Chi Phí Điều Trị Áp Xe Răng Hết Bao Nhiêu? [Nha sĩ chia sẻ]

Chi phí điều trị áp xe răng hết bao nhiêu chắc hẳn là thắc mắc được nhiều bệnh nhân quan tâm. Mỗi cơ sở sẽ có mức giá chênh lệch nhất định. Theo bác sĩ nha khoa chia sẻ, chi phí thực hiện một ca điều trị áp xe răng còn phụ thuộc vào mức độ tổn thương, vị trí áp xe, và nhiều yếu tố liên quan khác.

Như thế nào là bệnh áp xe răng?

Hiện nay các bệnh lý nha khoa ngày càng phổ biến, tỷ lệ người mắc bệnh gia tăng do ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Trong đó, tình trạng áp xe răng chiếm tỷ lệ cao. Đây là dạng nhiễm trùng răng có diễn biến phức tạp, hình thành các túi mủ, tích tụ ở chân răng, mô nướu và ngày càng lớn dần nếu không được kiểm soát tốt.

Như thế nào là bệnh áp xe răng?
Cơn đau do áp xe răng gây ra ngày càng nặng nề hơn tăng nguy cơ biến chứng nếu người bệnh không khám chữa sớm

Nguyên nhân gây bệnh liên quan đến hiện tượng nhiễm trùng răng, vi khuẩn lưu trú trên các mảng bám tấn công và tích tụ dịch mủ. Ngoài ra, tình trạng áp xe cũng có thể bùng phát do răng bị chấn thương, nứt mẻ, ảnh hưởng đến men răng dẫn đến nhiễm trùng tủy, áp xe răng.

Người mắc bệnh nhận thấy các cơn đau dữ dội do ổ áp xe ngày càng lớn nằm chèn lên dây thần kinh, mô mềm xung quanh. Có thể quan sát bất thường trên răng bằng mắt, ổ áp xe sưng tấy, đỏ, khi sờ vào gây đau rát nhiều hơn. Ngoài ra, khi người bệnh ăn phải thức ăn nóng, cay, quá lạnh khiến cho khu vực tổn thương kích ứng, bùng phát cơn đau nặng nề.

Trường hợp áp xe răng không điều trị dứt điểm, kéo dài, ổ nhiễm trùng lan rộng có khả năng phát sinh biến chứng cao. Trong đó có thể kể đến hiện tượng nhiễm trùng lan sang các răng bình thường xung quanh, vỡ ổ áp xe, áp xe não, mất răng, biến dạng xương hàm,…

Bạn đọc không nên chủ quan, thay vào đó nên chủ động khám chữa sớm khi nhận thấy răng miệng có dấu hiệu bất thường. Áp xe răng gây ra các triệu chứng như đau nhức răng, ứ dịch mủ và chảy dịch chân răng, hôi miệng, kèm theo sốt cao, mệt mỏi cơ thể và một vài biểu hiện toàn thân khác.

Chi phí điều trị áp xe răng hết bao nhiêu?

Có nhiều phương pháp điều trị áp xe răng được áp dụng. Trong đó có thể kể đến như sử dụng thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh theo phác đồ nhằm giảm nhẹ triệu chứng cho người bệnh. Điều trị tủy răng hoặc nhổ răng trong trường hợp nhiễm trùng ngày càng nặng, nguy cơ phát sinh biến chứng cao.

Bên cạnh các biện pháp can thiệp kiểm soát ổ áp xe, bệnh nhân còn đặc biệt quan tâm đến chi phí điều trị bệnh. Vậy, chi phí điều trị áp xe răng hết bao nhiêu? Theo đó, các nha sĩ cho biết, thực tế áp xe răng là trạng thái nhiễm trùng răng ở mức độ nặng, khó phục hồi nếu không có biện pháp điều trị phù hợp.

Chi phí điều trị áp xe răng hết bao nhiêu?
Chi phí điều trị áp xe răng ở mỗi cơ sở khám chữa bệnh có mức chênh lệch nhất định

Do đó, người bệnh nên đến bệnh viện, phòng khám nha khoa uy tín, chất lượng để khám chữa ngay khi nhận thấy ổ áp xe hình thành. Can thiệp càng sớm khả năng chữa khỏi càng cao, giúp bạn phòng tránh nhiều rủi ro. Đồng thời chi phí điều trị áp xe răng cũng không quá lớn, trong khả năng của nhiều bệnh nhân.

Tuy nhiên trường hợp bệnh nặng, nhiễm trùng lây lan sang nhiều cơ quan trong cơ thể đòi hỏi biện pháp can thiệp chuyên sâu. Lúc này, chi phí điều trị bệnh cũng tăng cao theo. Chính vì thế, nha sĩ khuyến khích người bệnh nên chủ động thăm khám sớm, can thiệp kịp thời giúp giảm thiểu nhiều rủi ro và chi phí điều trị.

Mức giá cho một ca điều trị áp xe răng sẽ chênh lệch tùy theo cơ sở mà bệnh nhân lựa chọn. Dưới đây là bảng giá tham khảo:

  • Rạch áp xe răng: 500.000đ/ ca.
  • Nạo nang và mổ khối u răng: 2.000.000đ/ca.
  • Chữa tủy răng: 500.000đ/răng (răng cửa).
  • Chữa tủy răng tiền cối: 700.000đ/răng.
  • Chữa tủy răng cối lớn: 1.000.000đ/răng.
  • Nhổ răng: 500.000đ/răng.

