Dùng lá ngải cứu chữa ho có tốt không?
Nhờ khả năng kháng viêm và kháng khuẩn cao, lá ngải cứu thường được dùng trong điều trị những bệnh lý liên quan đến viêm nhiễm đường hô hấp, trong đó có bệnh ho. Vậy dùng lá ngải cứu chữa ho có tốt không? người bệnh cần thực hiện bài thuốc như thế nào để đảm bảo an toàn và mang lại hiệu quả chữa bệnh cao? Thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này.
Dùng lá ngải cứu chữa ho có tốt không?
Ngải cứu có danh pháp khoa học là Artemisia vulgaris. Dược liệu còn có tên gọi khác là thuốc cứu, điềm ngải, nhã ngải, thuốc điệp, y thảo, chích thảo, băng đài, ngải nhung, kỳ ngải cứu… Đây là một loại dược liệu thuộc họ Cúc (danh pháp khoa học: Asteraceae). Nhờ khả năng kháng viêm, kháng khuẩn cao, cây ngải cứu thường được dùng trong điều trị bệnh ho và một số bệnh lý khác liên quan đến tình trạng viêm nhiễm đường hô hấp. Đó là: Bệnh viêm họng, viêm xoang, viêm mũi dị ứng, viêm amidan, viêm thanh quản, viêm phế quản, hen phế quản…
Theo Y học cổ truyền, dược liệu ngải cứu có mùi thơm nồng, mang trong mình tính ấm, vị đắng có tác dụng thanh nhiệt cơ thể, đào thải độc tố, giảm đau, lợi tiểu, điều hòa khí huyết và cầm máu. Bên cạnh đó nhờ tính ấm và vị đắng, dược liệu ngải cứu còn có khả năng bài trừ phong thấp, giảm đau nhức, chữa kiết lỵ, kích thích hệ tiêu hóa, trị đau bụng do lạnh, nôn mửa, hàn thấp, bạch đới. Thân và lá cây ngải cứu là bộ phận chủ yếu được sử dụng để làm thuốc.
Phần lá của dược liệu có khả năng giảm đau hiệu quả. Đồng thời giúp tiêu viêm và sát khuẩn nhờ thành phần là lượng lớn tinh dầu và nhiều hoạt chất kháng khuẩn. Chính vì thế, trong Đông y, người ta còn dùng dược liệu để điều trị một số bệnh lý khác. Gồm: Bệnh viêm mũi, viêm da, dị ứng da, đau kinh, đau nhức xương khớp, viêm gan, bệnh do giun…
Ngoài ra phần lá của cây ngải cứu còn có chứa nhiều dưỡng chất và hoạt chất có lợi mang tên: Tricosanol, dehydro matricaria este, tetradecatrilin, cineol… Những hoạt chất này có tác dụng làm giảm kích thích và làm giảm cơn đau thần kinh. Ngoài ra lượng tinh dầu và những dưỡng chất khác được tìm thấy bên trong dược liệu có khả năng khắc phục bệnh ho khan, ho có đờm. Đồng thời giúp người bệnh cải thiện một số dạng ho và những triệu chứng khó chịu đi kèm. Đó là: Ho do viêm họng, ho do sốt, ngứa ngáy cổ họng, đau rát họng, sốt, ho do cảm cúm, nóng…
Hướng dẫn thực hiện bài thuốc dùng lá ngải cứu chữa ho cho cả người lớn và trẻ em
Nhờ công dụng hữu hiệu nêu trên, chúng ta có 6 bài thuốc dùng lá ngải cứu chữa ho có đờm, ho khan, ho lâu ngày cho cả người lớn và trẻ em. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, người bệnh có thể lưu lại và áp dụng một trong những bài thuốc dưới đây:
Bài thuốc điều trị bệnh ho bằng cách xông hơi nước lá ngải cứu
Bài thuốc điều trị bệnh ho bằng cách xông hơi nước lá ngải cứu là một phương pháp chữa bệnh có khả năng mang lại hiệu quả điều trị cao mà không cần phải tốn quá nhiều thời gian và công sức. Bên cạnh đó, nhờ có hơi nóng bốc lên, hoạt chất trong bài thuốc còn có khả năng di chuyển và tác động sâu vào bên trong mũi và họng. Khi đó những dưỡng chất và các hoạt chất trong lá ngải cứu sẽ tác động sâu vào vị trí đang bị viêm. Điều này giúp người bệnh sớm khắc phục tình trạng viêm nhiễm, cắt giảm cơn ho khan và ho có đờm. Đồng thời giúp người bệnh giảm tình trạng đau rát và ngứa họng.
Nguyên liệu:
- 20 gram ngải cứu
- 10 gram lá bưởi
- 10 gram khuynh điệp
- Muối hạt.
Cách thực hiện:
- Sau khi thu hái, loại bỏ phần rễ và lá úa của cây ngải cứu. Bạn chỉ nên chừa lại phần thân và phần lá nguyên của dược liệu
- Rửa ngải cứu, lá bưởi và khuynh điệp với nước
- Dùng muối hạt pha một lượng nước muối loãng vừa đủ
- Ngâm tất cả vị thuốc trong nước muối pha loãng khoảng 15 phút. Hoạt động này sẽ giúp bạn làm sạch bụi bẩn, tạp chất, giúp tăng tính kháng khuẩn. Đồng thời loại bỏ các loại vi khuẩn còn sót lại bên trên bề mặt lá và thân của các vị thuốc
- Vớt dược liệu ra ngoài và rửa sơ với nước sạch
- Mang các vị thuốc phơi dưới bóng râm và gió trong khoảng 5 – 10 tiếng cho héo bớt. Hoặc có thể dùng tươi
- Cho dược liệu ngải cứu, lá bưởi và khuynh điệp vào cối, sau đó thực hiện giã nát
- Cho ngải cứu, lá bưởi và khuynh điệp đã giã vào nồi cùng với 1 lít nước lọc
- Thực hiện đun soi dược liệu trong 15 phút
- Dùng khăn bông lớn hoặc mền trùm kính phần mũi họng và nồi thuốc
- Thực hiện xông thuốc cho đến khi không còn hơi nóng bốc lên hoặc xông trong 30 phút. Người bệnh có thể đun sôi thuốc một lần nữa để xông hoặc dùng nước này để tắm cũng rất tốt.
Người bệnh cần kiên trì sử dụng bài thuốc điều trị bệnh ho bằng cách xông hơi nước lá ngải cứu 1 lần/ngày trong 7 ngày bệnh tình sẽ thuyên giảm đáng kể. Bên cạnh đó bài thuốc còn giúp bạn thư giản cơ thể, máu huyết lưu thông.
Lưu ý: Người bệnh cần giữ khoảng cách thích hợp từ nồi thuốc đến mũi, họng cũng như vùng da mặt để tránh gây bỏng da.
Bài thuốc uống nước lá ngải cứu chữa ho
Uống nước lá ngải cứu chữa ho là bài thuốc chữa bệnh vừa đơn giản dễ thực hiện vừa an toàn và không gây tác dụng phụ. Bên cạnh đó, bài thuốc có tác dụng làm sạch lượng đờm bên trong cổ họng, giúp làm giảm tình trạng ngứa ngáy và đau rát cổ họng. Từ đó giúp giảm ho.
Nguyên liệu:
- 30 gram lá ngải cứu tươi
- Muối hạt.
Cách thực hiện:
- Sau khi thu hái, loại bỏ phần rễ và lá úa của cây ngải cứu, chừa lại phần thân và phần lá nguyên của dược liệu
- Rửa ngải cứu với nước
- Ngâm lá ngải cứu trong nước muối pha loãng khoảng 15 phút để loại bỏ bụi bẩn, tạp chất và các loại vi khuẩn còn sót lại bên trên bề mặt lá
- Vớt dược liệu ra ngoài và rửa sơ với nước sạch, để ráo nước
- Cho dược liệu vào cối và thực hiện giã nát
- Thêm một chút muối hạt vào cùng và giã thêm một lần nữa
- Dùng vải mùng chắt lấy phần nước cốt, bỏ bã
- Ngậm và nuốt từ từ nước cốt lá ngải cứu
- Thực hiện từ 1 – 2 lần/ngày.
