Áp Xe Quanh Chân Răng Có Ổ Là Gì? Phòng Ngừa Sao?

Áp xe quanh chân răng có ổ gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng đời sống và sức khỏe của người bệnh. Cơn đau có thể xuất hiện âm ỉ cho đến nặng nề tùy vào mức độ tổn thương người bệnh gặp phải. Cần sớm phát hiện và có biện pháp can thiệp để phòng tránh rủi ro ổ áp xe biến chứng.

Áp xe quanh chân răng có ổ là gì?

Như các bạn đã biết, bệnh áp xe răng xảy ra khi mủ tích tụ trong răng, chân hoặc nướu răng khiến cho người bệnh gặp phải nhiều triệu chứng khó chịu. Trong đó, tình trạng áp xe quanh chân răng ngày càng phổ biến.

Áp xe quanh chân răng có ổ là gì?
Áp xe quanh chân răng có ổ gây đau nhức khó chịu, kèm theo nhiều biểu hiện toàn thân khác

Đây là dạng áp xe do nhiễm trùng gây ra tại vị trí chân răng, hình thành các ổ mủ, gây viêm hoặc chết tủy răng, mất răng nếu không được phát hiện điều trị sớm. Áp xe quanh chân răng có mủ được đánh giá là hiện tượng viêm nhiễm do vi khuẩn gây ra ở mức độ cấp tính, cần được điều trị nha khoa càng sớm càng tốt.

Bệnh có thể xảy ra ở mọi độ tuổi khác nhau, trong đó phổ biến nhất là ở trẻ em, người cao tuổi, có sức đề kháng kém. Trường hợp bệnh kéo dài, viêm nhiễm có thể dẫn đến áp xe nha chu, gây tổn thương ổ răng nghiêm trọng, cơn đau kéo dài, lan rộng ra vùng cổ, mang tai,… hoặc biến chứng đe dọa đến tính mạng.

Triệu chứng áp xe quanh chân răng có ổ

Bạn có thể nhận biết áp xe quanh chân răng có ổ thông qua các biểu hiện quan sát bằng mắt thường, kèm theo các triệu chứng điển hình. Nhất là cơn đau nhức hình thành ngay khi ổ mủ bắt đầu xuất hiện. Bệnh ngày càng chuyển biến nặng hơn khi ổ áp xe không được kiểm soát, phát triển dần về kích thước, chứa nhiều mủ bên trong.

Nếu bạn nhận thấy răng miệng có các biểu hiện dưới đây nên chủ động đến gặp bác sĩ nha khoa để được hỗ trợ điều trị sớm:

  • Nướu răng quanh chân răng bị sưng từng cục lớn, bên trong có chứa dịch mủ.
  • Trường hợp chân răng sưng nặng còn có nguy cơ bị tứa máu, chảy dịch.
  • Ê nhức, đau buốt vùng chân răng bị tổn thương, cơn đau nặng nề hơn khi người bệnh nhai hoặc nói.
  • Hiện tượng áp xe còn kéo theo các biểu hiện toàn thân khác như sốt, mất ngủ, chán ăn, mệt mỏi cơ thể,…
  • Miệng có mùi hôi khó chịu, thường xuyên có cảm giác đắng miệng, chua miệng bất thường, nước bọt tiết ra ít hơn, miệng dễ bị khô.
  • Khi sờ vào vùng sưng bị đau nhói, răng dễ bị lung lay, cảm giác không chắc chắn.

Nhiều người chủ quan khi nhận thấy các biểu hiện kể trên. Tuy nhiên hiện tượng áp xe có thể tiến triển nặng nề nếu không được kiểm soát, đặc biệt là khi dịch mủ bị tồn đọng quá lâu, ngày càng nhiều khiến ổ áp xe to ra. Nếu không may ổ áp xe quanh chân răng bị vỡ có thể lan rộng vi khuẩn, gây ra nhiều hệ lụy khác.

Nguyên nhân gây áp xe quanh chân răng có ổ

Áp xe quanh chân răng có ổ nói riêng và tình trạng áp xe răng nói chung xảy ra do ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Trong đó thường gặp nhất là do sâu răng kéo dài, khiến vi khuẩn xâm nhập sâu, tấn công các bộ phận khác trong răng. Các ổ sâu răng lởm chởm gây đau nhức và ê răng khó chịu.

Nguyên nhân gây áp xe quanh chân răng có ổ
Tình trạng áp xe có thể xảy ra do ảnh hưởng bởi các bệnh răng miệng khác như sâu răng, viêm tủy,…

Tình trạng này kéo dài không được kiểm soát làm do răng yếu dần, vi khuẩn xâm lấn sâu vào khoang tủy răng, dần ăn mòn chân răng hay còn gọi là chóp răng. Lúc này, viêm nhiễm trở nên nặng nề hơn, túi mủ hình thành với kích thước ngày càng lớn.

Các yếu tố có liên quan gây ra hiện tượng áp xe quanh chân răng có ổ kể đến như:

  • Thói quen vệ sinh răng miệng kém của nhiều người là nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề răng miệng. Trong đó có thể kể đến tình trạng sâu răng, áp xe răng, viêm tủy răng,…
  • Chế độ ăn uống nhiều chất đường ngọt, béo, thức ăn khó nhai,… có thể là nguyên nhân khiến răng bị tổn thương, tạo điều kiện cho vi khuẩn lưu trú, tấn công răng.
  • Người có răng mọc lệch, răng ngầm, mọc ngang, chấn thương té ngã gây sứt mẻ hoặc nứt răng,… cũng được xem là các yếu tố nguy cơ giúp vi khuẩn lưu trí, gây hại cho răng miệng.
  • Người mắc bệnh làm suy giảm hệ miễn dịch như bệnh tim, tiểu đường, HIV,… hoặc người cao tuổi sức đề kháng kém có nhiều khả năng mắc các bệnh về răng miệng.
  • Bên cạnh các nguyên nhân kể trên, tình trạng áp xe răng có thể xảy ra do ảnh hưởng từ thói quen sinh hoạt, thiếu ngủ, stress, áp lực trong thời gian dài, sử dụng thuốc tân dược gặp tác dụng phụ, lạm dụng thuốc lá, rượu bia, mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản,….

Phát hiện nguyên nhân gây bệnh và có các điều chỉnh phù hợp góp phần điều trị áp xe quanh chân răng có ổ nhanh chóng và hiệu quả hơn, bảo vệ sức khỏe.

Áp xe quanh chân có ổ nguy hiểm như thế nào?

Hiện tương áp xe quanh chân răng kèm theo ổ mủ càng to càng có nguy cơ biến chứng. Do đó, bạn đọc nên chủ động khám chữa sớm ngay khi nhận thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường. Trường hợp áp xe kéo dài, phát sinh biến chứng không chỉ ảnh hưởng đời sống mà còn gây nhiều hệ lụy cho sức khỏe.

Áp xe quanh chân có ổ nguy hiểm như thế nào?
Tình trạng nhiễm trùng có nguy cơ lan rộng, gây ảnh hưởng đến đời sống và sức khỏe của bệnh nhân

Dưới đây là một vài rủi ro có thể xảy ra, người bệnh cần chủ động khám chữa sớm để phòng tránh:

  • Áp xe răng chuyển sang giai đoạn mãn tính có nguy cơ hình thành các khối u nang ở quanh chân răng. Bên cạnh đó còn có nguy cơ dẫn đến các bệnh lý khác về xương hàm,…
  • Viêm xoang hàm trên là một trong những vấn đề thường gặp ở người bị áp xe quanh chân răng có ổ. Người bệnh lúc này sẽ gặp phải các biểu hiện đặc trưng của viêm xoang như đau đầu, chảy mũi, sốt,…
  • Trường hợp viêm nhiễm lan rộng, tủy xương có thể bị viêm nhiễm theo. Đây được xem là hệ lụy khi viêm nhiễm vào máu, đi theo đường dẫn của máu đến xương khớp và các cơ quan khác.
  • Nhiễm trùng máu được xem là biến chứng nguy hiểm nhất mà người mắc áp xe quanh chân răng có ổ gặp phải. Vi khuẩn theo máu đến gây hại cho xương khớp, gây viêm hàm trên, vùng cổ, ảnh hưởng hệ tim mạch, huyết áp,…

