Bệnh sán chó

Bệnh sán chó là một trường hợp viêm nhiễm giun tròn sống kí sinh trên cơ thể chó, mèo. Người nhiễm phải ấu trùng có những biểu hiện bất thường ngoài da, nặng hơn là nhiễm trùng nội tạng, nhiễm trùng mắt, não bộ... Nếu không được kiểm soát, bệnh sán chó có thể nhanh chóng biến chứng ảnh hưởng đời sống, đe dọa tính mạng của bệnh nhân.

Tổng quan

Bệnh sán chó (Toxocara canis) hay còn gọi là bệnh sán dây, giun đũa chó. Bệnh xảy ra khi cơ thể bị một loại giun tròn Toxocara tấn công. Chúng sống ký sinh trên chó mèo và xâm nhập vào cơ thể người tiếp tục sinh sôi, gây hại. Người bệnh khi tiếp xúc với động vật có chứa ấu trùng giun đũa tròn, hoặc thực phẩm sống, rau sống có bám ấu trùng này nguy cơ cao bị sán chó.

Bệnh sán chó
Bệnh sán chó do một loại ký sinh trùng sống trong ruột chó, mèo gây ra

Ngoài được tìm thấy trên cơ thể chó, mèo, ký sinh trùng sáng chó còn được tìm thấy ở mèo hoang, chồn hương, linh cẩu, chó hoang,... tại các khu rừng nhiệt đới. Người ta tìm thấy nhiều giun sán nằm trong ruột non của con chó bị nhiễm bệnh. Theo đường hậu môn, ấu trùng sán chóo thoát ra ngoài, đi theo phân và tiếp tục bám vào lông hoặc các vật dính phải phân chó.

Trứng sán phát tán khắp nơi, do đó con người rất dễ bị nhiễm phải sán chó nếu vô tình ăn, liếm phải thực phẩm, đồ dùng chứa trứng sán, nhất là trẻ em. Bệnh sán chó gây ra các triệu chứng điển hình ngoài da, tuy nhiên khi phát triển nặng nề dần nhiều biếu hiện bất thường xuất hiện trong nội tạng, thậm chí giun sán tấn công lên não bộ có thể đe dọa tính mạng người bệnh.

Phân loại

Bệnh sán chó gây ra các triệu chứng bất thường trên da, nội tạng, não bộ, mắt. Dựa trên vị trí xuất hiện triệu chứng, loại thường gặp như:

  • Sán chó trên da: Ký sinh trùng sán chó lưu trú trên da bệnh nhân khi người bệnh vô tình tiếp xúc với ấu trùng gây bệnh. Chúng sống ký sinh bên ngoài da, nhất là trường hợp bệnh nhân không vệ sinh, làm sạch da đúng cách. Các vấn đề ngoài da xuất hiện như nốt mẩn ngứa, mề đay,... Tuy nhiên do các triệu chứng điển hình khác dễ nhầm lẫn với các bệnh lý da liễu khác nên nhiều người chủ quan.
  • Sán chó nội tạng: Ấu trùng gây bệnh xâm nhập vào nội tạng, tình trạng này xảy ra phổ biến ở bé từ 1-4 tuổi hơn người trưởng thành. Các triệu chứng bùng phát, nặng nề nhất là tại gan.
  • Sán chó hệ thần kinh: Người trung niên thường là nhóm đối tượng bị sán cho tác động lên hệ thần kinh. Người bệnh có nhiều triệu chứng liên quan hệ thần kinh, kèm theo sốt, đau nhwusc đầu.
  • Sán chó trên não: Mỗi bệnh nhân sẽ có các biểu hiện bệnh sán chó lên hệ thần kinh khác nhau. Sán chó một khi đã lên đến não bộ sẽ gây ra các tổn thương thần kinh, làm bùng phát các triệu chứng khó chịu như chóng mặt, đau đầu, cơ thể mệt mỏi, trí nhớ kém,... và nhiều triệu chứng nặng nề khác.
  • Sán chó ở mắt: Không có nhiều trường hợp gặp phải tình trạng này, chỉ số ít bệnh nhân mắc phải. Ấu trùng giun sán đã xâm nhập đến mắt, lưu trú tại đây. Tình trạng kéo dài không chỉ ảnh hưởng chức năng thị giác, bệnh nhân còn có nguy cơ mắc chứng viêm màng bồ đào.
  • Thể không điển hình: Khó chẩn đoán, các triệu chứng dễ bị nhầm lẫn. Trường hợp không phát hiện, người bệnh có thể gặp phải các biến chứng nghiêm trọng.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Như đã đề cập, bệnh sán chó xuất hiện do một loại giun đũa sống ký sinh trong ruột chó, mèo. Chúng đẻ trứng sau đó thoát ra ngoài thông qua đường hậu môn. Phân của động vật có chứa ấu trùng giun đũa tiếp tục bám vào lông chó, mèo. Chó mèo liếm lông vô tình lại ăn phải ấu trùng, ấu trùng tiếp tục đi vào ruột và tiếp tục vòng đời của mình.

Nguyên nhân
Sán tròn ký sinh trong ruột chó nhiễm bệnh sau đó theo phân ra ngoài, tiếp tục ký sinh trên vật nhiễm bệnh lặp lại vòng đời

Trứng giun sán khi ra ngoài môi trường 7-14 ngày sẽ hóa phôi. Nếu trong thời gian này chúng tìm được vật chủ tiếp tục sống ký sinh sẽ phát triển và lặp lại vòng đời. Bất kỳ đối tượng nào cũng có khả năng nhiễm phải giun sáng, trong đó trẻ em là nhóm đối tượng nguy cơ cao. Bởi các bé thường hay mút tay, không tự vệ sinh cơ thể như người trưởng thành.

Trứng giun sán sau khi đi vào cơ thể người sẽ phóng thích ra ấu trùng, những ấu trùng này sẽ sinh trưởng, phát triển tại ruột, thâm nhập qua thành ruột đi vào máu. Chúng sẽ tấn công đến các cơ quan trong cơ thể từ nội tạng đến hệ thần kinh trung ương.

Ấu trùng tồn tại trong cơ thể lên đến nhiều tháng trời, khi xuất hiện sự tổn thương tại mô, chúng sẽ lần lượt bị tiêu diệt song song với quá trình hình thành phản ứng viêm. Cần thận trong khi phát hiện cơ thể có các triệu chứng bất thường. Các đối tượng nguy cơ cao mắc bệnh sán chó kể đến như:

  • Trẻ em, các bé thường chơi ở những nơi đất cát, chơi chung với chó mèo bị nhiễm giun sáng.
  • Người thích ăn đồ sống, thịt sống, rau sống,... có nguy cơ mắc bệnh cao.
  • Người nuôi thú cưng, gia súc,... không tắm rửa thường xuyên.
  • Người cao tuổi, người có hệ miễn dịch, sức đề kháng kém.

Mặc dù bệnh không có khả năng lây nhiễm từ người sàng người thông qua các tiếp xúc thông thường, tuy nhiên ấu trùng gây bệnh có thể theo phân người, phát tán khắp nơi. Do đó, bệnh nhân được hướng dẫn giữ vệ sinh, kết hợp dùng thuốc,... các giải pháp tối ưu nhằm kiểm soát bệnh sán chó.

Triệu chứng và chẩn đoán

Triệu chứng

Người bệnh sán chó gặp phải các triệu chứng bất thường, tuy nhiên nhiều trường hợp chủ quan, nhận định sai các triệu chứng sán chó. Việc nhầm lẫn bệnh với các vấn đề sức khỏe khác gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống của người bệnh. Sớm đến gặp bác sĩ nếu bạn phát hiện các dấu hiệu bất thường kể đến như:

Triệu chứng
Người nhiễm sán chó có các biểu hiện bất thường ngoài da, nội tạng, não bộ,...

  • Cân nặng sụt giảm: Người bệnh sán chó gặp phải nhiều triệu chứng khó chịu. Theo thời gian, cơ thể đột ngột nhận thấy cân nặng thay đổi, tụt giảm quá mức. Ký sinh trùng trong cơ thể ăn những dưỡng chất mà người bệnh nạp vào để chúng sinh sản, phát triển. Người bệnh không được nạp đủ lượng dưỡng chất cần thiết dẫn đến sụt cân.
  • Biểu hiện hệ tiêu hóa: Bệnh sán chó gây táo bón, tiêu chảy, tạo cảm giác đầu bụng, chướng hơi,... Đây là dấu hiệu điển hình khi giun sán ký sinh trong đường tiêu hóa, ruột non. Người bệnh có cảm giác đau bung, buồn nôn xuất hiện thường xuyên, nhất là khi vừa ăn no.
  • Biểu hiện toàn thân: Bệnh nhân thường có cảm giác uể oải, chóng mặt thường xuyên, cơ thể mệt mỏi, thiếu sức sống. Bên cạnh đó bệnh nhân còn thấy mệt mỏi, người không còn sức làm việc.
  • Bất thường ở phân: Phát hiện phân có sán, giun đũa,... khi đi đại tiện là biểu hiện điển hình, cản báo bạn đang bị sáng chó.
  • Biểu hiện ngoài da: Người bệnh sán chó nhận thấy làn da có các biểu hiện bất thường như mắt, da vàng đi, xanh xao, kèm theo tình trạng phát ban, nổi mề đay, mẫn đỏ,... Biểu hiện này cho thấy nguy ơ ký sinh trùng đã lưu trú trên da, gây triệu chứng khó chịu nhất là vòa ban đêm.
  • Khó ngủ, tậm trạng thất thường: Người bị sán chó tác động lên hệ thần kinh thường có biểu hiện khó ngủ, ngủ không ngon giấc. Bên cạnh đó, người bệnh còn nhận thấy tâm trạng trở nên thất thường, dễ bực bội, cáu gắt.