Người bệnh cần kiên trì thực hiện bài thuốc uống nước lá ngải cứu chữa ho từ 3 – 5 ngày sẽ nhận thấy tình trạng ho khan, ho có đờm được cải thiện.
Tham khảo thêm: 10 cách trị ho cho trẻ hiệu quả – Không cần dùng thuốc
Bài thuốc kết hợp lá sả, lá tần dầy, lá tía tô và lá ngải cứu chữa ho
Lá sả, lá tần dầy, lá tía tô đều có khả năng kháng viêm và kháng khuẩn cao. Bên cạnh đó các vị thuốc còn có tác dụng ức chế sự phát triển, hoạt động và tiêu diệt các tác loại vi khuẩn gây hại. Hơn thế nhờ những hoạt chất có lợi, lá sả và lá tía tô còn có tác dụng thúc đẩy quá trình làm lành vết thương bên trong cổ họng, giúp hạ sốt và giải cảm. Đồng thời giúp người bệnh cắt giảm cơn ho, làm tiêu đờm, giúp giảm ngứa và đau rát cổ họng. Chính vì thế sự kết hợp của lá ngải cứu, lá sả, lá tần dầy và lá tía tô sẽ tạo ra một bài thuốc điều trị bệnh ho hoàn hảo.
Nguyên liệu:
- 10 gram lá ngải cứu
- 10 gram lá sả
- 10 gram lá tần dầy
- 10 gram lá tía tô.
Cách thực hiện:
- Mang lá ngải cứu, lá sả, lá tần dầy, lá tía tô rửa sạch với nước
- Ngâm các vị thuốc với nước muối pha loãng để tăng tính kháng khuẩn, làm sạch tạp chất và bụi bẩn
- Vớt lá ngải cứu, lá sả, lá tần dầy, lá tía tô ra ngoài và rửa lại với nước
- Cho tất cả vị thuốc vào nồi cùng với 600ml nước lọc
- Thực hiện đun sôi thuốc với lửa nhỏ cho đến khi lượng nước thuốc trong nồi chỉ còn lại 200ml
- Chắt lấy lượng nước thuốc, bỏ bã và uống ngay khi còn ấm.
Người bệnh thực hiện bài thuốc kết hợp lá sả, lá tần dầy, lá tía tô và lá ngải cứu chữa ho 2 lần/ngày cho đến khi bệnh tình có dấu hiệu thuyên giảm.
Bài thuốc chữa ho bằng lá ngải cứu khô
Bài thuốc chữa ho bằng lá ngải cứu khô có khả năng mang những dưỡng chất đi sâu vào trong mũi và họng. Không chỉ có tác dụng chữa ho khan, ho có đờm, bài thuốc này còn giúp người bệnh thông mũi, thông thoáng cổ họng. Đồng thời giúp hạ sốt và giải cảm.
Nguyên liệu: 50 gram thân và lá ngải cứu.
Cách thực hiện:
- Mang thân và lá ngải cứu rửa sạch, để ráo nước
- Phơi ngải cứu trong bóng râm đến khi khô
- Người bệnh mang ngải cứu khô đốt trong một chiếc chậu
- Sau khi đốt, bệnh nhân hít khói của cây ngải cứu khô
Người bệnh cần thực hiện bài thuốc chữa ho bằng lá ngải cứu khô 1 lần/ngày trong 3 – 5 ngày.
Bài thuốc từ bách bộ, cúc tần, cam thảo, tơ hồng vàng và lá ngải cứu chữa bệnh ho
Người lớn và trẻ em có thể điều trị ho lâu ngày, ho khan, ho có đờm kèm theo sốt, cảm và sổ mũi bằng bài thuốc từ bách bộ, cúc tần, cam thảo, tơ hồng vàng và lá ngải cứu chữa bệnh ho. Bài thuốc này là sự kết hợp của các loại thảo dược quý có tác dụng làm dịu niêm mạc, nhuận phế, bổ phổi, hỗ trợ làm ấm và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể và đường hô hấp.
Bên cạnh đó, bài thuốc từ bách bộ, cúc tần, cam thảo, tơ hồng vàng và lá ngải cứu chữa bệnh ho còn có tác dụng điều trị ho do thay đổi thời tiết, cảm cúm. Đồng thồi giúp người bệnh điều trị ho gió, ho có đờm, ho khan, viêm phế quản, nhiệt miệng, viêm phổi, đau rát cổ họng, hạn chế dùng kháng sinh cực hiệu nghiệm.
Nguyên liệu:
- 10 gram bách bộ
- 10 gram cúc tần
- 10 gram cam thảo
- 10 gram tơ hồng vàng
- 10 gram lá ngải cứu.
Cách thực hiện:
- Mang bách bộ, cúc tần, cam thảo, tơ hồng vàng và lá ngải cứu rửa sạch với nước
- Ngâm các vị thuốc với nước muối pha loãng
- Sau 15 phút vớt bách bộ, cúc tần, cam thảo, tơ hồng vàng và lá ngải cứu ra ngoài và rửa lại với nước
- Cho tất cả vị thuốc vào nồi cùng với 800ml nước lọc
- Thực hiện đun sôi thuốc với lửa nhỏ cho đến khi lượng nước thuốc trong nồi chỉ còn lại 400ml
- Chắt lấy lượng nước thuốc, bỏ bã
- Chia thuốc thành 2 lần uống trong ngày và uống ngay khi còn ấm.
Để cải thiện tình trạng ho khan, ho có đờm và một số bệnh lý khác liên quan đến đường hô hấp, người bệnh cần áp dụng bài thuốc từ bách bộ, cúc tần, cam thảo, tơ hồng vàng và lá ngải cứu chữa bệnh ho trong 5 ngày.
Bài thuốc chữa bệnh ho từ lá ngải cứu hấp trứng gà cách thủy
Bài thuốc chữa bệnh ho từ lá ngải cứu hấp trứng gà cách thủy phù hợp cho những bệnh nhân là người lớn và trẻ em bị ho do sốt, ho do cảm. Bởi bài thuốc này không chỉ giúp người bệnh cắt giảm cơn ho mà còn giúp người bệnh giải cảm, hạ sốt, giúp giảm đau nhức đầu, giảm nghẹt mũi, sổ mũi và cắt giảm cơn ho. Hơn thế bài thuốc chữa bệnh ho từ lá ngải cứu hấp trứng gà cách thủy còn giúp người bệnh bồi bổ cơ thể, nâng cao sức khỏe và phòng ngừa một số bệnh lý liên quan đến viêm nhiễm đường hô hấp khác.
Nguyên liệu:
- 20 gram lá ngải cứu
- 1 trứng gà ta.
Cách thực hiện:
- Trứng gà mang đi rửa thật sạch
- Rửa ngải cứu với nước
- Ngâm lá ngải cứu trong nước muối pha loãng 15 phút để loại bỏ bụi bẩn, tạp chất và các loại vi khuẩn còn sót lại bên trên bề mặt lá
- Vớt dược liệu ra ngoài và rửa sơ với nước sạch, để ráo nước
- Thái ngải cứu thành từng khúc vừa ăn
- Mang trứng và lá ngải cứu chưng cách thủy với lửa nhỏ từ 45 – 60 phút. Hoặc bạn có thể cho lá ngải cứu và trứng gà vào nồi sau đó ninh nhừ lên
- Ăn cả lá ngải cứu, trứng gà và uống cả nước vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ.
Người bệnh kiên trì thực hiện bài thuốc chữa bệnh ho từ lá ngải cứu hấp trứng gà cách thủy mỗi ngày cho đến khi bệnh tình có dấu hiệu thuyên giảm.
Bài viết là thông tin xoay quanh vấn đề “Dùng lá ngải cứu chữa ho có tốt không? Cách thực hiện”. Tuy nhiên những thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo. Để đảm bảo an toàn và tính hiệu quả, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi đưa các bài thuốc vào quá trình chữa bệnh. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán và các phương pháp điều trị thay cho bác sĩ có chuyên môn.
Có thể bạn quan tâm
- 5 cách chữa ho khan về đêm – Dứt nhanh cơn ho
- 5 cách chữa ho bằng gừng cho cả người lớn và trẻ nhỏ
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!