Áp Xe Răng Số 6,7 Phải Làm Gì? Giải Pháp Trị Dứt Điểm

Áp xe răng số 6, 7 do nhiều nguyên nhân gây ra. Tình trạng áp xe cần được kiểm soát sớm để phòng ngừa biến chứng. Trường hợp nhận thấy răng có biểu hiện bất thường, bạn nên thăm khám sớm. Kết hợp điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ và tiến hành chăm sóc, bảo vệ tránh áp xe răng tái phát.

Áp xe răng số 6, 7 là gì?

Bệnh áp xe răng có thể xảy ra với bất kỳ ai và ở nhiều vị trí khác nhau trong hệ thống răng hàm. Trong đó, trường hợp răng số 6, 7 bị áp xe ngày càng phổ biến. Theo đó, răng số 6, 7 là hai răng hàm lớn, giữ chức năng nhai thức ăn. Đây cũng là hai vị trí răng dễ bị sâu và mất răng thường gặp nhất.

Áp xe răng số 6, 7 là gì?
Áp xe răng số 6, áp xe răng số 7 là các dạng nhiễm trùng thường gặp hiện nay

Tình trạng áp xe răng số 6, 7 xảy ra có thể ảnh hưởng đến hoạt động nhai, ngoài ra còn tiềm ẩn rủi ro phát sinh biến chứng. Để phát hiện và điều trị sớm, trước hết bạn cần tìm hiểu về hai vị trí răng này:

Áp xe răng số 6

Răng số 6 là răng hàm vĩnh viễn, không có răng sữa tương ứng. Vị trí răng này nằm trong hệ thống răng hàm có chức năng nhai thức ăn, thời gian mọc răng sớm hơn các răng hàm khác. Trẻ khoảng 6 tuổi đã bắt đầu mọc răng số 6.

Giai đoạn này răng sữa cũng đang phát triển, mọc cùng với các răng vĩnh viễn. Do bé còn nhỏ nên chưa ý thức vai trò quan trọng của việc vệ sinh răng miệng nên rất dễ bị sâu răng. Trường hợp răng số 6 bị sâu sớm, không phát hiện và điều trị rất dễ dẫn đến áp xe, vỡ răng,… thậm chí có nguy cơ mất răng số 6.

Áp xe răng số 7

Răng số 7 nằm trong cùng của hàm răng, là răng lớn thứ 2 có chức năng nhai. Răng số 7 thường mọc khi các răng sữa đã được thay mới, độ tuổi từ 12 – 13. Cùng với răng số 6, răng số 7 đảm nhiệm chức năng nhai thức ăn, đặc biệt là các thức ăn có độ cứng, dai nhờ kết cấu chắc khỏe, khả năng chịu lực tốt.

Tuy nhiên do nằm ở vị trí sâu bên trong hàm nên rất dễ bám thức ăn thừa, trường hợp không chăm sóc tốt có thể bị sâu răng dễ dàng. Không những thế, răng số 8 trong cùng, hay còn gọi là răng khôn khi mọc lệch có thể chèn ép ảnh hưởng đến răng số 7, dẫn đến tổn thương phát sinh nhiều vấn đề, trong đó có hiện tượng áp xe răng.

Phân biệt áp xe răng số 8 và áp xe răng số 6, 7

Như các bạn đã biết, răng khôn còn được gọi là răng số 8 thường mọc chậm hơn so với các răng hàm khác. Người từ 18 – 24 tuổi mới bắt đầu mọc răng này. Tuy nhiên, chúng rất dễ mọc lệch, mọc ngầm một phần, ngầm toàn phần chèn ép lên các răng bên cạnh.