Mỗi nha khoa sẽ có giá điều trị khác nhau, trên đây là bảng giá tham khảo. Ngoài ra, mức giá một ca điều trị sẽ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Bạn có thể đến khám và tham khảo giá điều trị chi tiết hoặc liên hệ phòng khám nha khoa uy tín để được tư vấn cụ thể.

Các yếu tố liên quan đến chi phí điều trị áp xe răng

Như trên là chi phí điều trị áp xe răng tham khảo, tùy thuộc vào mỗi cơ sở điều trị mức giá sẽ có sự chênh lệch nhất định. Ngoài ra, còn nhiều yếu tố khác tác động đến chi phí điều trị áp xe răng như:

Các yếu tố liên quan đến chi phí điều trị áp xe răng
Mỗi ca điều trị áp xe răng có mức chi phí khác nhau phụ thuộc vào nhiều yếu tố
  • Cơ sở điều trị: Hiện nay có nhiều bệnh viện và phòng khám chăm sóc răng miệng được thành lập. Bạn nên lựa chọn cơ sở uy tín để đến khám chữa hiệu quả, an toàn. Qua một số khảo sát cho thấy, thông thường chi phí điều trị áp xe răng tại bệnh viện công lập sẽ thấp hơn các bệnh viện hoặc phòng khám tư nhân. Tuy nhiên dịch vụ khám chữa tại các cơ sở tư nhân thường nhanh gọn hơn bệnh viện lớn. Bạn đọc tùy thuộc điều kiện và mong muốn để lựa chọn cơ sở khám chữa uy tín. Tuy nhiên lưu ý hãy tìm hiểu kỹ để tránh các phòng khám kém chất lượng ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Mức độ áp xe răng: Tùy vào tình trạng bệnh lý của mỗi người, phương pháp điều trị sẽ được áp dụng phù hợp. Mức chi phí điều trị cũng sẽ phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của người bệnh.
  • Phương pháp điều trị: Với các đối tượng áp xe răng nhẹ đến trung bình có thể điều trị bằng thuốc, chọc hút dịch loại bỏ ổ áp xe. Thông thường chi phí thực hiện sẽ thấp hơn so với các ca bệnh cần loại bỏ răng hoặc thay thế răng nhân tạo nhằm duy trì chức năng nhai cho người bệnh. Can thiệp điều trị áp xe càng sớm sẽ hỗ trợ bệnh nhân giảm bớt chi phí điều trị.
  • Các yếu tố khác: Ngoài các yếu tố liên quan, ảnh hưởng đến chi phí điều trị áp xe răng kể trên, người bệnh có thể giảm bớt chi phí thông qua sử dụng bảo hiểm y tế. Bên cạnh, trường hợp phải chi trả nhiều hơn nếu áp xe gây biến chứng, kèm theo các bệnh lý răng miệng khác,…

Trên đây là mức chi phí điều trị áp xe răng tham khảo cho bạn đọc. Tùy mỗi cơ sở  y tế, mức giá sẽ có sự chênh lệch nhất định. Nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe, bạn nên tìm hiểu kỹ thông tin về cơ sở điều trị bệnh mong muốn đến thực hiện, liên hệ để được hỗ trợ tư vấn qua điện thoai hoặc trực tiếp. Cân nhắc tài chính cá nhân và chủ động khám chữa ngay khi nhận thấy răng miệng có dấu hiệu lạ để giảm thiểu rủi ro và chi phí điều trị.

Có thể bạn quan tâm:

Áp xe răng khôn nguy hiểm không?

Áp Xe Răng Khôn (Răng Số 8) Nguy Hiểm Không? [Giải Đáp]

Áp xe răng khôn cần được phát hiện và điều trị để tránh gây ra các biến chứng nguy hiểm....

Nguyên nhân gây áp xe răng số 6, 7

Áp Xe Răng Số 6,7 Phải Làm Gì? Giải Pháp Trị Dứt Điểm

Áp xe răng số 6, 7 do nhiều nguyên nhân gây ra. Tình trạng áp xe cần được kiểm soát...

Áp xe răng sữa là gì? Nguyên nhân gây bệnh

Áp Xe Răng Sữa Có Nên Nhổ Răng Không? [Bác Sĩ Lý Giải]

Áp xe răng sữa có nên nhổ răng không là thắc mắc được nhiều phụ huynh quan tâm. Bởi hiện...

Mức độ nguy hiểm của bệnh áp xe răng

Áp Xe Răng Có Tự Khỏi Không? [Nhận Định Từ Chuyên Gia]

Áp xe răng có tự khỏi không là thắc mắc của nhiều người bệnh. Theo các chuyên gia, việc phát...

Áp xe quanh chân răng có ổ là gì?

Áp Xe Quanh Chân Răng Có Ổ Là Gì? Phòng Ngừa Sao?

Áp xe quanh chân răng có ổ gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng đời sống và sức...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.