Xẹp đốt sống

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI BÁC SĨ DOÃN HỒNG PHƯƠNG – Khoa Xương khớpGiám đốc Chuyên môn Trung tâm Đông Phương Y Pháp – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Xẹp đốt sống xảy ra thường có liên quan đến các yếu tố như thoái hóa, chấn thương vùng cột sống lưng. Bất kỳ ai cũng có khả năng gặp phải tình trạng này, trong đó những đối tượng tuổi tác cao thường có nguy cơ mắc bệnh hơn người trẻ khỏe. Hiện tượng xẹp đốt sống nếu không phát hiện và điều trị có thể gây biến chứng, ảnh hưởng nghiêm trọng đời sống, sức khỏe của bệnh nhân.

Tổng quan

Xẹp đốt sống hay còn được gọi là lún đốt sống là hiện tượng tổn thương đốt sống nhiều bệnh nhân gặp phải. Đốt sống không giữ được chiều cao, bị lún, tổn thương khiến bệnh nhân gặp phải các cơn đau nhức dữ dội.

Xẹp đốt sống
Xẹp đốt sống gây nhiều triệu chứng đau nhức ảnh hưởng đời sống sinh hoạt, sức khỏe của người bệnh

Bất kỳ đối tượng nào cũng có thể mắc phải bệnh lý xương khớp này, trong đó thống kê cho thấy số lượng bệnh nhân cao tuổi chiếm tỷ lệ cao. Người bị xẹp đốt sống gặp khó khăn trong sinh hoạt, đời sống, cơn đau nhức có thể gây nhiều hệ lụy đến sức khỏe.

Trường hợp người bệnh bị đau nhức, mắc bệnh xương khớp như loãng xương thậm chí còn có khả năng bị gãy lún đốt sống. Những đối tượng nguy cơ cao ngoài người lớn tuổi còn có phụ nữ sau mãn kinh. Tỷ lệ nữ giới mắc bệnh cao hơn so với nam giới, đặc biệt là từ giai đoạn trung niên trở về sau.

Phân loại

Dựa trên mức độ xẹp đốt sống người ta phân chia thành 2 nhóm chính:

  • Xẹp đốt sống ngực: Xảy ra phổ biến, đốt sống ngực nằm vị trí trung tâm có nhiệm vụ bảo vệ cơ quan nội tạng bên trong, đồng thời giữ phần xương sườn được cố định. Người bị xẹp đốt sống ngực gặp phải các triệu chứng tại vị trí D12, giáp đốt sống lưng L1 là chủ yếu. Cơn đau xuất hiện và ngày càng dữ dội khi bệnh nhân hít sâu, bị ho, di chuyển nhanh,... Tình trạng kéo dài không được kiểm soát có thể dẫn đến nhiều hệ lụy khác.
  • Xẹp đốt sống lưng: Đốt sống lưng dễ bị tổn thương do phải gánh chịu áp lực cơ thể. Đây là vị trí có khả năng cao bị xẹp đốt sống khi bị thoái hóa hoặc tổn thương do chấn thương, tai nạn. Đốt sống dễ bị xẹp nhất là L1, L2, L5 gây ra các cơn đau nhức khó chịu cho người bệnh. Trường hợp bệnh nhân chủ quan, điều trị chậm trễ có thể dẫn đến thoát vị đĩa điệm, thoái hóa cột sống,...

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Xẹp đốt sống có thể xảy ra do ảnh hưởng bởi thoái hóa xương khớp theo tuổi tác, hiện tượng chấn thương sau tai nạn, té ngã,... và nhiều yếu tố khác. Dưới đây là những nguyên nhân chính có liên quan gây ra hiện tượng xẹp đốt sống, bạn đọc thận trọng:

  • Loãng xương: Tình trạng loãng xương xảy ra chủ yếu ở người có tuổi cao, xương khớp thoái hóa tự nhiên. Loãng xương là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng lún đốt sống. Xương bị xẹp, mềm khiến đốt sống dễ bị tổn thương. Trường hợp bệnh nhân bị loãng xương thực hiện các hoạt động xoay người đột ngột, khiêng vác nặng có thể dẫn đến tổn thương đốt sống. Mặt trước đốt sống bị lún, tạo thành hình nêm, nếu kéo dài bệnh nhân sẽ dần bị khom lưng, đi đứng khó khăn.
  • Chấn thương: Người bị xẹp đốt sống không liên quan đến hiện tượng loãng xương mà xuất phát từ chấn thương, tai nạn ảnh hưởng. Bệnh nhân có thể bị té ngã từ trên cao, trước chân, gặp phải tai nạn giao thông ảnh hưởng đến cột ống.
  • Các bệnh lý khác: Bên cạnh 2 nguyên nhân điển hình kể trên, bệnh nhân bị xẹp đốt sống còn khả năng là do liên quan đến bệnh lý ung thư, bệnh viêm khớp, viêm tủy xương,... Tế bào xương bị phá hủy dẫn đến tình trạng thay đổi cấu trúc xương, xương trở nên yếu và dễ gãy. Những đối tượng bước qua độ tuổi 50 trở đi thường có nhiều rủi ro gặp phải các bệnh lý ảnh hưởng cột sống lưng.

Những yếu tố nguy cơ làm tăng rủi ro mắc bệnh xẹp đốt sống kể đến như:

  • Phụ nữ da trắng, người châu Á theo thống kê chiếm tỷ lệ mắc bệnh cao hơn những người khác.
  • Phụ nữ có khả năng bị xẹp đốt sống cao hơn đàn ông, đặc biệt là người trên 50 tuổi.
  • Người bị suy dinh dưỡng, phụ nữ còi xương có khả năng bị tổn thương đốt sống, xương khớp cao.
  • Phụ nữ sau mãn kinh, người mắc bệnh loãng xương, người có thói quen hút thuốc, uống rượu bia.

Triệu chứng và chẩn đoán

Triệu chứng

Đa số các trường hợp xẹp đốt sống nhẹ không nhận thấy cơ thể có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào. Một vài trường đốt sống có dấu hiệu đau nhức nhẹ, tuy nhiên lại bị nhầm lần với các trường hợp thoái hóa xương khớp do tuổi tác, viêm khớp gây ra. Tình trạng xẹp đốt sống khi diễn biến nặng hơn có thể gây ra nhiều biến chứng khác.

Triệu chứng
Bệnh nhân bất ngờ nhật thấy cơn đau bất thường ở cột sống, kéo dài, càng nặng nề

Nhận biết các triệu chứng lâm sàng được xem là có liên quan đến xẹp đốt sống, người bệnh cần chủ động đến gặp bác sĩ để thăm khám sớm:

  • Tình trạng đau lưng xuất hiện đột ngột, tăng dần mức độ theo thời gian.
  • Cơn đau tăng lên khi người bệnh đứng, đi bộ lâu.
  • Cơn đau thuyên giảm sau khi cơ thể được nghỉ ngơi thư giãn.
  • Khả năng di động cột sống không linh hoạt, hạn chế hơn trước.
  • Thay đổi về dáng đi, chiều cao, phần lưng hơi gù.
  • Biến dạng, tàn tật cột sống khi xẹp đốt sống trở nên nặng nề hơn.

Chẩn đoán

Người bệnh được chỉ định thực hiện các xét nghiệm, kiểm tra phần cột sống nhằm đưa ra chẩn đoán và phương pháp điều trị phù hợp nhất:

  • Đo mật độ xương: Phương pháp vàng trong chẩn đoán bệnh loãng xương. Thông qua việc phân tích, kiểm tra bằng máy móc hiện đại, bác sĩ có thể quan sát, nhận diện được mật độ xương trong cơ thể bệnh nhân. Người bị loãng xương có mật độ xương nhỏ hơn hoặc bằng -2,5 độ lệch chuẩn.
  • Chụp X quang: Hình ảnh thu được thông qua phương pháp chụp X quang cho thấy đốt sống có sự thay đổi, giảm chiều cao. Ngoài giúp bác sĩ chuẩn đoán xẹp đốt sống, phương pháp chụp X quang còn là cách giúp bác sĩ phát hiện hiện tượng thoái hóa, biến dạng xương khớp.
  • Chụp CT Scan: Phương pháp chụp cắt lớp cũng được chỉ định cho bệnh nhân gặp vấn đề xương khớp nhằm tìm ra bệnh lý, xác nhận mức độ toornt hương bệnh nhân đang gặp phải.

Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định chụp cộng hưởng từ, kết hợp các phương án kiểm tra khác. Thông qua chẩn đoán, bác sĩ sẽ chỉ định giải pháp điều trị xẹp đốt sống phù hợp, giúp bệnh nhân sớm khắc phục tổn thương, phòng ngừa biến chứng.

Biến chứng và tiên lượng

Tình trạng xẹp đốt sống khá nguy hiểm, đặc biệt khi bệnh nhân không sớm phát hiện và điều trị có thể đối mặt với các biến chứng vô cùng nguy hiểm. Chẳng hạn kể đến như:

  • Cột sống bị tổn thưởng mất cân bằng ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh, nguy cơ thoái hóa diễn ra nhanh chóng kéo theo nhiều hệ lụy khác.
  • Người bệnh bị biến dạng cột sống do tổn thương, xẹp đốt sống kéo dài. Dáng đi bị khòm, chiều cao giảm, dễ làm vẹo cột sống.
  • Cơ quan nội tạng bị chèn ép, một số biến chứng khác bao gồm ảnh hưởng hệ thần kinh, tàn phế.

Hiện nay với sự phát triển của y học hiện đại, bệnh nhân bị xẹp đốt sống nếu phát hiện và can thiệp điều trị từ sớm có thể tránh được việc gặp phải các biến chứng nguy hiểm tính mạng. Bệnh nhan nên chủ động đến cơ sở y tế uy tín thăm khám ngay khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường.

Phòng ngừa

Dựa trên kết quả chẩn đoán, bác sĩ chỉ định phương pháp điều trị xẹp đốt sống phù hợp cho mỗi bệnh nhân. Dưới đây là những cách được áp dụng phổ biến:

Sử dụng thuốc

Chỉ định dùng thuốc cho bệnh nhân nhằm xoa dịu cơn đau, kiểm soát triệu chứng. Thuốc không có tác dụng điều trị dứt điểm xẹp đốt sống, bệnh nhân không nên lạm dụng. Dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả, phòng tránh tác dụng phụ. Các nhóm thuốc chính gồm:

  • Thuốc giảm đau: Thuốc giảm đau thông thường được sử dụng trong điều trị xẹp đốt sống phổ biến nhất là Paracetamol. Ngoài ra bác sĩ có thể chỉ định kết hợp thuốc giảm đau và các thuốc khác để tăng hiệu quả kiểm soát triệu chứng.
  • Thuốc chống viêm không steroid: Thuốc giúp giảm đau chống viêm, một số loại như Ibuprofen, Celecoxib,...
  • Thuốc chống loãng xương: Chỉ định cho người bị xẹp đốt sống ngăn tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn. Mỗi trường hợp sẽ được chỉ định dùng thuốc tương ứng.

Trong thời gian điều trị bệnh, nếu bệnh nhân gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn nên thông báo với bác sĩ để được hỗ trợ. Không tự ý sử dụng thuốc bừa bãi để tránh rủi ro ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe.

Điều trị
Đến gặp bác sĩ ngay khi phát hiện cơn đau nhức khó chịu kéo dài để được khám và chữa trị sớm

Vật lý trị liệu

Phương pháp vật lý trị liệu được áp dụng cho đối tượng xẹp đốt sống ở giai đoạn đầu. Bệnh nhân không cần sử dụng thuốc hoặc áp dụng biện pháp xâm lấn cơ thể. Các phương pháp trị liệu giúp bệnh nhân cải thiện cơn đau, phục hồi cột sống tổn thương, tăng cường khả năng vận động của cơ thể.

Bác sĩ sẽ thăm khám, kiểm tra thận trọng trước khi đưa ra giải pháp điều trị cho người bệnh. Các giải pháp vật lý trị liệu được áp dụng phổ biến như laser, giảm áp, sử dụng sóng xung kích, trị liệu thần kinh cột sống,...

