Vỡ Áp Xe Răng: Dấu Hiệu, Hướng Điều Trị và Phòng Ngừa

Vỡ áp xe răng có nguy cơ kéo theo các biến chứng nguy hiểm khác. Đặc biệt trường hợp không chăm sóc ổ áp xe bị vỡ đúng cách có thể gây nhiễm trùng nặng nề, lan rộng viêm nhiễm ra các bộ phận lân cận, gây nhiễm trùng máu cực kỳ nguy hiểm. Người bệnh cần sớm thăm khám và điều trị ngay khi phát hiện tình trạng này.

Vỡ áp xe răng là gì?

Áp xe răng là bệnh lý nha khoa phổ biến hiện nay, gây ra bởi nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài cơ thể. Trong đó nguyên nhân chính có liên quan đến tình trạng sâu răng, tổn thương tủy, viêm nha chu hoặc do các chấn thương răng trước đó không được điều trị dứt điểm gây ra.

Vỡ áp xe răng là gì?
Vỡ áp xe răng có thể phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm

Vi khuẩn có điều kiện thuận lợi xâm nhập sâu, phát triển với số lượng lớn gây tích tụ mủ, hình thành ổ áp xe. Vị trí tổn thương có thể ở nha chu, quanh chân răng, khiến các khu vực này bị sưng đỏ. Người bệnh có cảm giác đau nhức khó chịu, răng bị ê buốt, cổ nổi hạch, kèm theo cơn nóng sốt, mệt mỏi.

Theo cấu trúc, các ổ áp xe bao gồm phần dịch, các mô hoại tử, bạch cầu và bên trong chứa nhiều vi khuẩn. Để điều trị áp xe răng thông thường người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định chọc dẫn lưu dịch đưa ra ngoài để giảm triệu chứng, ngăn tình trạng áp xe lan rộng.

Tuy nhiên, trường hợp người bệnh không phát hiện và điều trị hoặc áp dụng phương pháp điều trị không phù hợp khiến tình trạng áp xe ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Ổ mủ phát triển kích thước lớn có nguy cơ bị vỡ, rò dịch ra bên ngoài làm lan rộng viêm nhiễm, có nguy cơ phát sinh nhiều biến chứng.

Dấu hiệu nhận biết ổ áp xe răng bị vỡ

Khi vỡ áp xe răng, vị trí bị tổn thương sẽ có các triệu chứng đặc trưng dễ nhận biết bằng mắt thường. Các bất thường khi ổ áp xe bị vỡ bao gồm:

  • Xuất hiện cơn đau nhức khó chịu, bùng phát một cách dữ dội khi ổ áp xe răng bị vỡ, dịch mủ chảy ra ngoài.
  • Dịch mủ chảy ra khoang miệng, người bệnh sẽ cảm nhận ngay thấy mùi tanh hôi khó chịu.
  • Vị trí áp xe có vết nứt, mủ chảy trực tiếp, tình trạng này có thể kéo dài đến khi lượng dịch chảy ra hết.
  • Viêm nhiễm lan rộng, nếu không được xử lý vị trí áp xe sưng phồng, cơn đau kéo dài không cải thiện.

Cần nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở nha khoa uy tín để được khám và điều trị. Trường hợp vỡ áp xe răng không được xử lý đúng cách có nguy cơ phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, bạn đọc không nên chủ quan, cần chủ động thăm khám khi nhận thấy ổ áp xe có biểu hiện bất thường, không thuyên giảm.

Ổ áp xe răng bị vỡ có nguy hiểm không?

Áp xe răng là bệnh nha khoa thường gặp hiện nay. Nguyên nhân gây bệnh đa dạng, triệu chứng diễn biến nhanh, có nguy cơ phát sinh biến chứng nếu không phát hiện và điều trị kịp thời. Nhất là nguy cơ vỡ áp xe răng gây lan rộng viêm nhiễm, dẫn đến các cơn đau nhức dữ dội, ảnh hưởng đời sống và sức khỏe của người bệnh.

Biến chứng khi ổ áp xe răng bị vỡ
Ổ áp xe vỡ và lan rộng vi khuẩn sang khu vực lân cận, đặc biệt có khả năng gây nhiễm trùng máu đe dọa tính mạng người bệnh

Tuy nhiên nhiều trường hợp bệnh nhân khi thấy ổ mủ vỡ ra, chảy dịch nhầm rằng tình trạng áp xe đã cải thiện. Thế nhưng thực tế đây lại là diễn biến nặng của bệnh áp xe răng. Trường hợp không được chăm sóc tốt, ổ viêm nhiễm có nguy cơ trở nên nghiêm trọng hơn, phát sinh một số biến chứng như:

  • Ổ áp xe bị vỡ ra, vi khuẩn lan sang xoang hàm, dẫn đến nhiễm trùng.
  • Người bệnh bị vỡ áp xe răng khiến cho tủy răng, chân răng bị hư hỏng, dễ lung lay. Điều này khiến cho răng dễ mất đi vĩnh viễn, chân răng lìa khỏi cung hàm và tự rơi ra ngoài.
  • Vi khuẩn tấn công sàn miệng vùng dưới lưỡi và hàm khiến cho khu vực này bị viêm nhiễm. Lâu dần gây hoại tử sàn miệng, kéo theo đó là nguy cơ đường hô hấp bị tắt nghẽn, khiến bệnh nhân khó thở, thậm chí có khả năng gây tử vong.
  • Trường hợp vi khuẩn từ ổ áp xe bị vỡ lan rộng, đi theo đường máu lên não khiến cho người bệnh gặp các vấn đề về thần kinh. Nhất là nguy cơ nhiễm trùng não, hình thành ổ áp xe não đe dọa tính mạng của người bệnh.

Vỡ áp xe răng là tình trạng nguy hiểm, có nguy cơ phát sinh nhiều biến chứng. Chính vì thế, bạn đọc nên chủ động đến gặp bác sĩ nếu nhận thấy có các triệu chứng nghi ngờ. Trường hợp không khám chữa kịp thời, ổ viêm nhiễm lan rộng gây ra nhiều hệ lụy, thậm chí xấu nhất là đe dọa tính mạng của người bệnh.

Hướng điều trị tình trạng ổ áp xe răng bị vỡ

Với mức độ nguy hại kể trên, vậy phải làm thế nào khi bị vỡ áp xe răng? Theo đó, nếu bạn nhận thấy cơn đau đột ngột dữ dội hơn kèm theo dịch tanh hôi chảy ra khoang miệng nên kiểm tra vị trí áp xe và nhanh chóng đến gặp bác sĩ. Tùy tình trạng của mỗi bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định biện pháp can thiệp phù hợp. Các hướng điều trị như sau:

Điều trị khẩn cấp: Mục đích giúp loại bỏ ổ viêm nhiễm, giữ cấu trúc răng tự nhiên cho người bệnh, phòng ngừa các biến chứng không mong muốn. Các biện pháp điều trị được áp dụng bao gồm:

Hướng điều trị tình trạng ổ áp xe bị vỡ
Sớm phát hiện và có biện pháp điều trị, chăm sóc ổ áp xe bị vỡ để phòng ngừa rủi ro
  • Vệ sinh ổ mủ: Nhanh chóng loại bỏ các phần mủ ứ đọng lại bên trong ổ áp xe tại mô nha chu, chóp răng. Người bệnh được yêu cầu dùng dung dịch súc miệng sát khuẩn. Tiếp đến bác sĩ sẽ kiểm tra vị trí viêm nhiễm để đảm bảo ổ áp xe đã được làm sạch hoàn toàn.
  • Uống thuốc kháng sinh: Thuốc được chỉ định cho bệnh nhân bị vỡ áp xe răng nhằm ngăn ngừa vi khuẩn không lan rộng, làm ảnh hưởng đến các cơ quan lân cận. Thuốc được dùng kéo dài 1 – 2 tuần đến khi nhận thấy tình trạng viêm thuyên giảm hẳn.
  • Thuốc trị triệu chứng: Ngoài tình trạng đau nhức, người bị vỡ ổ áp xe còn nhận thấy một vài triệu chứng toàn thần như sốt, đau mỏi cơ thể, khó chịu,… Bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng của bệnh nhân để chỉ định thêm một số thuốc kết hợp nhằm loại bỏ triệu chứng.

Điều trị nguyên nhân: Ngoài các biện pháp điều trị khẩn cấp kể trên, để loại bỏ hoàn toàn ổ áp xe, bác sĩ sẽ dựa vào nguyên nhân gây bệnh để đưa ra phương án điều trị phù hợp. Mục đích giúp loại bỏ triệt để nguy cơ, phòng tránh áp xe răng tái phát. Một số cách như sau:

  • Loại bỏ tủy răng hoại tử: Phần tủy bên trong răng vị trí bị áp xe có thể bị viêm nhiễm dẫn đến hoại tử. Việc loại bỏ phần tủy bị tổn thương giúp người bệnh phòng tránh được nhiều rủi ro. Sau khi hút hết tủy hoại tử, lỗ hỏng trên răng sẽ được khử trùng sạch và trám lại bằng vật liệu nha khoa chuyên dụng.
  • Bọc răng sứ: Trường hợp nhận thấy răng của bệnh nhân bị hư hỏng nặng, bác sĩ có thể tư vấn người bệnh dùng biện pháp bọc răng sứ để duy trì chức năng nhai và không gây mất thẩm mỹ. Răng thật bị hư hỏng sẽ được mài nhỏ lại và dùng răng giả bọc bên ngoài răng thật.
  • Nhổ răng: Nếu răng hư hỏng nặng không còn biện pháp cứu chữa phù hợp có thể được loại bỏ hoàn toàn. Phương án này giúp bệnh nhân phòng tránh được nguy cơ áp xe tiếp tục hình thành hoặc lan rộng viêm nhiễm sang các vùng lân cạn.

