Áp Xe Răng Có Tự Khỏi Không? [Nhận Định Từ Chuyên Gia]

Áp xe răng có tự khỏi không là thắc mắc của nhiều người bệnh. Theo các chuyên gia, việc phát hiện bệnh sớm, điều chỉnh thói quen sinh hoạt, chủ động bảo vệ răng miệng có thể giúp triệu chứng áp xe thuyên giảm. Tuy nhiên thực tế khi ổ áp xe đã hình thành, tụ dịch mủ thì việc tự khỏi chiếm tỷ lệ thấp và gần như khó xảy ra.

Mức độ nguy hiểm của bệnh áp xe răng

Chắc hẳn các bạn cũng đã biết, áp xe răng là một trong số tình trạng nhiễm trùng răng có mức độ phổ biến hiện nay. Nguyên nhân gây bệnh liên quan mật thiết với hiện tượng sâu răng. Theo đó, người bị sâu răng không điều trị một thời gian dài khiến vi khuẩn lưu trú, tấn công sâu hình thành ổ áp xe.

Mức độ nguy hiểm của bệnh áp xe răng
Ổ áp xe răng hình thành gây ra nhiều biểu hiện bất thường, đặc biệt là cơn đau nhức khó chịu, sưng tấy, hôi miệng,…

Tổn thương có thể xảy ra ở chân răng, nha chu, tùy mức độ nặng, nhẹ của ổ áp xe mà người bệnh sẽ gặp phải các triệu chứng tương ứng. Nhìn chung, người bị áp xe răng sẽ không tránh khỏi hiện tượng đau nhức răng khó chịu, kèm theo biểu hiện hôi miệng, đau rát nặng hơn khi nhai thức ăn cứng, dai, nói chuyện thường xuyên,….

Không những thế, người bệnh còn có nguy cơ gặp phải các biểu hiện toàn thân như sốt, mệt mỏi, suy nhược,… khi ổ áp xe hình thành kích thước ngày càng lớn. Trường hợp bệnh không được kiểm soát, nhiều rủi ro phát sinh biến chứng. Theo các chuyên gia, áp xe răng có thể kéo theo nhiều hệ lụy, chẳng hạn như:

  • Nhiễm trùng lan rộng đến xương trong hàm, khiến xương dễ gãy, tiêu biến.
  • Nhiễm trùng đến các mô mềm ở vùng mặt, xoang miệng, vùng cổ,…
  • Ảnh hưởng hệ hô hấp, dễ gây tắc nghẽn.
  • Lan rộng áp xe đến các cơ quan khác.
  • Ảnh hưởng đến hệ thần kinh, não bộ.
  • Nguy hiểm nhất là rủi ro nhiễm trùng máu có khả năng đe dọa tính mạng của người bệnh.

Chính vì tiềm ẩn nhiều nguy cơ kể trên, người bị áp xe răng cần nhanh chóng khám chữa sớm ngay khi nhận thấy các biểu hiện lạ. Trường hợp chủ quan, ổ áp xe tụ nhiều dịch mủ có khả năng bị vỡ, lan rộng viêm nhiễm, phát sinh nhiều vấn đề không mong muốn làm ảnh hưởng chất lượng cuộc sống và sức khỏe.

Do các triệu chứng của bệnh dễ nhầm lẫn với các vấn đề nha khoa khác. Nhiều người thắc mắc: “Áp xe răng có tự khỏi không?”. Tuy nhiên, bạn cần biết rằng, bệnh áp xe răng thực tế là chứng bệnh có diễn biến phức tạp, nhất là trường hợp biến chứng nghiêm trọng thậm chí còn gây hại cho tính mạng của bệnh nhân.

Tham khảo thêm: Áp Xe Răng Uống Thuốc Gì? 7 Loại Thuốc Điều Trị Tốt Nhất

Áp xe răng có tự khỏi không?

Như đã đề cập, tình trạng áp xe răng nếu không kiểm soát có khả năng phát sinh nhiều biến chứng. Vi khuẩn xâm nhập từ các tổn thương, sâu răng trước đó không được điều trị dứt điểm. Chúng tấn công và gây tụ mủ ở trong răng và nướu răng. Ổ dịch ngày càng lớn hơn về kích thước nếu không được kiểm soát.

Áp xe răng có tự khỏi không?
Ổ áp xe răng không điều trị có khả năng phát sinh nhiều biến chứng

Ngoài cơn đau nhức khó chịu, tại vị trí răng bị nhiễm trùng còn sưng tấy, viêm đỏ, khi sờ vào cảm giác đau nhức tăng lên. Rất ít trường hợp ổ mủ tự tiêu biến mà không có sự can thiệp điều trị. Nhiều người đặt ra câu hỏi: “Áp xe răng có tự khỏi không?”, câu trả lời là không.

Theo các chuyên gia, tình trạng áp xe chỉ có thể khỏi khi được can thiệp điều trị bằng các biện pháp nha khoa. Do đó, nếu bạn nhận thấy có các biểu hiện bất thường, tốt nhất nên chủ động đến gặp bác sĩ nha khoa để được khám chữa sớm, tránh trường hợp ổ áp xe biến chứng ảnh hưởng sức khỏe và đời sống.

Các phương pháp điều trị áp xe răng

Vậy, để điều trị áp xe răng phải làm sao? Trước hết bạn nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra tình trạng răng miệng. Trường hợp ổ mủ mới hình thành, việc điều trị sẽ không quá khó khăn. Tuy nhiên đối với bệnh nhân bị áp xe răng nghiêm trọng, không thể điều trị bảo tồn có thể được chỉ định nhổ răng để tránh áp xe lan rộng.

Dưới đây là các phương pháp điều trị áp xe răng được áp dụng hiện nay:

Dùng thuốc kháng sinh

Tùy tình trạng áp xe mà người bệnh đang gặp phải, bác sĩ sẽ chỉ định phương án can thiệp phù hợp. Việc dùng thuốc kháng sinh không phải lúc nào cũng thật sự cần thiết. Trường hợp nhiễm trùng chưa lan rộng, khu trú tại một vị trí sẽ không cần dùng đến loại thuốc này.

Tuy nhiên, đối với bệnh nhân nhiễm trùng nặng, xương hàm bị vi khuẩn lan rộng, tấn công, ngoài ra các răng xung quanh, mô mềm,… bị ảnh hưởng bởi áp xe sẽ được chỉ định dùng thuốc kháng sinh để kiểm soát. Dựa vào mức độ áp xe, thuốc sẽ được chỉ định các loại phù hợp.

Mục đích sử dụng thuốc kháng sinh là giúp hạn chế nguy cơ vi khuẩn lan rộng gây nhiễm trùng nặng nề hơn. Bên cạnh đó, thuốc còn được chỉ định trong trường hợp bệnh nhân bị suy giảm hệ thống miễn dịch nghiêm trọng, cần dùng thuốc hỗ trợ để ngăn sự tiến triển của tình trạng nhiễm trùng.

Điều trị tủy răng

Phương pháp được chỉ định nhằm loại bỏ ổ áp xe và hạn chế sự lây lan nhiễm trùng ra các khu vực lân cận. Người bệnh cũng có thể duy trì được chức năng của răng mà không cần nhổ bỏ chúng. Theo đó, bác sĩ sẽ tiến hành hút tủy răng bị viêm nhiễm, loại bỏ ổ mủ bên trong răng.

Các phương pháp điều trị áp xe răng
Bác sĩ thăm khám và chỉ định phương pháp điều trị áp xe răng cho bệnh nhân

Sau khi thủ thuật thực hiện xong, bác sĩ sẽ dùng vật liệu nha khoa để trám kín lại lỗ hỏng trên răng hoặc có thể dùng răng sứ bọc lại răng để bảo vệ các vùng răng bị tác động.

Tham khảo thêm: Áp Xe Răng Sữa Có Nên Nhổ Răng Không? [Bác Sĩ Lý Giải]

Nhổ răng

Trường hợp áp xe răng diễn biến nặng nề, ngoài phương án nhổ răng không còn đáp ứng bất kỳ cách chữa trị nào, bác sĩ sẽ tư vấn và tiến hành cho người bệnh. Đây là biện pháp can thiệp sau cùng nếu các biện pháp khác không mang lại hiệu quả tốt nhất. Nhổ bỏ phần răng bị áp xe, loại bỏ ổ mủ giúp tránh trường hợp nhiễm trùng lan ra các khu vực khác.

Hy vọng qua bài viết, bạn đọc đã giải đáp được thắc mắc: “Áp xe răng có tự khỏi không?”. Thực tế bệnh lý răng miệng này không thể tự khỏi nếu không can thiệp điều trị. Nhất là khi người bệnh không chăm sóc, bảo vệ răng miệng đúng cách có thể khiến ổ áp xe lớn dần, làm lan rộng tình trạng nhiễm trùng. Do đó, nếu nhận thấy các biểu hiện áp xe răng, bạn nên chủ động đến gặp bác sĩ để khám và điều trị sớm.

Có thể bạn quan tâm

Áp xe răng khôn nguy hiểm không?

Áp Xe Răng Khôn (Răng Số 8) Nguy Hiểm Không? [Giải Đáp]

Áp xe răng khôn cần được phát hiện và điều trị để tránh gây ra các biến chứng nguy hiểm....

Nguyên nhân gây áp xe quanh chóp răng

Áp Xe Quanh Chóp Răng: Điều Trị và Phòng Ngừa Thế Nào?

Áp xe quanh chóp răng có thể xảy ra với bất kỳ ai. Triệu chứng điển hình là cơn đau...

Áp Xe Răng Kiêng Ăn Gì và Ăn Gì Để Tránh Gây Đau Nhức?

Chế độ ăn uống hàng ngày có tác động rất lớn đến quá trình hồi phục của bệnh áp xe...

Áp Xe Răng Uống Thuốc Gì? 7 Loại Thuốc Điều Trị Tốt Nhất

Bệnh áp xe răng sẽ được chữa khỏi nhanh hơn nếu lựa chọn và sử dụng đúng thuốc. Do vậy,...

Vỡ áp xe răng là gì?

Vỡ Áp Xe Răng: Dấu Hiệu, Hướng Điều Trị và Phòng Ngừa

Vỡ áp xe răng có nguy cơ kéo theo các biến chứng nguy hiểm khác. Đặc biệt trường hợp không...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *