Liệt dây thần kinh số 7

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI BÁC SĨ DOÃN HỒNG PHƯƠNG – Khoa Thần kinhGiám đốc Chuyên môn Trung tâm Đông Phương Y Pháp – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Liệt dây thần kinh số 7 xuất hiện phổ biến ở người trưởng thành, không phân biệt giới tính. Bệnh có thể xảy ra đột ngột, khiến bên mặt của bệnh nhân bị lệch. Một số trường hợp biến chứng ảnh hưởng đến cơ quan lân cận khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong đời sống, suy giảm sức khỏe.

Tổng quan

Liệt dây thần kinh số 7 là vấn đề thần kinh có thể xảy ra với bất kỳ ai, trong đó đặc biệt là nhóm người có sức khỏe yếu, mắc các bệnh lý liên quan khác,... Như các bạn cũng biết, dây thần kinh số 7 đảm nhận chức năng cảm nhận vị giác, xúc giác và điều khiển hoạt động khuôn mặt.

Liệt dây thần kinh số 7
Liệt dây thần kinh số 7 có thể xảy ra với bất kỳ ai

Khi dây thần kinh số 7 gặp vấn đề, một bên mặt có thể bị xếch lên hoặc xệ xuống bất thường, người bệnh khó khăn trong việc cử động khuôn mặt. Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng liệt dây thần kinh số 7. Người bệnh cần được kiểm tra, thăm khám để can thiệp điều trị sớm.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Dây thần kinh số 7 hay còn gọi là dây thần kinh vận động đảm nhận chức năng chi phối các hoạt động của khuôn mặt, tuyến mang tai và khu vực thái dương. Các tổn thương xảy ra ở dây thần kinh này kéo theo nhiều ảnh hưởng. Việc xác định nguyên nhân rất cần thiết để khắc phục, phòng tránh biến chứng.

Có rất nhiều khả năng liên quan đến vấn đề liệt dây thần kinh số 7. Dưới đây là các trường hợp thường gặp:

  • Yếu tố bẩm sinh: Một số đối tượng bị liệt mặt bẩm sinh không có nguyên nhân rõ ràng. Hiện nay với sự phát triển của y học hiện đại, phương pháp sinh nở cũng tân tiến nên giảm bớt rủi ro tổn thương dây thần kinh trong khi sinh. Tuy nhiên trường hợp trẻ bị liệt mặt từ giai đoạn nhũ nhi hiện vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác.
  • Hội chứng Moebius: Đây là một hội chứng rất hiếm gặp, người bệnh bị liệt cả hai bên mặt bao gồm dây thần kinh 7, 6.
  • Ảnh hưởng sau phẫu thuật: Các thủ thuật can thiệp ngoại khoa có thể là nguyên nhân dẫn đến liệt dây thần kinh số 7. Kể đến như phẫu thuật thẩm mỹ chỉnh hình, phẫu thuật điều trị bệnh, cắt khối u,... Ngoài ra, trong quá trình phẫu thuật có sử dụng thuốc gây tê, gây mê. Các chuyên gia cho rằng tác dụng phụ của thuốc cũng có khả năng là nguyên nhân khiến dây thần kinh số 7 bị liệt.
  • Chấn thương: Đây cũng là nguyên nhân liên quan đến tình trạng liệt dây thần kinh số 7. Các chấn thương ở vùng đầu, vùng má khiến dây thần kinh bị tổn thương. Những bệnh nhân bị liệt mặt sau tai nạn cần được phẫu thuật để khôi phục chức năng cơ mặt.
  • Các chấn thương ngoại sọ: Bên cạnh các yếu tố kể trên, nguyên nhân gây bệnh liệt dây thần kinh số 7 có thể là do các chấn thương ngoại sọ. Một số trường hợp như dao cắt, đạn bắn, xuất hiện khối u chèn ép dây thần kinh,...
  • Nhiễm virus: Các loại virus xâm nhập cơ thể gây bệnh về da, ảnh hưởng đến thần kinh, máu huyết. Chúng có thể là tác nhân gây liệt dây thần kinh số 7.
  • Các nguyên nhân khác: Bên cạnh các nguyên nhân kể trên, còn nhiều yếu tố khác có nguy cơ gây liệt mặt. Chẳng hạn như bệnh lý, do thói quen sinh hoạt không lành mạnh,...

Những đối tượng có nguy cơ cao bị liệt dây thần kinh số 7 được các chuyên gia cảnh báo:

  • Phụ nữ đang trong thai kỳ
  • Những đối tượng thường xuyên uống rượu bia, sử dụng chất kích thích
  • Người đang có hệ miễn dịch kém, cơ thể yếu
  • Người làm việc ca đêm liên tục, thường xuyên làm việc trong môi trường lạnh
  • Người có tiền sử mắc các bệnh lý về mạch máu, huyết áp,...

Triệu chứng và chẩn đoán

Triệu chứng

Người bị liệt dây thần kinh số 7 có thể nhận biết các bất thường từ sớm do bệnh biểu hiện triệu chứng khá rõ ràng. Chúng có thể xuất hiện một cách đột ngột, liệt một bên mặt sau một đêm ngủ dậy. Điều này khiến người bệnh hoang mang, lo lắng.

Triệu chứng liệt dây thần kinh số 7
Người bệnh cảm nhận những bất thường xảy ra ở một bên mặt, cơ cứng khó cử động

Nhận biết các triệu chứng của bệnh và điều trị sớm, khắc phục tình trạng méo mặt, lệch mặt và ngăn chặn các biến chứng. Một vài biểu hiện dễ nhận thấy kể đến như:

  • Mặt bị lệch, xệ bất thường.
  • Cảm giác cứng, khó cử động một bên mặt, thậm chí là đơ không thể cử động như bình thường.
  • Miệng méo lệch hẳn sang một bên, khi uống nước khó khép miệng lại khiến nước trào ra ngoài.
  • Mắt bị lệch do ảnh hưởng liệt dây thần kinh số 7 khiến cơ khép vòng mi bị liệt. Mắt không nhắm lại được kín.
  • Cảm giác tê liệt xuất hiện ở một bên mặt, cười nói có cảm giác đau trong tai, nhức đầu.
  • Vị giác kém, thường xuyên chảy nước mắt không rõ nguyên nhân, nướt bọt nhiều.
  • Đau góc hàm, đau vùng thái dương, nhạy cảm hơn với âm thanh.
  • Trường hợp liệt dây thần kinh sau nhiễm trùng khiến người bệnh bị đau dữ dội ở vùng má, nổi mụn nước và lỡ miệng, lưỡi.

Chẩn đoán

Dựa trên những dấu hiệu lâm sàng bác sĩ chẩn đoán liệt dây thần kinh số 7. Để xác định được nguyên nhân rõ ràng, tỷ lệ tổn thương và các vấn đề liên quan, một số xét nghiệm sẽ được thực hiện. Các chẩn đoán cận lâm sàng kể đến như:

  • Khám họng, cổ
  • Khám tai
  • Khám thần kinh
  • Chụp MRI sọ não
  • Xét nghiệm máu
  • Kiểm tra đường máu
  • Xét nghiệm sinh hóa

Biến chứng và tiên lượng

Liệt dây thần kinh số 7 khiến mặt bị biến dạng ảnh hưởng đến đời sống, người bệnh cảm thấy tự ti, xấu hổ và lo lắng thường xuyên. Điều này khiến tinh thần, chất lượng sức khỏe tâm lý của người bệnh giảm sút, dễ kéo theo nhiều vấn đề khác.

Không những vậy, việc dây thần kinh số 7 không hoạt động trong thời gian dài, không được điều trị khắc phục có thể gây ra các hệ lụy như:

  • Hiện tượng viêm nhiễm kết mạc, giác mạc, loét giác mạc, lộn mí xảy ra khi liệt dây thần kinh số 7. Người bệnh có thể phòng tránh biến chứng bằng cách sử dụng dung dịch nhỏ mắt theo hướng dẫn của bác sĩ, sử dụng kinh đeo mắt hoặc áp dụng các thủ thuật y tế khi cần thiết.
  • Co thắt nửa mặt là một trong số các biến chứng xảy ra sau liệt mặt liên quan đến dây thần kinh số 7. Biến chứng có thể trở nên nặng nề hơn, tổn thương dây thần kinh khiến bệnh nhân gặp phải nhiều vấn đề khác.
  • Hoạt động của mắt bị ảnh hưởng do liệt dây thần kinh số 7, người bệnh khó khăn trong việc cử động đóng mở mắt. Người bệnh còn có khả năng mắc phải hội chứng nước mắt cá sấu (chảy nước mắt khi ăn), tuy nhiên đây là trường hợp hiếm gặp.

Người bệnh có thể điều trị khỏi liệt dây thần kinh số 7 hay không còn tùy thuộc vào thời gian phát hiện, phương pháp điều trị, khả năng đáp ứng điều trị của cơ thể. Qua các thống kê cho thấy có đến hơn 80% người bệnh có thể điều trị khỏi nếu phát hiện và xử lý đúng cách.

Biến chứng liệt dây thần kinh số 7
Phát hiện bệnh càng sớm càng giúp người bệnh có tỷ lệ điều trị thành công cao

Trường hợp điều trị muộn, khả năng phục hồi có thể đạt từ 80% đến 90%. Điều này có nghĩa người bệnh phải chấp nhận việc lệch mặt hoặc các vấn đề do liệt dây thần kinh số 7 gây ra không thể bình thường 100%. Đặc biệt là đối với bệnh nhân có bị thoái hóa, xơ vữa động mạch, sau điều trị gương mặt vẫn còn để lại các di chứng.

Điều trị

Sau khi có kết quả chẩn đoán, tùy tình trạng sức khỏe của mỗi người, bác sĩ sẽ chỉ định giải pháp khắc phục liệt dây thần kinh số 7.

Nguyên tắc điều trị:

  • Xử lý liệt mặt dựa trên nguyên nhân, phân biệt liệt mặt do liệt dây thần kinh số 7 và chứng tai biến mạch máu não.
  • Tiến hành khám nội soi tai, phát hiện các bệnh lý gây liệt mặt, chẩn đoán loại trừ.

Phác đồ điều trị:

  • Điều trị nội khoa: Mục đích giảm phù nề, chống viêm, hỗ trợ cải thiện một số triệu chứng cho người bệnh. Một số loại thuốc, vitamin được chỉ định cho người bệnh sử dụng. Kể đến như vitamin nhóm B, thuốc giúp giãn mạch, thuốc kháng viêm. Bên cạnh đó, người bệnh còn có thể được chỉ định sử dụng thuốc chống virus khi cần thiết.
  • Điều trị ngoại khoa: Áp dụng thủ thuật hồng ngoại, xoa bóp, sử dụng sóng ngắn nhằm giúp khắc phục tình trạng liệt mặt. Người bệnh cũng sẽ được hướng dẫn tập các bài tập liên quan đến cơ mặt để hỗ trợ quá trình điều trị đạt kết quả tốt nhất. Chỉ định phẫu thuật can thiệp khi cần thiết, bao gồm những đối tượng có áp xe não, u não,.... dẫn đến liệt dây thần kinh số 7.

Mỗi trường hợp sẽ có phác đồ điều trị riêng. Đối với bệnh nhân dùng thuốc điều trị cần tuân thủ theo hướng dẫn, tránh tình trạng lạm dụng thuốc hay ngưng thuốc tùy tiện. Theo dõi tình trạng sức khỏe trong suốt quá trình trị liệu, nếu có dấu hiệu bất thường người bệnh nên thông báo sớm để được hỗ trợ.

Có thể bạn quan tâm: Vật lý trị liệu liệt cơ mặt (dây thần kinh số 7)

Phòng ngừa

Ngày nay tỷ lệ người bị liệt dây thần kinh số 7 ngày càng gia tăng, nguyên nhân liên quan đến nhiều yếu tố. Trong đó kể đến như ảnh hưởng từ bệnh lý, do thói quen sinh hoạt không lành mạnh,... Các chuyên gia cảnh báo mỗi người nên tự chủ động bảo vệ sức khỏe để phòng tránh bệnh lý này.

Phòng ngừa liệt dây thần kinh số 7
Chủ động phòng tránh liệt dây thần kinh số 7 bằng cách xây dựng một lối sống lành mạnh

Bởi, liệt dây thần kinh số 7 có thể để lại các di chứng như lệch mặt, ảnh hưởng tính thẩm mỹ, sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. Một số lưu ý trong phòng ngừa được đề cập đến:

  • Bổ sung các dưỡng chất lành mạnh cho cơ thể, ăn uống khoa học, hạn chế sử dụng nhiều rượu bia, đồ uống chứa cồn, chất kích thích. Bổ sung thực phẩm sạch, tránh ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn quá ngọt, nhiều muối,... Duy trì thói quen ăn uống lành mạnh bảo vệ sức khỏe.
  • Kết hợp tập thể dục, vận động hàng ngày để giúp máu huyết lưu thông tốt hơn, tránh ngồi, nằm một chỗ quá lâu. Việc vận động còn giúp cơ thể nâng cao đề kháng, chống lại nhiều bệnh tật.
  • Những đối tượng nằm trong nhóm nguy cơ cao nên chủ động khám sức khỏe định kỳ, theo dõi các biểu hiện bất thường của cơ thể để sớm điều trị kiểm soát.
  • Người đang mắc các bệnh lý liên quan đến hệ thần kinh, mạch máu, não bộ,... nên điều trị sát sao theo hướng dẫn của bác sĩ. Trường hợp phát hiện các triệu chứng lạ cần nhanh chóng khai báo với bác sĩ điều trị để được hỗ trợ, xử lý khắc phục sớm.
  • Bảo vệ cơ thể khi trời chuyển lạnh, hạn chế các trường hợp tắm đêm, ngủ máy lạnh thường xuyên với nhiệt độ thấp,... Điều chỉnh những thói quen sống lành mạnh để phòng bệnh liệt dây thần kinh số 7 và các bệnh lý khác.

Tham khảo thêm: Bệnh liệt dây thần kinh số 6 và thông tin cần biết

Những câu hỏi quan trọng khi đi khám

1. Bệnh liệt dây thần kinh số 7 là gì?

2. Nguyên nhân tôi bị liệt dây thần kinh số 7 là gì?

3. Dựa vào triệu chứng nào để nhận biết liệt dây thần kinh số 7?

4. Liệt dây thần kinh số 7 có chữa được không?

5. Tôi cần thực hiện các xét nghiệm kiểm tra nào?

6. Dùng thuốc có chữa được liệt dây thần kinh số 7 không?

7. Tôi cần tập vật lý trị liệu không?

8. Những rủi ro nào xảy ra nếu tôi không điều trị liệt dây thần kinh số 7?

9. Khi nào tôi phải phẫu thuật để chữa liệt mặt?

10. Bệnh liệt dây thần kinh số 7 có tái phát không?

Liệt dây thần kinh số 7 là bệnh lý liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe. Người bệnh có thể đột ngột bị liệt mặt hoặc ảnh hưởng từ các bệnh lý khác về não bộ, thần kinh, mạch máu,... Cần xác định nguyên nhân gây liệt dây thần kinh số 7 để có biện pháp xử lý đúng, phòng ngừa rủi ro biến chứng ảnh hưởng sức khỏe, đời sống của người bệnh.