Bơm xi măng sinh học

Phương pháp bơm xi măng sinh học giúp khắc phục xẹp đốt sống. Chỉ định thực hiện cho các trường hợp xẹp cột sống do loãng xương, tổn thương thần kinh, xẹp dưới 75%, điều trị nội khoa không cải thiện. Chọn cơ sở y tế uy tín thực hiện điều trị bệnh sớm nhằm giảm rủi ro biến chứng các vấn đề cột sống.

Phẫu thuật

Can thiệp ngoại khoa điều trị xẹp cột sống trường hợp nặng không đáp ứng điều trị bằng các biện pháp nội khoa. Tùy vào mức độ xẹp đốt sống của mỗi bệnh nhân bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị tương ứng. Can thiệp ngoại khoa có thể gây ra một số rủi ro tiềm ẩn, bệnh nhân sẽ được bác sĩ khám và trao đổi chi tiết hơn trước khi điều trị.

Ngoài tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, bệnh nhân cần được chăm sóc đúng cách tại nhà, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng giúp duy trì hoạt động sống, ngăn chặn rủi ro biến chứng. Trường hợp sau điều trị phát hiện cơ thể có biểu hiện bất thường, bạn nên thông báo để được bác sĩ hỗ trợ sớm.

Phòng ngừa

Xẹp đốt sống là một trong những vấn đề nghiêm trọng về xương khớp có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Chính vì thế, bạn đọc không nên chủ quan, cần phòng bệnh sớm, bảo vệ an toàn sức khỏe. Một số lưu ý như sau:

  • Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể, không lạm dụng đồ uống chứa cồn, thuốc lá, nên ăn uống khoa học để bảo vệ sức khỏe.
  • Đặc biệt phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh nên xây dựng một lối sống lành mạnh, bổ sung cho cơ thể đầy đủ vitamin, khoáng chất, canxi,... từ nguồn thực phẩm sạch, ưu tiên ăn hoa quả tươi, nước ép trái cây. Hạn chế ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng,...
  • Tập thể dục, duy trì vóc dáng cân đối, vận động giúp cơ thể linh hoạt, trao đổi chất tốt hơn. Tuy nhiên không nên tập luyện quá sức, nên chọn môn thể dục phù hợp với thể trạng.
  • Làm việc lao động cần đảm bảo an toàn, tránh khiêng vác vật nặng, xoay chuyển cơ thể một cách đột ngột.
  • Tham gia giao thông đúng luật, thắt dây an toàn, đội mũ bảo hiểm. Tuân thủ các quy định trong tham gia giao thông, đặc biệt không uống rượu bia hoặc dùng chất kích thích khi lái xe.
  • Khám sức khỏe định kỳ, kiểm tra vùng cột sống nếu nhận thấy khu vực này có biểu hiện bất thường. Phát hiện sớm và điều trị các bệnh lý về xương khớp giúp bạn phòng ngừa được rủi ro biến chứng gây tổn hại sức khỏe, đe dọa tính mạng.

Những câu hỏi quan trọng khi khám

1. Vì sao tôi bị xẹp đốt sống?

2. Tôi có thể phát hiện xẹp đốt sống qua các triêu chứng nào?

3. Các biến chứng tôi có thể gặp phải khi bị xẹp đốt sống là gì?

4. Tôi cần thực hiện các xét nghiệm gì để chẩn đoán xẹp đốt sống?

5. Tôi có thể dùng thuốc chữa xẹp đốt sống không?

6. Khi nào tôi cần phẫu thuật điều trị xẹp đốt sống?

7. Tôi có thể gặp các rủi ro gì khi phẫu thuật cột sống?

8. Tôi cần nằm viện trong bao lâu?

Xẹp đốt sống là vấn đề xương khớp nguy hiểm có thể gây biến chứng nặng nếu không được kiểm soát đúng cách. Chính vì thế, khi nhận thấy cơ thể có biểu hiện bất thường, tốt hơn hết bạn nên chủ động khám và điều trị sớm để phòng tránh rủi ro nguy hại đời sống, sức khỏe.