Phân biệt áp xe răng số 8 và áp xe răng số 6, 7
Áp xe răng số 6, 7 thường được chỉ định bảo tồn nhằm duy trì chức năng nhai, ngược lại áp xe răng số 8 có thể được chỉ định nhổ bỏ

Răng số 8 thường không đảm nhiệm chức năng nhai do vị trí nằm sâu trong hàm, đồng thời thường xuyên bị mọc lệch so với các răng khác. Việc mọc sai vị trí, mọc lệch là nguyên nhân khiến răng số 8 dễ bị viêm nhiễm tại chỗ. Đặc biệt cặn thức ăn thừa, mảng bám hoặc dị vật tích tụ trong răng lâu dần có thể dẫn đến tình trạng tụ mủ.

Để điều trị đạt hiệu quả tốt nhất, bác sĩ sẽ kiểm tra, xác định bạn đang bị áp xe ở răng số 6, 7 hay răng số 8. Trong đó, thông thường bác sĩ nha khoa sẽ cố gắng bảo tồn chức năng cho răng số 6, 7, và chỉ định nhổ răng số 8 để loại bỏ các nguy cơ.

Bởi, răng số 8 khi bị áp xe gây đau răng, kéo theo nhiều biến chứng, thậm chí còn có nguy cơ đe dọa tính mạng của người bệnh. Do đó, khi nhận thấy cơn đau nhức răng xuất hiện và kéo dài không khỏi, bạn cần đến gặp bác sĩ để khám và điều trị sớm, phòng rủi ro phát sinh biến chứng.

Dấu hiệu áp xe răng số 6, 7

Tương tự như áp xe răng nói chung, tình trạng áp xe răng số 6, 7 cũng có hai dạng cơ bản là áp xe quanh chóp răng và áp xe nha chu. Tùy mức độ tổn thương mà người bệnh gặp phải, các triệu chứng có thể bùng phát nhẹ hay nặng nề. Nhận biết áp xe răng thông qua các dấu hiệu dưới đây:

  • Đau nhức: Cơn đau xuất hiện đột ngột, diễn ra trong thời gian ngắn hoặc kéo dài. Ngoài ra, khi người bệnh ăn món ăn không phù hợp, cay nóng, dầu mỡ,… có thể làm cơn đau ngày càng nghiêm trọng hơn.
  • Nướu sưng, chứa mủ: Quan sát thấy lợi bị sưng tấy, viêm đỏ bên trong chứa dịch mủ ở răng bị áp xe.
  • Khó khăn khi nhai: Người bị áp xe răng cảm thấy khó chịu khi nhai thức ăn. Đặc biệt khi ăn món nóng, chua, cay khiến cho cơn đau bùng phát ngày càng dữ dội.
  • Hôi miệng: Áp xe răng số 6, 7 gây tích tụ dịch mủ khiến cho miệng phát ra mùi hôi khá khó chịu.
  • Biểu hiện toàn thân: Tình trạng áp xe răng nói chung, áp xe răng số 6, 7 nói riêng gây ra nhiều biểu hiện khó chịu, trong đó trường hợp bệnh nặng có thể dẫn đến các triệu chứng toàn thân. Thường gặp nhất là hiện tượng tăng thân nhiệt, mệt mỏi cơ thể, suy nhược, kém tập trung.

Bên cạnh các triệu chứng kể trên, các tổn thương răng thường rất dễ quan sát bằng mắt thường. Ngoài ra, khi bị vi khuẩn tấn công hình thành các lỗ sâu, gây chết tủy, răng có thể bị sẫm màu hơn, nhiều cao răng,… Triệu chứng áp xe gây đau đớn khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của bệnh nhân.

Nguyên nhân gây áp xe răng số 6, 7

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng gây áp xe răng số 6,7. Tương tự như tình trạng áp xe răng thông thường, bệnh bùng phát có liên quan đến hiện tượng sâu răng. Đặc biệt là khi bệnh nhân không điều trị dứt điểm, vi khuẩn lưu trú và tấn công sâu bên trong gây hại cho cấu trúc và chức năng của răng.

Nguyên nhân gây áp xe răng số 6, 7
Có nhiều yếu tố liên quan gây áp xe răng, trong đó nguy cơ sâu răng kéo dài biến chứng cao

Vị trí của răng số 6, 7 nằm bên trong hàm, khuất sâu nên khó tiếp cận, vệ sinh. Các mảng bám hình thành, tích tụ thức ăn thừa,… là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển. Ngoài ra, nhiều người không biết giữ vệ sinh răng miệng đúng cách lâu dần khiến răng hàm bên trong bị sâu, dễ gây nhiễm trùng và hình thành ổ áp xe chứa nhiều dịch mủ.

Ngoài nguyên nhân kể trên, một số trường hợp bệnh nhân bị áp xe răng là do các chấn thương, vỡ răng trước đó do tai nạn, té ngã không được điều trị đúng cách. Hoặc cũng có khả năng là do bệnh nha khoa liên quan ảnh hưởng làm các ổ áp xe hình thành.

Tình trạng áp xe sẽ không thể khỏi dứt điểm nếu người bệnh không can thiệp và điều trị đúng cách. Chính vì thế, trường hợp bạn nhận thấy các biểu hiện bất thường như đau răng, khó nhai, sốt kèm theo,… nên chủ động đến gặp bác sĩ nha khoa khám chữa càng sớm càng tốt.

Làm gì khi bị áp xe răng số 6, 7?

Bác sĩ nha khoa sẽ khám và kiểm tra tình trạng áp xe mà bạn đang gặp phải, sau đó chỉ định các phương án điều trị phù hợp. Người bệnh không tự ý chọc nặn ổ áp xe để phòng tránh rủi ro nguy hiểm. Các phương pháp được chỉ định thường là:

Sử dụng thuốc

Sử dụng thuốc giúp điều trị triệu chứng đau nhức khó chịu. Tuy nhiên bệnh nhân không nên tự ý dùng thuốc không theo hướng dẫn của bác sĩ. Tốt hơn hết bạn nên thăm khám và sử dụng thuốc theo phác đồ.

Trường hợp áp xe nhẹ, bác sĩ có thể kê đơn thuốc chống nhiễm trùng, thường là dạng kháng sinh để kiểm soát viêm nhiễm. Ngoài ra, bệnh nhân cũng được chỉ định dùng thêm thuốc giảm đau, nước súc miệng để xoa dịu cảm giác khó chịu.

Điều trị tủy, rạch áp xe

Điều trị tủy, rạch áp xe hút dịch mủ cho tình trạng áp xe vẫn có khả năng bảo tồn răng, cấu trúc răng không bị hư hại quá nhiều. Bác sĩ sẽ sử dụng dao rạch một đường tại ổ áp xe, loại bỏ các mô bệnh ra khỏi răng, ngoài ra còn mở ống tủy và hút hết dịch bị hoại tử ra ngoài.

Sau khi làm sạch hoàn toàn, lổ hỏng trên răng sẽ được trám lại bằng vật liệu nha khoa chuyên dụng. Người bệnh cần vệ sinh vết thương đúng cách, chăm sóc phù hợp để phục hồi vết thương, phòng ngừa các biến chứng không mong muốn.

Làm gì khi bị áp xe răng số 6, 7?
Khám chữa áp xe răng số 6, 7 theo hướng dẫn của bác sĩ nha khoa

Tùy tình trạng hư tổn của răng, bác sĩ nha khoa sẽ chỉ định các giải pháp tiếp theo cho bệnh nhân. Thông thường phần răng bị hư có thể được trám lại hoặc bọc răng sứ bên ngoài nhằm nguy trì chức năng nhai.

Nhổ răng loại bỏ nguy cơ

Phương án dành cho đối tượng bị áp xe răng nghiêm trọng, tủy răng hoại tử có khả năng lan rộng tình trạng nhiễm trùng. Cấu trúc răng hư hỏng nặng không thể phục hồi sẽ được chỉ định nhổ bỏ để làm sạch ổ áp xe, điều trị dứt điểm các triệu chứng.

Răng sau khi loại bỏ có thể được tư vấn thay thế bằng một chiếc răng mới. Cách này giúp người bệnh duy trì chức năng nhai, tránh nguy cơ thiếu răng lâu ngày làm thay đổi cấu trúc, dễ gây lệch răng hoặc các vấn đề liên quan khác. Người bệnh nên tham khảo ý kiến nha sĩ và giải đáp các thắc mắc trước khi lựa chọn phương án giải quyết phù hợp.

Biện pháp phòng ngừa áp xe răng số 6, 7

Chủ động phòng ngừa áp xe răng nói chung và áp xe răng số 6, 7 nói riêng là vấn đề được chuyên gia khuyến khích. Theo đó, bạn đọc nên chăm sóc và bảo vệ răng miệng sạch sẽ, khoa học. Một số lưu ý như sau:

  • Vệ sinh răng miệng hàng ngày, sử dụng bàn chải và loại kem đánh răng phù hợp. Lựa chọn sản phẩm có thành phần tự nhiên, không chứa nhiều chất tẩy.
  • Có thể sử dụng kết hợp dung dịch súc miệng để làm sạch các răng nằm sâu bên trong, loại bỏ vi khuẩn lưu trú để giảm nguy cơ sâu răng hoặc hình thành ổ viêm, áp xe răng.
  • Mỗi 2 – 3 tháng nên thay bàn chải mới một lần, kiểm tra răng miệng và đến nha khoa uy tín khám và lấy cao răng để hạn chế nguy cơ gặp phải các bệnh răng miệng.
  • Bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể, lựa chọn thực phẩm phù hợp, tránh ăn những món dai, cứng gây tổn thương răng. Ngoài ra, bạn nên hạn chế sử dụng đồ uống chứa cồn, nước ngọt có gas, hạn chế ăn nhiều đồ cay nóng, dầu mỡ, thức ăn quá lạnh, quá nóng,…

Trên đây là các thông tin liên quan đến tình trạng áp xe răng số 6, 7. Bạn đọc nên chủ động khám nha khoa sớm ngay khi nhận thấy các biểu hiện nghi ngờ bị áp xe răng. Trường hợp ổ nhiễm trùng lớn dần không được kiểm soát nhiều khả năng phát sinh biến chứng, gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt và sức khỏe của người bệnh.

Có thể bạn quan tâm:

Áp xe răng sữa là gì? Nguyên nhân gây bệnh

Áp Xe Răng Sữa Có Nên Nhổ Răng Không? [Bác Sĩ Lý Giải]

Áp xe răng sữa có nên nhổ răng không là thắc mắc được nhiều phụ huynh quan tâm. Bởi hiện...

Các yếu tố liên quan đến chi phí điều trị áp xe răng

Chi Phí Điều Trị Áp Xe Răng Hết Bao Nhiêu? [Nha sĩ chia sẻ]

Chi phí điều trị áp xe răng hết bao nhiêu chắc hẳn là thắc mắc được nhiều bệnh nhân quan...

Áp xe răng là gì? Có nguy hiểm không?

Áp Xe Răng: Biểu Hiện và Cách Điều Trị, Xử Lý Cơn Đau

Áp xe răng có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, đây là một trong các bệnh lý...

Áp xe răng ở trẻ em là gì?

Áp Xe Răng Ở Trẻ Em: Dấu Hiệu và Các Biện Pháp Điều Trị

Áp xe răng ở trẻ em là một trong những vấn đề được phụ huynh quan tâm. Đây là tình...

Áp Xe Răng Uống Thuốc Gì? 7 Loại Thuốc Điều Trị Tốt Nhất

Bệnh áp xe răng sẽ được chữa khỏi nhanh hơn nếu lựa chọn và sử dụng đúng thuốc. Do vậy,...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.