các yếu tố gây bệnh. Theo đó, dưới đây là những nguyên nhân gây áp xe răng sữa thường gặp:

Áp xe răng sữa là gì? Nguyên nhân gây bệnh
Có nhiều yến tố ảnh hưởng đến tình trạng áp xe răng sữa ở trẻ em
  • Sâu răng: Trẻ em thường không tự ý thức về tình trạng răng miệng, trẻ không chủ động vệ sinh răng nếu bố mẹ không tập thói quen cho con. Nhất là các bé thích ăn bánh kẹo ngọt, nếu không đánh răng mỗi ngày. Đây là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi, tấn công gây áp xe răng.
  • Tổn thương răng: Răng sữa của trẻ em còn non yếu, khi ăn phải các món cứng, dai có thể khiến răng bị lung lay, mẻ, gãy,… Những yếu tố này là nguy cơ khiến bé bị áp xe răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công sâu.
  • Thói quen nghiến răng: Một số trẻ khi ngủ có thói quen nghiến răng, điều này tạo áp lực cho răng, khiến răng tổn thương, lung lay dễ gãy. Lâu dần, răng bị hại khuẩn tấn công hình thành các ổ viêm nhiễm.

Cần xác định nguyên nhân và chủ động khắc phục áp xe răng sữa cho trẻ. Bởi, trường hợp nhiễm trùng răng xảy ra nặng nề có thể ảnh hưởng đến cấu trúc răng miệng, làm lan rộng viêm nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của trẻ sau này.

Tham khảo thêm: Áp Xe Răng Uống Thuốc Gì? 7 Loại Thuốc Điều Trị Tốt Nhất

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị áp xe răng sữa

Áp xe răng sữa ở trẻ em là hiện tượng thường gặp, có tỷ lệ ngày càng gia tăng. Bố mẹ có thể theo dõi các bất thường của trẻ, quan sát tổn thương răng và sớm có biện pháp điều trị cho bé. Dưới đây là những dấu hiệu nhận biết áp xe răng sữa:

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị áp xe răng sữa
Nhận biết các biểu hiện bất thường và điều trị sớm để phòng rủi ro cho bé
  • Cơn đau nhức răng xảy ra từ nhẹ đến nặng nề khiến bé khó chịu.
  • Trẻ nhai kém, khó khăn khi nhai do vùng tổn thương bị đau.
  • Vùng áp xe sưng đỏ, nướu cũng có biểu hiện sưng viêm.
  • Màu răng sẫm hơn do vi khuẩn tấn công ảnh hưởng đến men răng.
  • Đặc biệt nhạy cảm hơn khi ăn phải đồ ăn lạnh và đồ nóng.
  • Miệng có mùi hôi bất thường.
  • Trẻ có các biểu hiện toàn thân khác như sốt, mệt mỏi, biếng ăn,… khi bị áp xe răng sữa.
  • Trường hợp ổ áp xe bị vỡ gây chảy mủ, hôi miệng, sốt cao kéo dài.

Nhận biết sớm các bất thường ở trẻ và chủ động điều trị khắc phục để phòng ngừa các biến chứng không mong muốn. Bố mẹ không nên tự ý nhổ răng sữa bị áp xe cho trẻ, không tự ý cho trẻ sử dụng thuốc tân dược để tránh gặp tác dụng phụ. Tốt nhất khi thấy trẻ có biểu hiện áp xe răng hãy nhanh chóng đưa bé đến nha khoa uy tín để khám và được hỗ trợ điều trị sớm.

Áp xe răng sữa có nguy hiểm không?

Áp xe răng nói chung và áp xe răng sữa nói riêng có khả năng phát sinh các biến chứng ảnh hưởng sức khỏe của bệnh nhân. Mặc dù răng sữa sẽ rụng và mọc lại thay thế bằng các răng vĩnh viễn khác, tuy nhiên bố mẹ không nên chủ quan. Bởi, tình trạng nhiễm trùng nặng nề có thể kéo theo nhiều hệ lụy.