Không nên chủ quan khi mắc phải áp xe chân răng. Trường hợp ổ mủ phát triển kích thước, vỡ ra có thể lây lân viêm nhiễm cho người xung quanh. Khi nhận thấy cơ thể có biểu hiện bất thường, bạn nên chủ động thăm khám và điều trị sớm.

Chẩn đoán và điều trị áp xe quanh chân răng có ổ

Khi nhận thấy răng có biểu hiện lạ, bạn đến nha khoa uy tín thăm khám sẽ được bác sĩ hỗ trợ, chỉ ra nguyên nhân và có biện pháp khắc phục phù hợp. Theo đó, bác sĩ nha khoa sẽ tiến hành kiểm tra bằng tay, thăm khám mức độ đau nhức và tình trạng tổn thương chân răng đang diễn ra. Một số phương pháp như chụp X quang, CT,… được thực hiện để xác định nguyên nhân gây bệnh.

Sau khi có chẩn đoán cuối cùng, dựa vào mức độ áp xe của người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định biện pháp can thiệp phù hợp. Dưới đây là các cách được áp dụng:

Biện pháp tạm thời

Biện pháp tạm thời giúp điều trị tại chỗ áp xe quanh chân răng có ổ là rạch túi mủ và đưa dịch ra ngoài. Thủ thuật thực hiện nhằm mục địch ngăn ngừa biến chứng lan rộng. Người thực hiện sẽ dùng dao nha khoa rạch một đường tại chân răng, sau đó bơm rửa túi mủ sạch sẽ, sát khuẩn.

Chẩn đoán và điều trị áp xe quanh chân răng có ổ
Rạch hút dịch trong ổ áp xe giúp điều trị tại chỗ, ngăn nguy cơ viêm nhiễm biến chứng

Biện pháp này thực hiện không quá phức tạp, người bệnh chỉ cần mất một thời gian ngắn để chữa trị tình trạng viêm nhiễm ổ áp xe. Tuy nhiên trường hợp người đang mắc bệnh tim, bị rối loạn đông máu hoặc có tiền sử dị ứng thuốc tê sẽ được tư vấn để áp dụng phương pháp phù hợp, an toàn hơn.

Thực hiện rạch ổ áp xe và đưa dịch mủ ra ngoài kịp lúc giúp điều trị áp xe quanh chân răng hiệu quả. Thông qua đó, người bệnh phòng ngừa được nguy cơ biến chứng, kiểm soát tình trạng nhiễm trùng nhanh chóng, tại chỗ. Tuy nhiên sau khi rạch hút mủ áp xe, bệnh vẫn có nguy cơ tái phát nếu người bệnh không chăm sóc răng miệng đúng cách.

Dùng thuốc

Sử dụng thuốc sau khi rạch đưa dịch mủ áp xe ra ngoài theo hướng dẫn của bác sĩ. Tùy mức độ tổn thương và tình trạng thực tế của bệnh nhân, thuốc sẽ được chỉ định phù hợp. Các loại thường dùng như:

  • Thuốc kháng sinh: Sử dụng thuốc kháng sinh giúp tiêu diệt, ức chế hoạt động của các vi khuẩn. Đa số các trường hợp điều trị được chỉ định dùng thuốc kháng sinh. Chẳng hạn dùng kháng sinh đường uống như amoxicillin, erythromycin,… liên tục trong 5 – 7 ngày để kiểm soát tình trạng nhiễm trùng, ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm lan rộng.
  • Thuốc chống viêm: Một số loại thuốc như lysozyme, dexamethasone,… Tác dụng của thuốc giúp cải thiện hiện tượng sưng phù, viêm nhiễm tại nướu răng. Thông thường người bệnh sẽ được chỉ định dùng thuốc trong 3 – 5 ngày liên tục để kiểm soát tình trạng áp xe quanh chân răng có ổ.
  • Thuốc giảm đau, thuốc hạ sốt: Chỉ định cho trường hợp răng bị áp xe gây đau nhức dữ dội kèm theo sốt cao. Sử dụng thuốc theo liều dùng được bác sĩ nha khoa chỉ định.

