Bệnh viêm loét giác mạc
Viêm loét giác mạc là bệnh lý về mắt nguy hiểm. Tổn thương hình thành trên giác mạc do nhiễm trùng không được xử lý đúng cách. Bệnh nhân chủ quan để bệnh kéo dài có thể khiến thị lực ngày càng suy giảm, nhiễm trùng sâu, thủng giác mạc và các biến chứng khác.
Tổng quan
Bệnh viêm loét giác mạc là bệnh lý về mắc nguy hiểm, có thể gây ảnh hưởng thị lực, biến chứng mù lòa. Bệnh xảy ra do nhiễm trùng mắt kéo dài không có giải pháp khắc phục phù hợp. Khi đó, các mô giác mạc bắt đầu bị phá hủy dần, gây tổn thương và hình thành nhiều ổ loét giác mạc.
Bất kì đối tượng nào cũng có khả năng bị loét giác mạc. Các tổn thương ở giác mạc khiến người bệnh hạn chế tầm kình, nhìn mờ, đau rát và nhiều biểu hiện bất thường ở mắt có thể quan sát và cảm nhận thấy. Người bệnh cần đến gặp bác sĩ để kiểm tra mắt và khắc phục viêm loét giác mạc càng sớm càng tốt.
Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ
Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh viêm loét giác mạc kể đến như:
- Nhiễm trùng: Mắt bị vi khuẩn, virus, nấm hoặc ký sinh trùng tấn công gây tổn thương, viêm loét giác mạc. Trong đó, các loại thường gặp như liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn, virus herpes, nấm sợi, aspergillus, ký sinh trùng acanthamoeba,... Chúng gây viêm nhiễm từ nhẹ đến nặng nề, nếu không phát hiện và điều trị các tác nhân gây hại tiếp tục tấn công sâu gây ra nhiều biến chứng nặng nề.
- Do chấn thương: Một số trường hợp gặp chấn thương, tai nạn ảnh hưởng đến vùng mắt. Đặc biệt là trường hợp mắt bị vật nhọn, vật cứng tác động vào ảnh hưởng đến khu vực giác mạc. Nếu không chăm sóc đúng cách các hại khuẩn có thể xâm nhập và gây viêm loét giác mạc nguy hiểm.
- Do thiếu hụt dinh dưỡng: Người bệnh không ăn uống đầy đủ, ăn thiếu vitamin, protein khiến mắt bị viêm loét, suy giảm thị lực. Ngoài ra, trường hợp cơ thể không được bổ sung đủ dinh dưỡng dễ dẫn đến các rủi ro khác đối với sức khỏe.
- Sử dụng kính áp tròng sai cách: Dùng kính áp tròng có tính thẩm mỹ cao, tiện lợi, không bị rơi vỡ như kính gọng truyền thống. Tuy nhiên nếu không biết cách sử dụng, việc dùng kính áp tròng có thể gây ra một vài vấn đề ảnh hưởng thị giác của người dùng. Theo đó, nếu bạn sử dụng xuyên suốt trong thời gian dài, không tháo kính ra khi ngủ, không vệ sinh kính đúng cách,... có thể khiến mắt bị nhiễm trùng. Giác mạc dễ rách, viêm loét dẫn tới cơn đau nhức mắt và nhiều vấn đề khá.
- Ảnh hưởng bệnh lý: Có nhiều nguyên nhân khiến bạn bị viêm loét giác mạc. Theo đó, người bệnh có khả năng bị viêm do ảnh hưởng từ các bệnh lý khác không được điều trị đúng cách. Một số yếu tố liên quan kể đến như bệnh bướu cổ, liệt dây thần kinh số 7, bệnh tiểu đường,...
- Tác dụng phụ của thuốc: Thị lực giảm, dễ tổn thương nếu cơ thể người bệnh gặp tác dụng phụ của thuốc tân dược trong thời gian dài. Đặc biệt là thuốc chứa corticoid, thuốc dexa,... Ngoài ra, một số người tùy tiện dùng thuốc đắp, lá thuốc không rõ nguồn gốc và công dụng có thể dẫn đến tổn thương mắt, gây nhiều bệnh lý về thị lực.
Ngoài các nguyên nhân kể trên còn rất nhiều vấn đề khác có thể tác động gây bệnh viêm loét giác mạc. Tổn thương mắt cần được phát hiện và khắc phục kịp thời để phòng tránh các rủi ro không mong muốn.
Những đối tượng có nguy cơ cao bị bệnh viêm loét giác mạc cần cảnh giác phòng bệnh và thường xuyên khám mắt để phát hiện bệnh từ sớm. Chẳng hạn:
- Đối tượng phải thường xuyên sử dụng kính áp tròng.
- Người có chế độ dinh dưỡng thiếu hụt, thiếu vitamin A.
- Người phải làm việc trong môi trường ô nhiễm, chất lượng vệ sinh kém.
- Những người làm việc thợ hàn, thợ điện,... làm trong điều kiện có nhiều khói bụi và dị vật rất dễ bị tổn thương giác mạc.
- Đối tượng có thói quen xấu hay dùng tay dụi mắt.
Triệu chứng và chẩn đoán
Triệu chứng
Các biểu hiện bất thường về mắt dễ bị nhầm lẫn do đa số các bệnh lý đều gây ra một số biểu hiện tương tự. Trường hợp viêm loét giác mạc điều trị sai cách, không chăm sóc đúng dễ khiến bệnh trở nên nặng nề hơn. Một số triệu chứng bệnh nhân gặp phải cần thận trọng:
- Đau nhức mắt bất thường kèm theo tình trạng nóng rát, khó chịu.
- Quan sát thấy kết mạc đỏ bất thường, mắt cợm như có dị vật bên trong.
- Mắt nhạy cảm và thường xuyên tiết nước mắt, đặc biệt khi nhìn vào ánh sáng chói.
- Trên giác mạc có đốm màu xám, màu trắng.
- Chảy mủ từ mắt khi viêm loét nặng hơn, dịch tích tụ phía sau khiến đáy giác mạc có một lớp phủ trắng.
- Mắt mờ, sưng và co quắp mi, giác mạc không còn phẳng mà trở nên gồ gề không còn bóng như bình thường.
Tình trạng viêm loét giác mạc có thể do vi khuẩn hoặc virus, nấm, ký sinh trùng gây ra,... Tùy vào nguyên nhân gây bệnh mà viêm loét có thể lây lan hoặc không. Đặc biệt trường hợp liên quan đến virus, khi người bình thường dùng tay có dính dịch tiết từ người bệnh dụi mắt có thể bị lây nhiễm bệnh.
Ngoài ra, một số trường hợp sử dụng chung đồ dùng cá nhân, nhất là khăn mặt có thể bị lây nhiễm tác nhân gây hại. Để bảo vệ an toàn cho đôi mắt, mọi người cần chủ động đến khám bác sĩ nếu phát hiện mắt có các biểu hiện bất thường kể trên. Dựa vào tình hình sức khỏe, bệnh lý của mỗi người, bác sĩ sẽ hướng dẫn cách khắc phục phù hợp.
Chẩn đoán
Khi đến gặp bác sĩ, bệnh nhân sẽ được thăm khám tình hình sức khỏe đang gặp phải. Kiểm tra các dấu hiệu ở mắt, nhận định vấn đề một cách sơ bộ. Sau đó, bác sĩ chỉ định người bệnh thực hiện các xét nghiệm cần thiết, bao gồm:
- Sử dụng đèn khe: Dùng đèn khe kiểm tra vết loét, xác định hiện tượng viêm loét dưới hình ảnh được phóng đại cao qua thiết bị chuyên dụng.
- Nhuộm fluorescein: Phương pháp có tác dụng xác định tình trạng loét, mức độ viêm và giúp bác sĩ định hướng điều trị cho bệnh nhân.
- Xét nghiệm mẫu vết loét: Mẫu bệnh phẩm được lấy và cho phân tích trong phòng thí nghiệm. Sau khi nuôi cấy sẽ giúp bác sĩ xác định viêm loét do tác nhân nào gây ra.
Biến chứng và tiên lượng
Bệnh viêm loét giác mạc có thể xuất hiện với bất kỳ đối tượng nào. Các dấu hiệu ban đầu dễ nhầm lẫn khiến người bệnh không chủ động khám và điều trị sớm. Trường hợp viêm nhiễm trở nên nghiêm trọng hơn, bệnh nhân có thể đối mắt với cá biến chứng kể đến như:
- Tình trạng nhiễm trùng lan rộng gây viêm ở nhiều vị trí khác trong mắt như gây viêm nội nhãn, teo nhãn cầu khó phục hồi và bảo tồn.
- Tăng áp lực trong mắt khiến người bệnh có nhiều cơn đau nhức vô cùng khó chịu, nếu kéo dài hơn thị giác giảm, thậm chí là mù lòa không thể khắc phục.
- Tăng rủi ro thủng giác mạc nếu viêm nhiễm lan rộng, đặc biệt là tình trạng viêm nhiễm nặng bệnh nhân phải chấp nhận phẫu thuật loại bỏ mắt nhằm ngăn viêm nhiễm tiếp tục ảnh hưởng đến các khu vực khác.
Ngoài các biến chứng nguy hại kể trên, bệnh nhân còn có nguy cơ gặp phải nhiều bấn đề khác. Nếu không sớm kiểm soát viêm loét giác mạc, các biến chứng khiến mắt suy giảm thị lực nghiêm trọng, mất thị lực vĩnh viễn. Do đó, nếu nhận thấy mắt có biểu hiện lạ, bạn nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra càng sớm càng tốt.
Điều trị
Bác sĩ chỉ định phương pháp điều trị viêm loét giác mạc cho người bệnh dựa trên chẩn đoán và tình hình sức khỏe thực tế của mỗi người. Các giải pháp thường được áp dụng như:
Sử dụng thuốc
Thuốc được dùng trong điều trị viêm loét giác mạc có tác dụng hỗ trợ người bệnh loại bỏ tác nhân gây hại và làm dịu tổn thương giác mạc, cải thiện triệu chứng. Mỗi bệnh nhân được chỉ định thuốc tương ứng với mức độ viêm nhiễm và nguyên nhân gây bệnh.
Đối với trường hợp nhiễm trùng do vi khuẩn tấn công người bệnh sẽ được chỉ định dùng thuốc kháng sinh. Trường hợp viêm nhiễm do virus sẽ dùng thuốc kháng virus đặc hiệu, nhiễm nấm dùng thuốc kháng nấm. Mỗi loại thuốc sẽ có công dụng nhất định, bên cạnh đó cũng kèm theo tác dụng phụ.
Dạng bào chế sử dụng gồm dạng thuốc uống, thuốc nhỏ mắt,... Thuốc nhanh chóng giúp bệnh nhân xoa dịu cảm giác đau, ngứa ngáy, giúp tiêu diệt tác nhân gây hại. Trong thời gian dùng thuốc bệnh nhân cần tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị, không tùy tiện sử dụng thuốc bừa bãi để giảm thiểu rủi ro gặp tác dụng phụ hoặc các phản ứng tương tác thuốc không có lợi cho sức khỏe.
Can thiệp ngoại khoa
Đối với trường hợp viêm loét giác mạc đã tiến triển nặng, thuốc không đáp ứng điều trị hiệu quả, bác sĩ lúc này sẽ cân nhắc chỉ định can thiệp ngoại khoa để kịp thời ngăn chặn lây lan viêm nhiễm, giảm thiểu rủi ro cho bệnh nhân. Các biện pháp điều trị thường được áp dụng kể đến như:
- Phẫu thuật khoét bỏ nhãn cầu.
- Phẫu thuật múc nội nhãn.
- Phẫu thuật cắt bỏ giác mạc và thay thế giác mạc mới.
Các giải pháp ngoại khoa luôn tiềm ẩn các rủi ro nhất định, do đó bệnh nhân nên chủ động đến cơ sở y tế uy tín, chất lượng để thực hiện. Điều trị kết hợp chăm sóc đúng cách, phù hợp để sớm cải thiện sức khỏe, bảo vệ mắt.
Phòng ngừa
Viêm loét giác mạc là bệnh lý nguy hiểm về mắt, nếu không can thiệp kiểm soát bệnh nhân có rủi ro đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm. Chính vì thế, tốt hơn hết mỗi người nên chủ động bảo vệ mắt, phòng nguy cơ viêm loét ảnh hưởng mắt và chất lượng cuộc sống, sức khỏe. Một số lưu ý như:
- Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho phù hợp, bổ sung thực phẩm giàu vitamin A. Có thể sử dụng viên uống bổ sung tuy nhiên cần dùng theo hướng dẫn để tránh gặp phải các tác dụng không mong muốn.
- Bảo vệ mắt trước ánh nắng mặt trời gay gắt. Khi làm việc trong môi trường có tia lửa, khói bụi hoặc dị vật nên đeo kính bảo hộ.
- Vệ sinh mắt đúng cách, sử dụng dung dịch rửa mắt phù hợp. Không nên dụi mắt thường xuyên, cần thiết nên rửa tay trước khi dụi mắt để đảm bảo không làm viêm nhiễm mắt.
- Những đối tượng đang mắt bệnh về mắt nên thăm khám, điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Không đeo kính áp tròng quá lâu, không sử dụng trong lúc ngủ, cần vệ sinh mắt và kính áp tròng sạch sẽ.
- Đặc biệt khi bơi không nên sử dụng kính áp tròng.
- Kiểm tra mắt định kỳ, nếu phát hiện mắt có dấu hiệu bất thường bạn nên đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ xử lý sớm.
Có thể bạn quan tâm: Bệnh viêm mống mắt: Nguyên nhân và cách điều trị
Những câu hỏi quan trọng khi đi khám
1. Nguyên nhân vì sao tôi bị viêm loét giác mạc?
2. Tôi cần làm các xét nghiệm gì để chẩn đoán viêm loét giác mạc?
3. Tình trạng viêm loét giác mạc đang ở mức độ nào? Nguy hiểm không?
4. Nếu tôi không điều trị viêm loét giác mạc có sao không?
5. Phương pháp điều trị viêm loét giác mạc như thế nào?
6. Tôi phải đeo mắt kính không?
7. Trong thời gian điều trị tôi cần tránh làm những gì?
8. Tôi cần làm gì nếu viêm loét giác mạc biến chứng?
Bệnh viêm loét giác mạc là một trong những bệnh lý về mắt nhiều người gặp phải. Khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường, bệnh nhân nên đến bệnh viện thăm khám và điều trị sớm. Đừng nên chủ quan bởi viêm loét giác mạc biến chứng có thể dẫn đến các hệ lụy khó lường, gây suy giảm thị giác hoặc mù lòa vĩnh viễn.