Bệnh cận thị

Bệnh cận thị ngày càng có nhiều người mắc phải, đặc biệt là trẻ nhỏ. Nguyên nhân gây bệnh liên quan đến thói quen học tập, sinh hoạt hàng ngày,... Độ cận thị có thể ngày càng trở nên nghiêm trọng nếu bệnh nhân không chăm sóc, điều trị đúng cách.

Tổng quan

Bệnh cận thị (Myopia) là tật khúc xạ mắt nhiều người đang mắc phải. Trong thời gian gần đây, số lượng trẻ em mắc bệnh không ngừng gia tăng. Cận thị khiến trẻ suy giảm thị lực, gây ảnh hưởng đến chất lượng học tập, đời sống thường ngày.

Số lượng bệnh nhân bị cận thị ngày càng gia tăng trong đời sống hiện đại ngày nay

Biểu hiện điển hình của người bị cận thị là nhìn mờ các vật ở xa, trong khi các vật ở gần có thể nhìn rõ. Nguyên nhân là do hình ảnh được thu được tại một điểm trước võng mạc, trong khi trường hợp bình thường hình ảnh sẽ được thu phóng về đúng vị trí võng mạc.

Phân loại

Phân loại bệnh cận thị thành 4 loại chính:

  • Cận thị đơn thuần: Xuất hiện phổ biến nhất trong các tật cận thị được ghi nhận. Độ tuổi bệnh nhân thường từ 10-18 tuổi, trẻ trong độ tuổi đi học. Độ cận dưới 6 diop, cận thị đơn thuần thường xảy ra song song với tật loạn thị. Những đối tượng mắc bệnh thường có thói quen học tập trong điều kiện thiếu sáng, nhìn quá gần, chế độ làm việc quá tải,... Một số trường hợp di truyền cận thị đơn thuần. Bệnh tiến triển đến mức độ nhất định có thể ngưng lại không tiếp tục tăng độ nữa.
  • Cận thị thứ phát: Xuất hiện sau khi mắt bị ảnh hưởng bởi các vấn đề khác gây suy giảm thị lực. Các vấn đề phổ biến như hiện tượng sơ hóa thủy tinh thể, tình trạng tăng áp, gặp tác dụng phụ khi dùng thuốc,...
  • Cận thị giả: Ngoài hai loại kể trên, bệnh cận thị còn có một loại tên là cận thị giả. Lúc này, mắt đột ngột bị tăng điều tiết làm tầm nhìn của mắt trở nên kém hơn. Người mắc bệnh có các biểu hiện bình thường, sau khi nghỉ ngơi các triệu chứng có thể được cải thiện mà không cần can thiệp điều trị.
  • Cận thị thoái hóa: Đa số các trường hợp cận thị thoái hóa có độ khá nặng, trên 6 diop. Ngoài ra, bệnh nhân còn gặp vấn đề như thoái hóa võng mạc, trục nhãn cầu sẽ dài ra theo thời gian làm độ cận của người bệnh tăng cao. Nếu không phát hiện và kiểm soát, tình trạng này có thể dẫn đến nhiều biến chứng hại cho mắt.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Mắt hoạt động như một thấu kính hội tụ, các hình ảnh sẽ được thu về trong võng mạc. Sau đó, các tế bào thụ cảm, tế bào thần kinh thị tiếp nhận tín hiệu và truyền đến não bộ nhận biết hình ảnh. Đối với bệnh nhân gặp tật khúc xạ mắt như cận thị, hình ảnh không thu về trong võng mạc mà nằm ở một điểm trên võng mạc.

Hình ảnh thu được không xuất hiện trên võng mạc mà ở một điểm nào đó khiến hình ảnh vật mờ nhạt

Lúc này việc nhìn các vật ở xa trở nên khó khăn hơn cho người bệnh, họ chỉ nhìn được những vật ở khoảng cách gần. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có liên quan đến nhiều yếu tố cả về thói quen sinh hoạt, đến các yếu tố di truyền. Cụ thể:

  • Một số em bé chào đời bị cận thị sớm do ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền. Bố hoặc mẹ, hoặc cả bố và mẹ bị loại thị khi sinh ra trẻ có khả năng bị cận thị cao. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp trẻ sinh ra bị cận bẩm sinh trong khi bố và mẹ không bị cận thị. Do đó, yếu tố di truyền trên cơ bản chỉ là một phần nguyên nhân gây bệnh.
  • Cận thị hình thành do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá lâu và thường xuyên. Đây là nguyên nhân khiến nhiều người làm việc ngoài trời nhìn kém, nhìn không rõ các vật ở xa.
  • Ảnh hưởng bởi môi trường làm việc và học tập. Điều kiện ánh sáng không đủ khiến mắt suy giảm thị lực theo thời gian. Đặc biệt là ở trẻ nhỏ, chúng thường xuyên đọc sách, chơi ở nơi thiếu sáng làm cho mắt yếu đi, tỷ lệ cận thị cao hơn các em bé khác.
  • Lạm dụng thiết bị điện tử cũng là nguyên nhân gây cận thị. Đây là nguyên nhân vì sao các em bé thường xuyên chơi máy tính, bấm điện thoại liên tục trong thời gian dài đo độ nặng hơn những em bé khác. Ánh sáng xanh từ các thiết bị thông minh có thể gây hại cho đôi mắt nếu lạm dụng quá nhiều.

Bị chấn thương, tổn thương mắt không điều trị dẫn đến tầm nhìn kém. Bị dị vật lọt vào mắt trầy xước võng mạc, viêm nhiễm mắt,... cũng là các nguyên nhân có thể gây cận thị ở nhiều người. Bệnh nhân cần kiểm tra độ mắt và áp dụng các biện pháp điều trị khắc phục cho phù hợp.

Triệu chứng và chẩn đoán

Triệu chứng

Không quá khó để nhận biết bất thường ở mắt. Triệu chứng người bị cận thị thường gặp bao gồm:

  • Mắt không nhìn rõ những vật ở xa, chỉ có thể nhìn gần. Người bệnh thường nhìn mờ, hoặc không nhìn thấy các chữ trên biển báo hiệu đi đường, bảng đèn giao thông, chữ viết trên bảng trong lớp học,...
  • Khi phải nhìn vật ở xa hoặc khoảng cách trung bình người bị cận phải nheo mắt lại.
  • Nếu nhìn vào điểm nào đó trong một khoảng thời gian mắt trở nên khô hơn, tạo cảm giác mệt mỏi khá khó chịu.
  • Ngoài các biểu hiện ở mắt, khi bạn bị mỏi mắt quá mức còn kèm theo tình trạng đau nhức đầu, đau ở khu vực trên đầu hoặc khắp đầu.
  • Mắt liên tục chóp cũng là dấu hiệu nhận biết tật về mắt, trong đó có tình trạng cận thị.
  • Trẻ em bị cận nhìn không rõ chữ trong lớp học, nheo mắt liên tục, chóp mắt và dụi mắt, ngồn sát với tivi hơn bình thường.

Các biểu hiện ở người lớn và trẻ em khi bị cận thường khá giống nhau. Để ngăn các rủi ro gây hại cho mắt tốt hơn hết bệnh nhân nên thăm khám sớm, sử dụng các phương pháp hỗ trợ, cải thiện cận thị bảo vệ mắt và phòng ngừa biến chứng.

Chẩn đoán

Khi đến gặp bác sĩ, người bệnh sẽ được chỉ định kiểm tra mắt bằng cách thực hiện các phương pháp thử nghiệm về tầm nhìn. Thường áp dụng biện pháp nhìn bảng chữ cái từ lớn đến nhỏ, đọc biểu đồ mắt bằng các vật hoặc chữ kích thước khác nhau. Thực hiện mỗi bên một lần.

Kiểm tra mắt chẩn đoán cận thị sớm để có biện pháp khắc phục phù hợp

Ngoài ra, bệnh nhân cần kiểm tra khúc xạ, khám mắt trong bằng thấu kính có đèn để nhận biết các vấn đề bên trong võng mạc và dây thần kinh thị giác. Khi thực hiện phương pháp khám mắt trong, bệnh nhân sẽ phải nhỏ một loại thuốc vào mắt, điều này sẽ làm cho mắt bị khó chịu trong vài giờ.

Sau khi xác định tình trạng cận thị, đo được độ cận của người bệnh, bác sĩ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Bệnh nhân thường phải đeo kính cận để nhìn rõ mọi vật xung quanh, nếu đủ điều kiện có thể mổ cận để mắt trở lại trạng thái bình thường.

Biến chứng và tiên lượng

Cận thị là một tật về mắt nhiều người gặp phải. Người bệnh phải đeo kính hỗ trợ tầm nhìn, đồng thời điều chỉnh độ mắt bằng các biện pháp được bác sĩ chỉ định. Tuy nhiên do chủ quan nên nhiều trường hợp làm tình trạng cận trở nên nghiêm trọng hơn.

Theo đó, các biến chứng cận thị gây ra cho người bệnh kể đến như:

  • Ảnh hưởng cận thị lên đời sống, chất lượng công việc và học tập hàng ngày. Người bị cần càng nặng khả năng nhìn càng thấp, thị lực giảm nghiêm trọng khiến đời sống gặp nhiều khó khăn.
  • Mắt bị mỏi mệt, kèm theo các biểu hiện đau nhức đầu khó chịu. Nếu không điều trị bệnh nhân có thể nhìn kém hơn ảnh hưởng đến thị lực và người xung quanh. Đặc biệt nguy hiểm nếu người bị cần không sử dụng kính cận tham gia giao thông, hoặc điều khiển máy móc,... dễ dẫn đến sai sót gây nguy hiểm cho bản thân và người xung quanh.
  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về mắt như bong võng mạc, tăng nhãn áp hay đục thủy tinh thể,... Những chứng bệnh nhãn khoa không sớm điều trị có thể gây ra nhiều biến chứng khác, ảnh hưởng cả về thể chất lẫn tinh thần.

Điều trị

Cận thị có thể cải thiện bằng biện pháp sử dụng kính điều chỉnh độ hoặc can thiệp phẫu thuật sửa chữa tật khúc xạ. Mỗi trường hợp sẽ được chỉ định biện pháp can thiệp phù hợp. Mục đích của việc điều trị là giúp người bệnh nhìn rõ hơn, giảm thiểu nguy cơ biến chứng.

Trường hợp trẻ dưới 18 tuổi thông thường phải sử dụng mắt kính thay cho biện pháp phẫu thuật. Do độ tuổi nhỏ, chưa đáp ứng yêu cầu phẫu thuật mắt. Các biện pháp chữa cận thị được sử dụng như:

Biện pháp hỗ trợ tầm nhìn

Sử dụng kính cận là biện pháp phổ biến nhất hiện nay. Tùy thuộc độ cận của bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định loại kính phù hợp. Tác dụng của kính là giúp khắc phục độ cong giác mạc, tăng độ dài cho mắt. Các loại thường dùng như:

Đo độ cắt kính cho người bệnh để hỗ trợ cải thiện thị lực

  • Kính đeo: Đây là loại được dùng nhiều nhất hiện nay. Mắt kính đeo bên ngoài, tròng kính bằng vật liệu an toàn cho mắt, độ dày sẽ phụ thuộc vào mức độ cận thị của người bệnh. Đeo kính khi đi làm, đi học, tham gia giao thông,... tháo kính khi đi ngủ tiện lợi. Tuy nhiên một số hạn chế của việc sử dụng mắt kính thông thường vẫn xảy ra như việc người bệnh dễ đánh rơi, bỏ quên kính,...
  • Kính áp tròng: Hiện nay kính áp tròng ngày càng được nhiều người lựa chọn do kính đeo sát tròng mắt, tính thẩm mỹ cao. Trên thị trường có rất nhiều loại kính áp tròng với chất liệu, độ kính đa dạng cho bệnh nhân lựa chọn. Tuy nhiên do kính cần đeo sát vào tròng mắt nên dễ gây viêm nếu không biết cách đeo và vệ sinh kính đúng. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để chọn loại kính phù hợp nhất.

Can thiệp phẫu thuật điều trị

Phương pháp phẫu thuật cận thị hiện nay được nhiều người tin tưởng lựa chọn. Biện pháp điều trị này sẽ giúp phục hồi võng mạc, giảm nhu cầu sử dụng mắt kính hoặc kính áp tròng cho bệnh nhân. Tuy nhiên như đã đề cập thông thường người trên 18 tuổi mới đủ điều kiện thực hiện.

Bác sĩ sẽ kiểm tra mắt, chỉ định biện pháp điều trị phù hợp cho mỗi bệnh nhân. Theo đó, bác sĩ sẽ sử dụng tia laser để định hình lại giác mạc, giúp người bệnh nhìn rõ hơn mà không cần sử dụng mắt kính hỗ trợ. Hiện nay có các biện pháp phẫu thuật như:

  • Phương pháp LASIK: Đây là biện pháp điều trị hỗ trợ cận thị bằng laser trong keratomileusis tại chỗ. Bác sĩ sẽ chiếu tia laser tạo thành một vạt mảng hoặc bản lề tại giác mạc rồi loại bỏ lớp bên trong giúp giác mạc phẳng hơn. Bệnh nhân sau điều trị có thể phục hồi nhanh chóng.
  • Phương pháp LASEK: Đây cũng là biện pháp phẫu thuật bằng laser được áp dụng phổ biến. Theo đó, bác sĩ sẽ dùng tia laser tạo một vạt siêu mỏng để bảo vệ giác mạc, đồng thời định hình lớp ngoài giác mạc, giúp đường cong trở nên phẳng hơn. Biểu mô có thể sẽ được thay thế ngay sau đó để phục hồi thị lực của người bệnh tốt nhất.
  • Phương pháp PRK: Đây là biện pháp phẫu thuật cận thị được sử dụng, tính chất tương tự như LASEK, tuy nhiên biểu mô sẽ được loại bỏ hoàn toàn trong phương pháp này. Tia laser được dùng chiếu vào định hình giác mạc. Vị trí biểu mô sau khi bị loại bỏ sẽ dần hình thành biểu mô mới một cách tự nhiên đảm bảo phù hợp với hình dạng của giác mạc.

Mỗi biện pháp sẽ có ưu và nhược điểm nhất định. Bệnh nhân bị cận thị nặng cần được kiểm tra và điều trị với biện pháp chuyên khoa hơn nhằm phòng tránh các rủi ro biến chứng. Bạn nên đến gặp bác sĩ nếu thị lực giảm kèm theo các dấu hiệu bất thường khác.

Phòng ngừa

Cận thị là một tật về mắt nhiều người găp phải, đặc biệt trẻ em có xu hướng cận thị ngày càng gia tăng. Chủ động phòng ngừa chứng bệnh này để bảo vệ sức khỏe thị lực cũng như sức khỏe tổng thể. Một số lưu ý:

Chủ động bảo vệ đôi mắt từ sớm giúp trẻ ngăn ngừa nguy cơ cận thị

  • Bảo vệ mắt trước ánh nắng mặt trời, khi đi ra ngoài trời nắng gay gắt nên che chắn, dùng kính mát để làm dịu ảnh hưởng của tia nắng đối với mắt.
  • Massage mắt thường xuyên giúp tăng cường lưu thông máu, giảm tình trạng mỏi mắt, nhìn kém.
  • Ngồi học, ngồi làm việc với tư thế đúng, hạn chế áp sát khiến mắt bị tật cận thị.
  • Dành thời gian để mắt được nghỉ ngơi, không nên làm việc quá sức.
  • Tránh đọc sách, xem điện thoại,... ở những nơi có ánh sáng yếu để bảo vệ mắt. Hạn chế lạm dụng thiết bị điện tử trong thời gian dài. Nếu mắt mỏi hãy thực hiện một vài động tác massage cơ bản giúp mắt được giản.
  • Sau thời gian nhìn màn hình máy tính quá lâu bạn nên nhìn ra những nơi có màu xanh như cây cối, dòng nước,... để làm dịu mắt.
  • Bổ sung cho cơ thể các thực phẩm tốt cho mắt, uống đủ nước, tránh xa khói thuốc lá.
  • Điều trị bệnh lý đang mắc phải theo hướng dẫn, tránh gây biến chứng hại mắt.
  • Kiểm tra mắt, đo độ để biết mắt có đang bị cận thị hay không để có biện pháp khắc phục kịp thời.

Những câu hỏi quan trọng khi đi khám

1. Mắt tôi thường bị mỏi, nhìn không rõ vật ở xa có phải cận thị hay không?

2. Triệu chứng nhận biết bệnh cận thị là gì?

3. Nguyên nhân nào tôi bị cận thị?

4. Chẩn đoán bệnh cận thị bằng cách nào?

5. Nếu tôi không điều trị bệnh cận thị có tự khỏi không?

6. Tôi cần đeo kính trong bao lâu khi bị cận thị?

7. Đeo kính có làm độ mắt của tôi tăng không?

8. Khi nào tôi được phẫu thuật cận thị? Chi phí bao nhiêu?

9. Ưu và nhược điểm của các phương pháp phẫu thuật là gì?

10. Cận thị có tái phát sau phẫu thuật không?

Cận thị là một bệnh lý về mắt nhiều người mắc phải, đặc biệt là trẻ em. Để khắc phục khả năng nhìn, bệnh nhân cần thăm khám, sử dụng mắt kính hoặc phẫu thuật. Mỗi trường hợp sau kiểm tra bác sĩ sẽ tư vấn giải pháp phù hợp, bạn nên đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ sớm.