Dùng thuốc tân dược giúp kiểm soát cơn đau nhanh chóng, phòng ngừa nguy cơ viêm nhiễm lan rộng. Để quá trình điều trị đạt hiệu quả tốt nhất, bạn đọc nên kết hợp chăm sóc, vệ sinh răng miệng đúng cách, hạn chế nguy cơ ảnh hưởng đến vùng tổn thương làm ổ áp xe ngày càng nặng nề hơn.

Nhổ răng

Trường hợp ổ áp xe quanh chân răng có kích thước lớn, nguy cơ vỡ và lan rộng viêm nhiễm cao, bác sĩ sẽ chỉ định giải pháp nhổ răng để loại bỏ hoàn toàn ổ sưng viêm. Phương pháp mang lại hiệu quả nhanh, giúp giảm nguy cơ lan rộng viêm nhiễm, thích hợp cho đối tượng bệnh nặng, chân răng không còn khả năng phục hồi.

Chẩn đoán và điều trị áp xe quanh chân răng có ổ
Trường hợp áp xe quanh chân răng diễn biến nặng nề, bác sĩ có thể chỉ định nhổ bỏ răng tổn thương

Tuy nhiên, việc tác động loại bỏ hoàn toàn răng bị tổn thương có thể gây mất thẩm mỹ, ngoài ra còn giảm khả năng nhai cho bệnh nhân. Do đó, bác sĩ có thể tư vấn cho người bệnh sử dụng các loại răng nhân tạo thay thế vào vị trí răng thật được loại bỏ.

Điều trị nội nha

Phương pháp nhằm bảo tồn răng cho người bệnh, đồng thời khắc phục tình trạng viêm nhiễm tại chân răng hay khoang tủy. Hiện nay, điều trị nội nha là hướng điều trị áp xe chân răng có ổ được nhiều người áp dụng.

Theo đó, phần tủy bị hoại tử sẽ được loại bỏ hoàn toàn, khoang tủy sau đó sẽ được làm sạch và trám lại bằng vật liệu nha khoa. Ngoài ra, phương pháp này cũng giúp bác sĩ bít các hố bị sâu răng, phục hồi tình trạng răng lợi như bình thường, phòng nguy cơ tổn thương răng tạo điều kiện cho vi khuẩn lưu trú, gây bệnh.

Vệ sinh răng miệng đúng cách

Bên cạnh áp dụng điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, người bệnh nên lưu ý cách chăm sóc, vệ sinh răng miệng để đẩy nhanh hiệu quả điều trị, phòng ngừa biến chứng. Bạn đọc lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Không chải răng thường xuyên, chỉ thực hiện tối đa 3 lần mỗi ngày, tốt nhất là thực hiện sau khi ăn và trước khi đi ngủ. Bàn chải dùng loại có đầu lông mềm, không sử dụng cải quá to hoặc quá lớn so với hàm răng. Chải răng theo hình xoắn ốc, từ trên xuống từ dưới lên, thực hiện 2 – 3 phút.
  • Sử dụng sản phẩm chăm sóc răng miệng phù hợp, sau khi chải răng có thể sử dụng dung dịch súc miệng để tăng hiệu quả bảo vệ răng, diệt vi khuẩn. Tránh ăn ngay sau khi súc miệng bằng dung dịch chuyên dụng ít nhất 30 phút.
  • Không nên sử dụng tăm xỉa răng, bạn có thể thay thế bằng cách sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch thức ăn mắc tại kẽ răng.
  • Sử dụng nước muối ngậm, súc miệng trong trường hợp phát hiện nướu răng có biểu hiện sưng đau, viêm nhiễm, miệng có mùi hôi bất thường.
  • Để tăng tiết nước bọt, bạn có thể nhai kẹo cao su không đường. Uống đủ nước, ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi,… Hạn chế các món cay nóng, chiên rán, kẹo ngọt, mứt,…

