Bong võng mạc
Bong võng mạc là một trong các vấn đề nhãn khoa có mức độ nguy hiểm cao. Trường hợp người bệnh không phát hiện và điều trị sớm hiện tượng bong võng mạc biến chứng gây mù lòa vĩnh viễn. Bệnh nhân cần đến thăm khám ngay khi nhận thấy mắt có biểu hiện bất thường để được xử lý càng sớm càng tốt.
Tổng quan
Bong võng mạc là tình trạng tách rời võng mạc khỏi mô khiến dinh dưỡng không đủ cung cấp cho mắt thực hiện chức năng nhìn. Như các bạn cũng biết, võng mạc hay còn gọi là đáy mắt chứa lớp thần kinh nằm ở trong cùng nhãn cầu.
Võng mạc có nhiệm vụ tiếp nhận ánh sáng, hội tụ lại. Các phản ứng bên trong võng mạc giúp ánh sáng được tiếp nhận sau đó chuyển thành tín hiệu truyền về não bộ, phân tích hình ảnh thu được qua võng mạc. Do nắm giữ vai trò quan trọng nên khi võng mạc bong, rách gây ra không ít hệ lụy cho thị lực.
Người bị bong võng mạc có một hoặc nhiều vết rách bên trên. Dịch bên trong sẽ chảy qua những vị trí bị rách trên võng mạc tràn xuống dưới tác võng mạc ra khỏi mô. Vấn đề này có mức độ nguy hại cao, nếu không khắc phục bệnh nhân có thể gặp phải các biến chứng, nặng nề nhất là mất thị lực hoàn toàn.
Phân loại
Dựa vào nguyên nhân, tình trạng bong võng mạc người ta phân chia bệnh lý thành các dạng bao gồm:
- Bong võng mạc nguyên phát: Nhiều vết rách xuất hiện ở võng mạc liên quan đến hệ thần kinh cảm thụ.
- Bong võng mạc thứ phát: Ảnh hưởng bởi một bệnh lý về võng mạch, dịch kính mắt, màng bồ đào trước đó dẫn đến hiện tượng bong võng mạc, quan sát trên võng mạc không có vết rách.
- Bong võng mạc có vết rách: Xuất hiện phổ biến, dịch chảy ra từ vết rách ảnh hưởng đến khả năng nhìn của người bệnh.
- Bong võng mạc co kéo: Dải xơ trong dịch kính bị co kéo khiến võng mạc bị bong tróc.
- Bong thanh dịch hoặc xuất tiết: Đây là tình trạng bong võng mạc liên quan đến quá trình dịch bị rò rỉ vào bên trong khoang dưới võng mạc. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.
Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên hiện tượng bong võng mạc. Theo đó, những trường hợp bong võng mạc xảy ra do ảnh hưởng từ các vấn đề kể đến như:
- Vết rách hoặc lỗ rách ở lớp thần kinh cảm thị.
- Xuất hiện do ảnh hưởng bởi bệnh lý về mắt không được khắc phục đúng cách, kịp thời.
- Bong rách võng mạc do co kéo thường xuất hiện ở bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường. Hiện tượng tổn thương diễn ra chậm chạp, khó phát hiện.
- Một số trường hợp rò dịch võng mạc liên quan đến vết rách. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể là do chấn thương, rối loạn dẫn đến viêm nhiễm.
Người mắc bệnh đa phần đều ở độ tuổi 40 trở lên, hiện nay bong võng mạc ngày càng có xu hướng trẻ hóa. So với phái nữ, nam giới là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Thận trọng đối với người có nguy cơ bong võng mạc cao dưới đây:
- Người đang bị cận thị nặng, cao hơn 6 độ.
- Người đã có tiền sử bị bong võng mạc trước đó, có người thân trong gia đình mắc phải bệnh lý này.
- Đối tượng từng phẫu thuật mắt trước đó liên quan đến vấn đề về mắt điển hình như đục thủy tinh thể.
- Những đối tượng mắc bệnh về mắt như thoái hóa, cận thị, viêm màng bồ đào,...
- Người bị chấn thương, tai nạn ảnh hưởng đến vùng mắt.
- Những em bé bị bong võng mạc bẩm sinh.
Triệu chứng và chẩn đoán
Triệu chứng
Các vấn đề về mắt xuất hiện gây ra những triệu chứng dễ nhầm lẫn. Trong đó có hiện tượng bong võng mạc mắt. Bệnh nhân mắc phải bệnh lý này thường chủ quan, không kiểm soát sớm có thể khiến tình trạng bong tróc kéo theo nhiều biến chứng.
Những dấu hiệu nhận biết bong võng mạc mắt kể đến như:
- Người bị bong võng mạc mắt thường không có cảm giác đau nhức như những bệnh lý khác, tuy nhiên mắt lại có biểu hiện giảm thị lực nặng.
- Bệnh nhân nhận thấy ánh sáng nhấp nháy bất thường xuất hiện ở góc của mắt, đôi khi nhìn thấy được nhiều chấm đen, màng đen che mắt.
- Hiện tượng nặng hơn, bong võng mạt khiến bệnh nhân bất ngờ thấy đốm sáng bất thường, vệt sáng xuất hiện không rõ nguyên nhân.
- Mảng tối che mắt, lấn đến khu vực trung tâm mắt khiến người bênh nhìn đâu cũng thấy bị mờ.
- Bong võng mạc nặng khiến bệnh nhân không phân biệt được sáng, tối, hình ảnh không rõ nét.
Các dấu hiệu tiến triển chậm, dễ bị nhầm lẫn và bỏ qua. Chính vì thế hiện tượng rách võng mạc càng có điều kiện diễn biến nặng nề hơn ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt.
Chẩn đoán
Bệnh nhân nhận thấy mắt có những biểu hiện bất thường đến bệnh viện mắt kiểm tra. Tại đây bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh thực hiện các xét nghiệm, kiểm tra cần thiết để chẩn đoán tình hình sức khỏe bệnh nhân đang gặp phải.
Sử dụng thấu kính đặc biệt, tiến hành kiểm tra đáy mắt, khu vực võng mạc. Biện pháp soi đáy mắt giúp bác sĩ phát hiện các tổn thương, vết thủng, rách võng mạc. Thông qua phương pháp này bác sĩ cũng xác nhận được có hoặc không sự xuất hiện của tình trạng bong võng mạc.
Ngoài ra, để chẩn đoán chính xác hơn, bệnh nhân được chỉ định thực hiện siêu âm mắt. Biện pháp giúp bác sĩ phát hiện có hiện tượng viêm, tổn thương hay không, nhất là tình trạng chảy máu mắt. Sau khi rút ra được kết luận chẩn đoán, bác sĩ sẽ chỉ định biện pháp khắc phục tương ứng cho người bệnh.
Biến chứng và tiên lượng
Bong giác mạc là một trong những vấn đề nguy hiểm về thị giác, người bệnh có thể gặp phải các biến chứng nguy hiểm nếu không phát hiện và can thiệp điều trị. Dịch kính có thể chảy vào trong vị trí giác mạc bị rách khiến dịch ứ đọng trong các lớp tế bào tại khu vực võng mạc.
Điều này khiến cho võng mạc ngày càng bị tách ra khỏi mô, làm suy giảm khả năng cảm thụ, mạch máu nuôi dưỡng bị mất dần khiến sắc tố mắt kém, chức năng cảm thụ ánh sáng giảm. Người bệnh có thể bị tổn thương mắt nặng hơn nếu bong giác mạc không được kiểm soát.
Trường hợp điều trị chậm trễ hoặc điều trị không đúng cách khiến bệnh nhân suy giảm thị lực nặng nề dần. Thậm chí nguy hiểm nhất là hiện tượng mất thị lực, mù lòa vĩnh viễn. Do đó, khi nhận thấy cơ thể có những biểu hiện bất thường, tốt hơn hết bệnh nhân nên đến bệnh viện khám sớm.
Điều trị
Sau khi chẩn đoán xác định tình trạng bong võng mạc, bệnh nhân được hướng dẫn thực hiện các thủ thuật nhằm khắc phục nhanh tình trạng này. Tùy vào tình hình sức khỏe của người bệnh, phác đồ điều trị sẽ được chỉ định riêng. Khám chữa càng sớm càng mang lại nhiều hi vọng cho người bệnh.
Dưới đây là những biện pháp chữa trị tương ứng với tình hình bong võng mạc của bệnh nhân:
Đối với tình trạng có vết rách võng mạc:
- Tiến hành phẫu thuật laser cho bệnh nhân bị bong, rách võng mạc. Phương pháp nhằm mục đích hàn lại võng mạc bị rách trả về trạng thái ban đầu. Dùng laser cường độ cao, phù hợp, tác động lên vị trí cần điều trị.
- Phương pháp làm lạnh cường độ cao cũng được áp dụng cho đối tượng bị bong giác mạc. Mục đích của phương pháp này là hỗ trợ đưa võng mạc trở lại vị trí cũ.
- Giải pháp bơm khí, bơm bóng khí vào mắt, ngoài ra bác sĩ cũng có thể chỉ định thực hiện cùng lúc với các biện pháp khác giúp đưa võng mạc của người bệnh trở lại vị trí ban đầu, ngăn chặn rủi ro.
Mỗi biện pháp can thiệp sẽ có ưu và nhược điểm riêng, trước khi thực hiện bác sĩ sẽ trao đổi vấn đề này với bệnh nhân. Phẫu thuật chuyên sâu hơn thực hiện dành cho đối tượng bong võng mạc nặng, tách khỏi mô hoàn toàn. Mục đích:
- Ấn độn củng mạc mắt cho người bệnh, đẩy nhẹ thành mắt trở lại vị trí trung tâm.
- Tiến hành cắt dịch kính thay thế bằng lớp gel nhân tạo duy trì hình dạng, chức năng cho mắt.
- Các phương pháp phẫu thuật khắc phục vùng võng mạc bị hư hỏng, khắc phục bong võng mạc, đưa võng mạc về vị trí ban đầu.
Thông thường phẫu thuật xong người bệnh cần dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý, trong khoảng vài tháng tình hình sẽ dần hồi phục ổn định. Đối với tình trạng nặng bệnh nhân có thể được chỉ định phẫu thuật lần 2. Để đảm bảo an toàn, hiệu quả, bệnh nhân tốt hơn hết nên tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ, không nên chủ quan để bong võng mạc trở nên nghiêm trọng.
Phòng ngừa
Bong võng mạc có thể xuất hiện với bất kỳ đối tượng nào, trong đó các trường hợp thường gặp nhất là người trên 40 tuổi. Đây là bệnh về mắt nguy hiểm, có nhiều rủi ro. Chính vì thế, tốt hơn hết bệnh nhân nên khám sớm khi phát hiện cơ thể có các biểu hiện bất thường.
Ngoài ra việc chủ động phòng bệnh là hết sức cần thiết. Bạn đọc lưu ý các vấn đề như:
- Chủ động thăm khám mắt định kỳ, kiểm tra mắt thường xuyên nhất là khi bạn bị cận thị, loạn thị,...
- Sử dụng kính để bảo vệ mắt trước bụi bẩn, hóa chất,... đặc biệt là nhóm đối tượng phải làm việc trong môi trường không đảm bảo.
- Bảo vệ mắt, sử dụng dụng cụ bảo hộ lao động. Chăm sóc mắt đúng cách, không nên dùng tay dụi mắt thường xuyên hoặc dùng vật nhọn, cứng dễ làm tổn thương mắt.
- Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho cơ thể, ăn uống khoa học mang lại sức khỏe tốt, đôi mắt sáng khỏe.
- Những đối tượng mắc bệnh mãn tính như người bệnh tiểu đường,... cần được kiểm tra sức khỏe định kỳ, theo dõi sức khỏe tránh gặp phải các biến chứng về mắt nguy hiểm.
- Tập thể dục, dành thời gian để cơ thể được nghỉ ngơi, thư giãn, không nên lạm dụng mắt quá nhiều.
- Sử dụng các sản phẩm chăm sóc mắt, nước nhỏ mắt phù hợp, không nên lạm dụng hoặc sử dụng các sản phẩm kém chất lượng, không phù hợp.
Có thể bạn quan tâm: Thoái hóa võng mạc: Nguyên nhân và cách điều trị
Những câu hỏi quan trọng khi khám
1. Nguyên nhân vì sao tôi bị bong võng mạc?
2. Tình trạng bong võng mạc gây ra các triệu chứng gì?
3. Bong võng mạc nếu không điều trị có biến chứng gì không?
4. Cách để bảo vệ mắt khi bị bong võng mạc?
5. Khi nào cần phẫu thuật chữa bong võng mạc?
6. Phẫu thuật có chữa khỏi bong võng mạc hoàn toàn không?
7. Bao lâu tôi cần quay lại tái khám?
8. Tôi cần làm gì để giảm nguy cơ tái phát bong võng mạc?
9. Tôi cần làm gì nếu trường hợp bong võng mạc tái phát?
10. Tôi có cần kiêng gì trong thời gian điều trị không?
Bong võng mạc là một trong những vấn đề về mắt có thể dẫn đến mù lòa nếu không được phát hiện và điều trị. Do đó, nếu bạn phát hiện mắt có dấu hiệu bất thường hãy chủ động đến gặp bác sĩ nhãn khoa để được kiểm tra, khắc phục sớm.