Ngoài các cách chữa kể trên, khi bệnh nhân đến bệnh viện, phòng khám nha khoa để khám chữa áp xe răng sẽ được kiểm tra, xét nghiệm để tìm ra phương pháp phù hợp. Người bệnh có thể được chỉ định trám răng, ghép lợi, phẫu thuật túi nha chu,… để kiểm soát áp xe răng.

Chăm sóc và phòng ngừa vỡ áp xe răng

Vỡ áp xe răng nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách có thể dẫn đến các biến chứng khác. Nhất là nguy cơ vi khuẩn lan ra các khu vực khác, gây viêm nhiễm hầu họng, xoang, di chuyển đến não bộ, ảnh hưởng hệ hô hấp và thậm chí là các cơ quan xa khác.

Chăm sóc và phòng ngừa vỡ áp xe răng
Điều trị và chủ động chăm sóc, bảo vệ phòng ngừa áp xe răng tái phát hoặc gây biến chứng

Bên cạnh tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, người bệnh nên chủ động phòng tránh tình trạng áp xe răng. Trong đó, vấn đề vệ sinh răng miệng đúng cách được các nha sĩ đặt lên hàng đầu. Dưới đây là một số lưu ý dành cho bạn đọc:

  • Vệ sinh răng miệng mỗi ngày, tuy nhiên không nên lạm dụng kem đánh răng, cần sử dụng chải răng phù hợp, lông mềm nhẹ. Đánh răng mỗi ngày 2 – 3 lần, tốt nhất là vào buổi tối trước khi đi ngủ và sau khi ăn.
  • Lựa chọn kem đánh răng phù hợp, tránh sản phẩm có chứa chất tẩy mạnh. Bàn chải đánh răng nên thay mới mỗi 2 – 3 tháng một lần, lựa chọn loại có lông chải mềm, kích thước phù hợp.
  • Sử dụng kết hợp nước súc miệng làm sạch răng miệng, tránh vi khuẩn lưu trú gây viêm nhiễm, hình thành ổ áp xe răng.
  • Hạn chế dùng tăm xỉa răng, có thể thây thế bằng chỉ nha khoa hoặc tăm nước để giảm tình trạng tổn thương răng, tạo điều kiện cho hại khuẩn lưu trú.
  • Uống đủ nước, ăn thực phẩm phù hợp, ưu tiên các loại rau củ quả, trái cây tươi, không nên ăn nhiều đồ ngọt, đồ ăn cay nóng nhiều dầu mỡ. Hạn chế dùng nước ngọt có ga, đồ uống chứa cồn, chất kích thích.
  • Thăm khám nha khoa định kỳ, kiểm tra tình trạng răng miệng để kịp thời xử lý khi nhận thấy bất thường.

Hy vọng qua bài viết bạn đọc đã hiểu thêm thông tin về hiện tượng vỡ áp xe răng. Tình trạng này nếu không phát hiện và chăm sóc đúng cách có thể dẫn đến nhiều hệ lụy khác như viêm nhiễm lan rộng, gây áp xe, nhiễm trùng các bộ phận lân cận. Trường hợp nghiêm trọng, người bệnh bị nhiễm khuẩn máu có khả năng đe dọa tính mạng cực kỳ nguy hiểm.

Có thể bạn quan tâm:

Các yếu tố liên quan đến chi phí điều trị áp xe răng

Chi Phí Điều Trị Áp Xe Răng Hết Bao Nhiêu? [Nha sĩ chia sẻ]

Chi phí điều trị áp xe răng hết bao nhiêu chắc hẳn là thắc mắc được nhiều bệnh nhân quan...

Áp Xe Răng Uống Thuốc Gì? 7 Loại Thuốc Điều Trị Tốt Nhất

Bệnh áp xe răng sẽ được chữa khỏi nhanh hơn nếu lựa chọn và sử dụng đúng thuốc. Do vậy,...

Áp xe răng là gì? Có nguy hiểm không?

Áp Xe Răng: Biểu Hiện và Cách Điều Trị, Xử Lý Cơn Đau

Áp xe răng có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, đây là một trong các bệnh lý...

Cách chữa áp xe răng tại nhà đơn giản

7 Cách Chữa Áp Xe Răng Tại Nhà – Khắc Phục Cơn Đau

Dùng các cách chữa áp xe răng tại nhà đơn giản với nguyên liệu thiên nhiên gần gũi và lành...

Nguyên nhân gây áp xe răng số 6, 7

Áp Xe Răng Số 6,7 Phải Làm Gì? Giải Pháp Trị Dứt Điểm

Áp xe răng số 6, 7 do nhiều nguyên nhân gây ra. Tình trạng áp xe cần được kiểm soát...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.