Các rủi ro có thể xảy ra như mất răng vĩnh viễn, các nang hình thành bất thường ở chân răng, nhiễm trùng gây viêm nhiễm xoang hàm, nội tâm mạc,…. Thậm chí nghiêm trọng hơn ổ áp xe vỡ, lan đến não gây áp xe não, nhiễm trùng các cơ quan lân cận, đe dọa tính mạng của trẻ nhỏ.

Áp xe răng sữa có nguy hiểm không?
Cơn đau răng có thể khiến bé biếng ăn, chậm lớn, gặp phải biến chứng

Do đó, khi nhận thấy trẻ có các biểu hiện bất thường, bố mẹ nên chủ động đưa con đến gặp bác sĩ nha khoa. Việc chủ quan, không khám chữa sớm có thể khiến nhiễm trùng đến các cơ quan khác. Không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt của trẻ, viêm nhiễm ở răng miệng kéo dài còn gây hại cho sự phát triển thể chất lẫn tinh thần của các bé.

Tham khảo thêm: Áp Xe Quanh Chân Răng Có Ổ Là Gì? Phòng Ngừa Sao?

Áp xe răng sữa có nên nhổ răng không?

Nhiều phụ huynh cho rằng răng sữa có thể nhổ bỏ và mọc lại răng vĩnh viễn nên việc điều trị áp xe răng cho các bé sẽ dễ dàng hơn so với người trưởng thành. Tuy nhiên, việc có nên nhổ răng sữa hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn như:

  • Trường hợp chẩn đoán tình trạng áp xe trẻ đang gặp phải là áp xe lợi, thay vì loại bỏ răng, bác sĩ sẽ tiến hành rạch ổ mủ và loại bỏ dịch tích tụ ra ngoài. Sau đó, vết thương sẽ được sát trùng bằng nước muối, thuốc kháng sinh để giảm các triệu chứng đau rát cho bé.
  • Trường hợp chẩn đoán áp xe chân răng, bác sĩ sẽ chỉ định loại bỏ tủy răng bị hư hỏng, giảm đau cho trẻ. Thực hiện thông qua hình thức khoan một lỗ trên răng, mở đường và đưa dụng cụ lấy tủy răng vào trong. Dịch tủy được hút ra ngoài và sau đó sử dụng chất liệu nha khoa trám lại lỗ hỏng ban đầu.
  • Trường hợp xác định áp xe răng sữa đã tiến triển nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ răng để tránh gây ra các thương tổn ảnh hưởng đến sự phát triển của xương hàm.

Vậy, áp xe răng sữa có nên nhổ răng không? Như trên đã đề cập, các chuyên gia sẽ dựa vào tình trạng tổn thương răng mà trẻ đang gặp phải để nhận định có nên nhổ răng hay không. Chỉ tiến hành nhổ bỏ răng sữa khi tình trạng áp xe quá nặng nề, nếu không loại bỏ ổ áp xe có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Bố mẹ không nên tự ý nhổ răng cho bé hoặc chọc dịch ổ áp xe tại nhà có thể khiến tình trạng nhiễm trùng trở nên nghiêm trọng hơn. Thay vào đó, phụ huynh nên đưa trẻ đến bệnh viện hoặc phòng khám nha khoa uy tín, chất lượng đến khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn sức khỏe cho trẻ nhỏ.

Phương pháp phòng ngừa áp xe răng sữa cho bé

Trẻ em thường không chủ động quan tâm đến tình trạng răng miệng, do đó bố mẹ nên thay con tạo dựng thói quen chăm sóc răng đúng cách ngay từ ban đầu. Bởi, nếu vệ sinh răng không hợp lý, các mảng bám trên răng tích tụ nhiều khiến răng bị sâu và hình thành các vấn đề khác. Do đó, bố mẹ nên lưu ý một số vấn đề sau:

Phương pháp phòng ngừa áp xe răng sữa cho bé
Kiểm tra răng miệng cho trẻ thường xuyên, xây dựng cho bé thói quen chăm sóc răng miệng từ sớm
  • Dạy trẻ cách chải răng đúng cách, sử dụng kem đánh răng và bàn chải cho trẻ em phù hợp. Xây dựng thói quen vệ sinh răng hàng ngày cho trẻ ngay từ sớm. Mỗi ngày nên chải răng 2 – 3 lần, đặc biệt là buổi tối trước khi đi ngủ và sau khi ăn để tránh các thức ăn thừa bám vào kẽ răng.
  • Sử dụng chỉ nha khoa cho bé giúp loại bỏ thức ăn thừa, không nên dùng tăm xỉa răng có thể khiến kẽ răng thưa và ảnh hưởng đến cấu trúc răng.
  • Không nên cho bé ăn các món quá ngọt, dai, dính dễ khiến thức ăn bám vào răng, gây tình trạng sâu răng và dễ dẫn đến các bệnh lý nha khoa khác, trong đó có tình trạng áp xe răng.
  • Ngoài ra, phụ huynh cũng hạn chế cho bé sử dụng nước uống có ga, nước ngọt đóng chai. Bởi chúng có thể ảnh hưởng đến men răng, tạo điều kiện cho hại khuẩn tấn công gây sâu hoặc hình thành ổ áp xe.
  • Bổ sung thực phẩm phù hợp, cho bé ăn uống khoa học, ưu tiên các thực phẩm mềm, dễ ăn.
  • Khám nha khoa định kỳ cho bé, đặc biệt nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ nha khoa khi nhận thấy răng miệng của trẻ có biểu hiện bất thường. Trường hợp bị sâu răng hoặc gặp phải các bệnh lý răng miệng khác nên chữa trị sớm để phòng biến chứng cho trẻ.

Hy vọng bài viết đã giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc: “Áp xe răng sữa có nên nhổ răng không?”. Phụ huynh nên chủ động đưa bé đến bệnh viện thăm khám và điều trị để phòng ngừa các rủi ro cho bé. Tùy mức độ áp xe, bác sĩ sẽ chỉ định có nên nhổ răng sữa cho trẻ hay không. Trường hợp nhẹ, bé có thể loại bỏ ổ áp xe, duy trì chức năng của răng sữa mà không cần loại bỏ chúng sớm.

Có thể bạn quan tâm

Vỡ áp xe răng là gì?

Vỡ Áp Xe Răng: Dấu Hiệu, Hướng Điều Trị và Phòng Ngừa

Vỡ áp xe răng có nguy cơ kéo theo các biến chứng nguy hiểm khác. Đặc biệt trường hợp không...

Mức độ nguy hiểm của bệnh áp xe răng

Áp Xe Răng Có Tự Khỏi Không? [Nhận Định Từ Chuyên Gia]

Áp xe răng có tự khỏi không là thắc mắc của nhiều người bệnh. Theo các chuyên gia, việc phát...

Nguyên nhân gây áp xe răng số 6, 7

Áp Xe Răng Số 6,7 Phải Làm Gì? Giải Pháp Trị Dứt Điểm

Áp xe răng số 6, 7 do nhiều nguyên nhân gây ra. Tình trạng áp xe cần được kiểm soát...

Áp Xe Răng Kiêng Ăn Gì và Ăn Gì Để Tránh Gây Đau Nhức?

Chế độ ăn uống hàng ngày có tác động rất lớn đến quá trình hồi phục của bệnh áp xe...

Nguyên nhân gây áp xe quanh chóp răng

Áp Xe Quanh Chóp Răng: Điều Trị và Phòng Ngừa Thế Nào?

Áp xe quanh chóp răng có thể xảy ra với bất kỳ ai. Triệu chứng điển hình là cơn đau...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *