Áp Xe Răng Khôn (Răng Số 8) Nguy Hiểm Không? [Giải Đáp]

Áp xe răng khôn cần được phát hiện và điều trị để tránh gây ra các biến chứng nguy hiểm. Trường hợp tình trạng nhiễm trùng kéo dài, ổ áp xe càng lớn có nguy cơ lan rộng, vi khuẩn tấn công khoang miệng, cổ họng,… thậm chí có khả năng gây lan đến hệ thống tim, phổi, não bộ thông qua đường máu.

Áp xe răng khôn là gì? Phân loại

Răng khôn (răng số 8) bị nhiễm trùng do vi khuẩn tấn công, hình thành ổ mủ viêm thường được gọi là tình trạng áp xe răng khôn. Người mắc bệnh sẽ nhận thấy vùng tổn thương bị sưng đỏ kèm theo các cơn đau nhức khó chịu.

Áp xe răng khôn là gì? Phân loại
Áp xe răng khôn là một trong những vấn đề nha khoa phổ biến, nhiều người gặp phải

Bệnh hình thành liên quan đến yếu tố như viêm nướu, sâu răng, viêm tủy răng kéo dài không được điều trị hoặc điều trị bằng phương pháp không phù hợp. Đối với tình trạng áp xe ở vị trí răng số 8, bác sĩ có thể chỉ định loại bỏ hoàn toàn răng này vì chúng gần như không có chức năng trong hệ thống răng lợi.

So với răng số 6, 7, răng số 8 không có chức năng nhai, tuy nhiên việc áp xe tại đây cần được khám và điều trị sớm. Bởi, khi nhiễm trùng lan rộng, ổ áp xe ngày càng lớn có thể phát sinh nhiều biến chứng. Tương tự như tình trạng áp xe răng bình thường, áp xe răng khôn cũng được phân thành 3 dạng thường gặp là:

  • Áp xe nướu răng khôn: Vệ sinh không sạch sẽ hoặc do tủy răng bị viêm, mưng mủ trong thời gian dài khiến ống răng hình thành các túi mủ bất thường. Nướu răng khôn bị áp xe gây đau nhức khó chịu.
  • Áp xe chân răng khôn: Xung quanh chân răng bị áp xe, hình thành túi mủ phát triển lớn dần nếu không được điều trị.
  • Áp xe nha chu: Thường gặp ở người lớn do thói quen vệ sinh răng miệng không đảm bảo. Vi khuẩn lưu trú tại mảng bám sau đó tấn công răng lợi, dần hình thành túi áp xe răng.

Cần phát hiện các bất thường càng sớm càng tốt, việc can thiệp điều trị kịp thời giúp bạn phòng tránh được nhiều rủi ro. Trường hợp túi áp xe lớn dần và vỡ ra có nguy cơ lan rộng viêm nhiễm, gây biến chứng hại sức khỏe, thậm chí đe dọa tính mạng của người bệnh.

Xem thêm: Áp Xe Răng Có Tự Khỏi Không? [Nhận Định Từ Chuyên Gia]

Nguyên nhân gây áp xe răng khôn

Răng khôn hay còn gọi là răng số 8 nằm ở cuối hàm răng, sâu bên trong, tuy mặt nhai rộng nhưng chúng thường không đảm nhận nhiệm vụ nhai thức ăn. Việc vệ sinh bề mặt răng khôn khá khó khăn so với các răng nằm ngoài như răng cửa, răng nanh. Đây được xem là nguyên nhân chính tạo điều kiện cho hại khuẩn lưu trú, tấn công răng.

Nguyên nhân gây áp xe răng khôn
Có nhiều nguyên nhân khiến răng khô bị áp xe như ảnh hưởng từ bệnh răng miệng, thói quen vệ sinh, ăn uống,….

Các yếu tố nguy cơ cao gây áp xe răng khôn có thể kể đến như:

  • Ảnh hưởng từ bệnh nha khoa khác: Các bệnh lý về răng miệng như viêm nướu, sâu răng, viêm nha chu kéo dài có thể gây áp xe răng.
  • Không vệ sinh răng đúng cách: Người lười đánh răng, không giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ khiến cho vi khuẩn có điều kiện tấn công gây bệnh
  • Điều trị nha khoa sai cách: Thường là do sót tủy, không đảm bảo vô trùng dụng cụ thực hiện, tay nghề bác sĩ kém,…
  • Sự suy giảm hệ miễn dịch: Các bệnh lý về răng miệng có thể xảy ra phổ biến ở người có hệ miễn dịch suy giảm. Trong đó có thể kể đến người đang mắc bệnh tiểu đường, người bị bệnh tim mạch,…

Triệu chứng nhận biết áp xe răng khôn

Người bị áp xe răng khôn thường trải qua các triệu chứng nặng nề hơn so với các bệnh nha khoa thông thường khác. Đặc biệt là các triệu chứng tại chỗ như đau nhức từ âm ỉ đến dữ dội. Ngoài ra, người bệnh còn có nguy cơ đối mặt với nhiều biểu hiện toàn thân khác. Dưới đây là triệu chứng thường gặp:

Triệu chứng nhận biết áp xe răng khôn
Cơn đau nhức bất thường xuất hiện từ âm ỉ đến nặng nề tùy vào mức độ áp xe
  • Đau nhức các răng trong cùng hay còn gọi là răng số 8, răng khôn. Cơn đau xuất hiện ngay cả khi người bệnh không nhai hoặc nói. Khi tiếp xúc với đá lạnh, đồ nóng, cay, thực phẩm dai và cứng, triệu chứng này càng trở nên nặng nề hơn.
  • Răng khô dễ bị ê buốt, nhạy cảm nếu tiếp xúc với thực phẩm không phù hợp.
  • Răng có dấu hiệu sưng nướu, đỏ, đau và ứ dịch mủ bất thường.
  • Do áp xe nên miệng có mùi hôi khó chịu, mặc dù đã đánh răng sạch sẽ tuy nhiên mùi hôi vẫn không cải thiện.
  • Cơ thể có biểu hiện mệt mỏi, nổi hạch bất thường ở cổ, chán ăn, sốt nhẹ.
  • Viêm nhiễm lan rộng có thể gây viêm họng, amidan.
  • Khi ấn vào vùng tổn thương có cảm giác đau nhói, răng lung lay nhẹ.

Nhanh chóng đến gặp bác sĩ nếu bạn nhận thấy có các biểu hiện kể trên. Bởi, nếu tình trạng áp xe kéo dài không được kiểm soát có thể khiến viêm nhiễm lan rộng, ảnh hưởng đến các cơ quan lân cận. Trường hợp nặng gây ra nhiều biến chứng nguy hại sức khỏe tổng thể.

Áp xe răng khôn nguy hiểm không?

Như đã đề cập, tình trạng áp xe răng khôn cần được điều trị sớm. Trường hợp kéo dài, viêm nhiễm dễ lan rộng và phát sinh các biến chứng nguy hại sức khỏe của người bệnh. Dưới đây là một vài hiện tượng biến chứng thường gặp, bạn đọc cần lưu ý:

Áp xe răng khôn nguy hiểm không?
Người bệnh có thể gặp phải nhiều biến chứng nếu ổ áp xe ngày càng to dần, vỡ
  • Ảnh hưởng xương hàm: Ổ áp xe khi tiến triển với kích thước ngày càng lớn có khả năng bị vỡ. Lúc này, hại khuẩn bắt đầu lan rộng, dẫn đến nguy cơ xương hàm bị tấn công. Đặc biệt là nguy cơ tiêu xương hàm khi viêm nhiễm nặng có thể gây hại cho các răng lân cận, dễ làm lung lay răng, gãy xương.
  • Ảnh hưởng răng số 7: Khả năng nhai suy giảm khi viêm nhiễm từ răng số 8 dần lan sang răng số 7. Tình trạng nhẹ sẽ gây viêm nướu hoặc sâu răng. Tuy nhiên khi viêm nhiễm răng số 7 trở nên nặng nề có thể kéo theo hiện tượng viêm tủy, răng dễ gãy rụng.
  • Lan rộng viêm nhiễm: Ngoài các biến chứng liên quan đến các răng và cơ quan lân cận, tình trạng áp xe răng khôn có thể là nguyên nhân khiến vi khuẩn xâm nhập vào máu, di chuyển đến phổi, tim, não bộ,… gây viêm nhiễm, áp xe các cơ quan khác. Đây là biến chứng nguy hiểm, có nguy cơ đe dọa tính mạng người bệnh.
  • Ảnh hưởng hệ hô hấp: Vi khuẩn có thể tấn công mô mềm, làm viêm các bộ phận trong khoang miệng, hầu họng, thậm chí là di chuyển đến các xoang,…

Giải đáp chi tiết: Áp Xe Răng Kiêng Ăn Gì và Ăn Gì Để Tránh Gây Đau Nhức?

Phương pháp điều trị áp xe răng số 8 hiệu quả

Điều trị áp xe răng không (răng số 8) dựa vào tình trạng tổn thương, vị trí tổn thương mà người bệnh đang gặp phải. Các biện pháp điều trị như sau:

Phương pháp giảm đau tại nhà

Biện pháp “cấp cứu” tạm thời, giúp xoa dịu cơn đau cho bệnh nhân bị áp xe răng khôn. Một số phương pháp được áp dụng như ngậm nước muối ấm, dùng thảo dược thiên nhiên. Tham khảo các biện pháp tại nhà đơn giản như sau:

Phương pháp điều trị áp xe răng số 8 hiệu quả
Dùng các mẹo tại nhà hỗ trợ giảm đau tại chỗ
  • Dùng nước muối ấm: Pha nước muối ấm loãng, ngoài ra bạn cũng có thể dùng nước muối sinh lý, ngậm trong khoảng 3 – 5 phút. Nhổ bỏ phần nước muối rồi súc miệng lại với nước sạch. Thực hiện mỗi sáng và tối trước khi đi ngủ.
  • Dùng thảo dược thiên nhiên: Một số loại lá thảo dược có tác dụng kháng viêm, giảm áp xe răng cho bệnh nhân như lá trầu không, lá trà, đinh hương hoặc nha đam tươi,…

Điều trị nội khoa bằng thuốc Tây

Dưới đây là một số thuốc thường được dùng trong điều trị áp xe răng số 8:

  • Thuốc kháng sinh: Thường dùng là amoxicillin, metronidazole, tetracycline, doxycycline,…
  • Thuốc giảm đau hạ sốt: Thường sử dụng paracetamol hoặc thuốc NSAID
  • Nước súc miệng: Nước súc miệng có chứa hoạt chất kháng khuẩn, giảm viêm, phòng nguy cơ viêm nhiễm lan rộng ảnh hưởng đến cơ quan lân cận.

Dùng thuốc và các sản phẩm tân dược theo hướng dẫn. Không tự ý thay đổi liều dùng để giảm nguy cơ gặp tác dụng phụ.

Áp dụng biện pháp xâm lấn

Trường hợp ổ áp xe có kích thước lớn, nguy cơ vỡ gây viêm nhiễm nặng nề, bệnh nhân có thể được chỉ định áp dụng các biện pháp xâm lấn đề điều trị. Chẳng hạn như dẫn lưu mủ, bọc răng sứ hoặc nhổ bỏ hoàn toàn răng số 8 để ngăn chặn rủi ro cho bệnh nhân. Cụ thể như sau:

Phương pháp điều trị áp xe răng số 8 hiệu quả
Áp dụng biện pháp xâm lấn giúp ngăn nguy cơ áp xe biến chứng, chấm dứt hiện tượng viêm nhiễm tại chỗ
  • Dẫn lưu mủ: Phương pháp được thực hiện cho các đối tượng bị áp xe lại vị trí nướu răng, tình trạng áp xe cấp tính.
  • Bọc răng sử: Áp dụng cho tình trạng răng bị tổn thương nặng nề, thay đổi cấu trúc, ảnh hưởng đến chức năng của các răng khác sẽ được chỉ định giải pháp bọc răng sứ.
  • Nhổ răng số 8: Biện pháp áp dụng cho người bị áp xe, răng khôn mọc ngầm, lệch về một hướng, ảnh hưởng đến các răng còn lại về sau này

Người bệnh nên tìm hiểu và lựa chọn địa chỉ thăm khám uy tín, chất lượng. Thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ nha khoa để vùng tác động sớm hồi phục, bảo vệ sức khỏe răng miệng và phòng ngừa các rủi ro gây hại sức khỏe.

Cách phòng ngừa nguy cơ áp xe răng khôn

Răng khôn hay còn gọi là răng số 8 khó tiếp cận để làm sạch, nhiều người chủ quan khiến vi khuẩn lưu trú, lâu ngày tấn công gây sâu răng, viêm nhiễm,… Trường hợp áp xe răng khôn xảy ra không được phát hiện và điều trị sớm có nguy cơ phát sinh nhiều biến chứng.

Cách phòng ngừa nguy cơ áp xe răng khôn
Chăm sóc răng miệng, điều chỉnh thói quen ăn uống để giảm thiểu rủi ro gặp phải các bệnh lý nha khoa

Do đó, các chuyên gia khuyến cáo bạn nên chủ động phòng tránh chứng bệnh này càng sớm càng tốt. Dưới đây là một vài lưu ý:

  • Chú ý vấn đề vệ sinh răng miệng hàng ngày, lựa chọn sản phẩm kem đánh răng, bàn chải đánh răng phù hợp
  • Trường hợp phát hiện răng khôn bị lệch, có khả năng ảnh hưởng đến hệ thống cấu trúc răng nên chủ động loại bỏ chúng càng sớm càng tốt
  • Bên cạnh đó, bạn đọc nên điều chỉnh thói quen ăn uống phù hợp hơn, hạn chế ăn các món dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, chiên rán, đồ ăn quá cứng, dai,…
  • Ưu tiên ăn nhiều rau củ quả, trái cây tươi, bổ sung cho cơ thể nhiều nước, uống nước ép trái cây tươi thay cho nước ép đóng chai hoặc các thức uống chứa cồn, chất kích thích,…
  • Thăm khám răng định kỳ, lấy cao răng giúp phòng ngừa vi khuẩn lưu trú gây hại cho răng

Áp xe răng khôn là tình trạng viêm nhiễm răng miệng phổ biến hiện nay. Trường hợp ổ áp xe ngày càng lớn, không được kiểm soát có thể phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, ngay khi nhận thấy cơ thể có biểu hiện bất thường, bạn nên chủ động khám sớm và điều trị theo hướng dẫn của nha sĩ để đảm bảo an toàn.

Có thể bạn quan tâm

Áp xe răng là gì? Có nguy hiểm không?

Áp Xe Răng: Biểu Hiện và Cách Điều Trị, Xử Lý Cơn Đau

Áp xe răng có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, đây là một trong các bệnh lý nha khoa thường gặp hiện nay. Trường hợp bệnh diễn...
Áp xe quanh chân răng có ổ là gì?

Áp Xe Quanh Chân Răng Có Ổ Là Gì? Phòng Ngừa Sao?

Áp xe quanh chân răng có ổ gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng đời sống và sức...

Mức độ nguy hiểm của bệnh áp xe răng

Áp Xe Răng Có Tự Khỏi Không? [Nhận Định Từ Chuyên Gia]

Áp xe răng có tự khỏi không là thắc mắc của nhiều người bệnh. Theo các chuyên gia, việc phát...

Áp xe răng sữa là gì? Nguyên nhân gây bệnh

Áp Xe Răng Sữa Có Nên Nhổ Răng Không? [Bác Sĩ Lý Giải]

Áp xe răng sữa có nên nhổ răng không là thắc mắc được nhiều phụ huynh quan tâm. Bởi hiện...

Áp Xe Răng Uống Thuốc Gì? 7 Loại Thuốc Điều Trị Tốt Nhất

Bệnh áp xe răng sẽ được chữa khỏi nhanh hơn nếu lựa chọn và sử dụng đúng thuốc. Do vậy,...

Các yếu tố liên quan đến chi phí điều trị áp xe răng

Chi Phí Điều Trị Áp Xe Răng Hết Bao Nhiêu? [Nha sĩ chia sẻ]

Chi phí điều trị áp xe răng hết bao nhiêu chắc hẳn là thắc mắc được nhiều bệnh nhân quan...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *