Bệnh ung thư tuyến giáp có chữa khỏi được không?

Ung thư tuyến giáp có chữa khỏi được không? Vấn đề này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giai đoạn ung thư, thể trạng người bệnh, cách điều trị và khả năng đáp ứng điều trị,…Tuy nhiên, nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm, người bệnh có nhiều hy vọng chữa khỏi chứng bệnh này.

Ung thư tuyến giáp có nguy hiểm không?

Tuyến giáp là cơ quan có nhiệm vụ điều chỉnh sự trao đổi chất trong cơ thể, giúp hấp thụ thức ăn đồng thời chuyển hóa chúng thành năng lượng. Khi tuyến giáp xuất hiện nhiều tế bào bất thường, chúng nhanh chóng phát triển ngoài sự kiểm của cơ thể sẽ hình thành ung thư.

Ung thư tuyến giáp có nguy hiểm không?
Phát hiện bệnh ung thư tuyến giáp càng sớm thì khả năng điều trị khỏi càng cao

Ung thư tuyến giáp có các thể như thể nhú, nang, tủy, không biệt hóa. Trong đó, thể tủy, thể không biệt hóa có mức độ nguy hiểm cao hơn các thể còn lại. Người mắc ung thư tuyến giáp thể biệt hóa có tiên lượng sống tốt nhất, khả năng điều trị cao.

Tùy vào từng thể ung thư mà mức độ nguy hiểm sẽ khác nhau, cụ thể như sau:

  • Ung tuyến giáp thể nhú: Thể này khá phổ biến, trong số bệnh nhân bị ung thư yến giáp có đến 70%-80% rơi vào trường hợp này. Bệnh có tiến triển khá chậm, tiên lượng sống cao hơn những dạng khác, đồng thời khả năng di căn cũng không cao.
  • Ung thư tuyến giáp thể nang: Tỷ lệ bệnh nhân thuộc thể này khoảng 10% – 15%. So với thể nhú thì thể nang có tốc độ phát triển nhanh hơn. Trường hợp không kiểm soát, bệnh có thể nhanh chóng di căn sang cổ, xương và phổi nguy hiểm.
  • Ung thư tuyến giáp thể tủy: Bệnh ở thể này có liên quan đến yếu tố di truyền. Trong số bệnh nhân bị ung thư tuyến giáp, tỷ lệ người bệnh ở thể tủy từ 5% – 10%. Dạng này khá nguy hiểm, có tốc độ phát triển nhanh và nhiều nguy cơ đe dọa tính mạng của người bệnh.
  • Ung thư tuyến giáp thể không biệt hóa: Thể ung thư nguy hiểm nhất trong các thể. Mặc dù chỉ chiếm khoáng 2% trong tổng số bệnh nhân mắc bệnh ung thư tuyến giáp nhưng thể không biệt hóa có thể đe dọa tính mạng người bệnh, điều trị khó khăn.

Giai đoạn đầu khi khởi phát bệnh, ung thư tuyến giáp không thể hiện triệu chứng rõ ràng. Vì thế khiến nhiều người bệnh chủ quan, không can thiệp điều trị sớm. Chỉ đến khi triệu chứng trở nên nặng nề, khối u phát triển kích thước gây nghẹn cổ, thay đổi giọng nói,…thì bệnh đã nặng nề. Lúc này, khả năng điều trị hoàn toàn giảm thấp, người bệnh phải đối mặt với nhiều rủi ro không mong muốn.

Ung thư tuyến giáp có chữa khỏi được không?

Khi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư, chắc hẳn nhiều người cảm thấy hoang mang, lo lắng, suy nghĩ tiêu cực. Tuy nhiên các chuyên gia khuyến cáo người bệnh và người thân không nên quá lo lắng khiến sức khỏe bị  ảnh hưởng. Bởi tâm lý là yếu tố quan trọng trong quá trình điều trị bệnh ung thư nói chung và ung thư tuyến giáp nói riêng.

Ung thư tuyến giáp có chữa khỏi được không?
Bác sĩ sẽ xem xét mức độ ảnh hưởng, thể trạng của người bệnh để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp

Thực tế, ung thư tuyến giáp là một dạng ung thư xảy ra bởi những bất thường tại tế bào ở tuyến giáp (hình dạng như con bướm) nằm ở đáy cổ. Do giữ nhiều nhiệm vụ quan trọng như sản xuất hormone ổn định nhịp tim, huyết áp, nhiệt độ,…nên khi tuyến giáp gặp sự cố sẽ gây ra không ít vấn đề cho cơ thể.

Chính vì thế, không ít người thắc mắc liệu mắc bệnh ung thư tuyến giáp có chữa khỏi được không. Các chuyên gia cũng chỉ ra rằng, đây là bệnh lý có khả năng điều trị khỏi cao, tiên lượng sống tốt nếu được phát hiện và can thiệp sớm bằng biện pháp phù hợp. Đa số bệnh nhân ung thư tuyến giáp đều sẽ phục hồi sức khỏe thông qua phẫu thuật hoặc liệu pháp iod phóng xạ.

Tỷ lệ điều trị ung thư tuyến giáp thành công hiện nay

Theo thống kê, tuyến giáp nằm trong nhóm 5 bệnh ung thư có tỷ lệ điều trị khỏi hoàn toàn cao nhất hiện nay. Người bệnh có thể kéo dài sự sống hơn 5 năm đạt đến 100% nếu phát hiện và điều trị tích cực từ giai đoạn đầu.

Ngoài tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, người bệnh còn cần kết hợp chế độ dinh dưỡng, ăn uống phù hợp. Tình trạng bệnh nhân phục hồi và có tiên lượng sống trên 10 năm cao, có thể đạt đến con số 90%. Đây là những con số mang lại hy vọng cho bệnh nhân khi được chẩn đoán mắc phải chứng bệnh này.

Ngoài ra, những trường hợp sau đây được cho rằng có tỷ lệ điều trị khỏi tăng cao. Cụ thể:

  • Người bệnh ung thư tuyến giáp ở thể nhú, các khối u lúc này phát triển chậm tạo cơ hội cho việc can thiệp loại bỏ ung thư, phòng tránh tình trạng di căn.
  • Người mắc bệnh phát hiện từ giai đoạn đầu, kết hợp phương pháp điều trị thích hợp.
  • Khối u chưa có dấu hiệu di căn sang những bộ phận xung quanh.

Ngược lại, khi ung thư tuyến giáp đã ở giai đoạn muộn, bắt đầu di căn hoặc thuộc ung thư thể tủy, thể không biệt hóa tỷ lệ điều trị khỏi sẽ thấp hơn. Đặc biệt là trường hợp bệnh nhân mắc phải thể ung thư tuyến giáp tên là anaplastic carcinoma không biết hóa tỷ lệ sống trên 5 năm chỉ còn khoảng 7%.

Tỷ lệ điều trị ung thư tuyến giáp thành công hiện nay
Tỷ lệ điều trị ung thư tuyến giáp thành công hiện nay

Nếu can thiệp điều trị bệnh ngay từ giai đoạn đầu, bệnh có tỷ lệ chữa khỏi cao. Tuy nhiên, khả năng đáp ứng điều trị, giai đoạn bệnh, độ tuổi, sức khỏe,…của người bệnh là yếu tố quyết định kết quả điều trị có thành công hay không.

Phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp phổ biến

Để điều trị bệnh ung thư tuyến giáp, hiện nay có khá nhiều phương pháp. Chẳng hạn như biện pháp hóa trị, xạ trị, phẫu thuật, dùng thuốc, điều trị đích,…Tuy nhiên, thông thường bác sĩ áp dụng các phương pháp chính là can thiệp ngoại khoa và iod phóng xạ vì mang lại hiệu quả tốt nhất cho người bệnh. Dưới đây là một số thông tin cơ bản:

Phẫu thuật ung thư tuyến giáp

Có khoảng 90% người bệnh ung thư tuyến giáp được chỉ định can thiệp phẫu thuật điều trị. Đây có thể nói là giải pháp tối ưu giúp nhanh chóng loại bỏ khối u ra khỏi cơ thể. Đặc biệt là phù hợp khi khối u còn lưu trú tại một vị trí, chưa có dấu hiệu lan rộng.

Bác sĩ có thể tiến hành cắt một phần tuyến nhằm triệt để loại trừ khối u. Đồng thời, có thể cắt thùy hoăc thùy và eo tuyến giáp để điều trị bệnh. Tuy nhiên, nếu khối u đã lan ra rộng hơn, bệnh nhân bắt buộc phải chấp nhận cắt hết tuyến giáp để ngăn ngừa nguy cơ.

Trường hợp khác, khối u đã di căn đến hạch cổ, ngoài loại bỏ hoàn toàn tuyến giáp, người bệnh sẽ phải cắt bỏ hệ thống hạch bạch huyết xung quanh. Sau khi đã thực hiện hoàn tất phẫu thuật, người bệnh sẽ cần dùng đến một loại hormone thay thế suốt đời cho cơ quan bị loại bỏ.

Điều trị bằng iod phóng xạ

Phẫu thuật là phương pháp tốt nhất để loại bỏ khối u. Tuy nhiên điều này không có nghĩa bạn đã tiêu diệt được các tế bào ác tính. Một số trường hợp chúng vẫn còn sót lại trong cơ thể. Do đó, bác sĩ sẽ thực hiện thêm biện pháp phóng xạ iod để một lần nữa loại bỏ hết tế bào gây hại. Thông thường, loại phóng xạ áp dụng trong điều trị ung thư tuyến giáp là loại I 131.

Đầu tiên, người bệnh sẽ được bác sĩ cho dùng một loại iod phóng xạ theo đường uống với liều lượng khá ít. Sau đó, tế bào tuyến giáp sẽ bắt đầu hoạt động, giữ lại iod. Đồng thời, lúc này các tế bào ác tính cũng sẽ bị tiêu diệt. Áp dụng cho trường hợp bệnh nhân cắt toàn bộ tuyến giáp.

Iod phóng xạ là một trong những biện pháp điều trị ung thư tuyến giáp được áp dụng phổ biến hiện nay. Không chỉ loại bỏ triệt để tế bào ung thư, iod phóng xạ còn ít gây ra tác dụng phụ cho người bệnh. Thông thường, phương pháp này có hiệu quả cao hơn đối với các thể ung thư là thể tủy hoặc thể giáp không biệt hóa.

Phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp phổ biến
Phẫu thuật kết hợp iod phóng xạ điều trị ung thư tuyến giáp giai đoạn đầu mang lại hiệu quả cao

Như vậy, việc điều trị ung thư tuyến giáp trên thực tế có tỷ lệ thành công cao hơn so với các chứng bệnh ung thư khác nếu phát hiện từ giai đoạn sớm. Do đó, bạn nên chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ, kiểm tra khi cơ thể có triệu chứng bất thường.

Hy vọng bài viết đã giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc: “Ung thư tuyến giáp có chữa khỏi được không?”. Theo đó, bạn nên chủ động bảo vệ sức khỏe bằng cách áp dụng các biện pháp phòng bệnh, kết hợp khám sức khỏe tổng quát định kỳ. Không nên chủ quan khi nhận thấy cơ thể có dấu hiệu bất ổn. Thay vào đó, bạn nên thăm khám và nhận tư vấn điều trị từ bác sĩ chuyên khoa.

Có thể bạn quan tâm:

Bệnh ung thư tuyến giáp sống được bao lâu?

Bệnh ung thư tuyến giáp sống được bao lâu?

Ung thư tuyến giáp sống được bao lâu? Có thể nói thắc mắc về tiên lượng sống là băn khoăn...

Bị ung thư tuyến giáp nên ăn gì, kiêng gì tốt nhất?

Bị ung thư tuyến giáp nên ăn gì, kiêng gì tốt nhất?

Ung thư tuyến giáp nên ăn gì? Người bệnh nên bổ sung thực phẩm như trái cây, rau quả tươi,...

Ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối nguy hiểm không?

Ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối: Thông tin cần biết

Ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối là mức độ nguy hiểm nhất của bệnh. Lúc này các tế bào...

Ung thư tuyến giáp là gì?

Ung thư tuyến giáp là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị

Ung thư tuyến giáp là một trong những căn bệnh nguy hiểm, khởi phát âm thầm và có thể di...

Điều trị ung thư tuyến giáp ở đâu tốt nhất hiện nay?

Điều trị ung thư tuyến giáp ở đâu tốt nhất hiện nay là thắc mắc của nhiều bệnh nhân. Bởi...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.