Áp dụng điều trị bằng biện pháp phù hợp kết hợp với chăm sóc răng miệng đúng cách giúp bạn sớm chữa trị khỏi tình trạng áp xe quanh chân răng có ổ. Sau điều trị, bạn đọc nên lưu ý theo dõi, quan sát biểu hiện bất thường, trường hợp nghi ngờ viêm nhiễm tái phát nên chủ động khám chữa sớm.

Phòng ngừa áp xe quanh chân răng có ổ

Áp xe răng nói chung và áp xe quanh chân răng có ổ nói riêng là tình trạng nha khoa thường gặp hiện nay. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào. Thay vì tốn thời gian và công sức điều trị bệnh, chuyên gia khuyến khích mọi người nên chủ động phòng ngừa và chăm sóc răng miệng ngay từ đầu. Một vài lưu ý như sau:

Phòng ngừa áp xe quanh chân răng có ổ
Chủ động chăm sóc răng miệng, thăm khám nha khoa định kỳ để kịp thời theo dõi và phát hiện các rủi ro
  • Vệ sinh răng miệng hàng ngày đúng cách, bảo vệ tránh khỏi các bệnh lý về nha khoa như sâu răng, viêm nướu,… hình thành và phát triển dẫn đến hiện tượng áp xe.
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp, kiêng thuốc lá, đồ uống chứa cồn,… Tránh các món cứng, dai, chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhiều đường, bánh kẹo ngọt,… nhất là không ăn vào buổi đêm, trước khi đi ngủ.
  • Sử dụng bàn chải đánh răng, kem đánh răng phù hợp. Tập đánh răng mỗi ngày trước khi đi ngủ, sau khi ăn, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ.
  • Thăm khám nha khoa định kỳ, kiểm tra tình trạng răng miệng để sớm phát hiện bất thường và điều trị, phòng ngừa nguy cơ biến chứng.

Áp xe quanh chân răng có ổ phát triển nặng nề gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng sức khỏe và đời sống. Trường hợp nghiêm trọng thậm chí còn có nguy cơ đe dọa tính mạng của người bệnh. Do đó bạn đọc nên chủ động khám chữa sớm nếu nhận thấy các biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh.

Có thể bạn quan tâm:

Áp xe răng khôn nguy hiểm không?

Áp Xe Răng Khôn (Răng Số 8) Nguy Hiểm Không? [Giải Đáp]

Áp xe răng khôn cần được phát hiện và điều trị để tránh gây ra các biến chứng nguy hiểm....

Áp xe răng ở trẻ em là gì?

Áp Xe Răng Ở Trẻ Em: Dấu Hiệu và Các Biện Pháp Điều Trị

Áp xe răng ở trẻ em là một trong những vấn đề được phụ huynh quan tâm. Đây là tình...

Các yếu tố liên quan đến chi phí điều trị áp xe răng

Chi Phí Điều Trị Áp Xe Răng Hết Bao Nhiêu? [Nha sĩ chia sẻ]

Chi phí điều trị áp xe răng hết bao nhiêu chắc hẳn là thắc mắc được nhiều bệnh nhân quan...

Áp xe răng sữa là gì? Nguyên nhân gây bệnh

Áp Xe Răng Sữa Có Nên Nhổ Răng Không? [Bác Sĩ Lý Giải]

Áp xe răng sữa có nên nhổ răng không là thắc mắc được nhiều phụ huynh quan tâm. Bởi hiện...

Áp Xe Răng Kiêng Ăn Gì và Ăn Gì Để Tránh Gây Đau Nhức?

Chế độ ăn uống hàng ngày có tác động rất lớn đến quá trình hồi phục của bệnh áp xe...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.