Chẩn đoán

Người bệnh nên chủ động đến bệnh viện để được xét nghiệm, kiểm tra và điều trị sớm. Những trường hợp cần xét nghiệm giun sán để xác định có nhiễm phải sán chó bao gồm:

  • Người thường xuyên tiếp xúc chó, mèo, đặc biệt là các chó, mèo được thả tự do.
  • Người có biểu hiện dị ứng, sốt nhưng không rõ nguyên nhân.
  • Người có cơ thể gầy yếu, sụt cân bất thường.
  • Người thường xuyên ăn thực phẩm tươi sống, thịt động vật chưa nấu chín.

Bác sĩ sẽ quan sát các bất thường bên ngoài cơ thể, kiểm tra da và thực hiện các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán bệnh sán chó. Một số xét nghiệm được thực hiện bao gồm:

  • Xét nghiệm miễn dịch huyết thanh: Xét nghiệm được áp dụng nhằm xác định người bệnh có nhiễm giun đũa chó, mèo hay không. Trường hợp dương tính, bác sĩ có thể kết hợp thêm xét nghiệm máu hoặc sinh hóa máu để kết luận chính xác hơn.
  • Xét nghiệm PCR: Phương pháp xét nghiệm sinh học không phổ biến như các phương pháp thông thường. Chẩn đoán giúp tìm kiếm giun đũa, xác định bệnh sán chó đặc hiệu.
  • Sinh thiết mô: Xét nghiệm xâm lấn tối thiểu, lấy mẫu bệnh phẩm sinh thiết trong phòng thí nghiệm tìm ấu trùng tai các mô, cơ quan trên cơ thể.
  • Xét nghiệm hình ảnh: Bên cạnh các xét nghiệm kể trên, người bệnh có thể được chỉ định chụp X quang, CT scan, MRI,... để chẩn đoán bệnh sán chó.
  • Siêu âm mắt: Áp dụng cho trường hợp bị sán chó ở mắt. Bên cạnh siêu âm bệnh nhân có thể được chụp CT scan để kết luận chẩn đoán chính xác nhất.

Biến chứng và tiên lượng

Sán chó không phải là bệnh truyền nhiễm từ người sang người, ngoài ra bệnh cũng không có tính di truyền nên bạn có thể yên tâm khi người mẹ đang mang thai vô tình nhiễm phải ấu trùng sán chó. Tuy nhiên, nếu sán cho lan rộng, tấn công sâu, di chuyển lên não bộ và mắt có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.

Biến chứng
Bệnh sán chó biến chứng nặng nề ảnh hưởng đến cơ quan nội tạng, não bộ đe dọa tính mạng của người bệnh

Đặc biệt, khi ấu trùng xâm nhập vào trong máu, di chuyển lên não bộ và làm tổ tại đây bệnh nhân sẽ gặp phải các triệu chứng dai dẳng. Chẳng hạn cơn đau nhức đầu nghiêm trọng, đau và sưng cơ, liệt, co giật, động kinh,.... Trường hợp nặng, viêm não do sán cho có thể khiến bệnh nhân tử vong nếu không được phát hiện kịp thời.

Ngoài ra, khi ấu trùng đến nội tạng, nhất là tấn công gan khiến gan bị tổn thương sẽ gây ra nhiều hệ lụy đối với sức khỏe. Hoạt động của gan suy yếu khiến độc tố tích tụ ngày càng nhiều bên trong cơ thể phát sinh các triệu chứng nặng nề. Ấu trùng di chuyển tấn công hệ thần kinh khiến trẻ em bị động kinh, phát triển kém, hành vi không tự chủ, không kiểm soát,....

Còn nhiều biến chứng nguy hiểm khác mà bệnh sán chó gây ra đối với cả người lớn và trẻ nhỏ. Mặc dù không phải là bệnh truyền nhiễm tuy nhiên sán chó có thể thâm nhập dễ dàng vào cơ thể nếu chẳng may người khỏe mạnh nuốt phải dịch, ăn rau, đồ ăn tái sống có chứa ấu trùng sán chó. Nếu phát hiện cơ thể có biểu hiện lạ, tốt hơn hết bạn nên thăm khám để được hỗ trợ khắc phục sớm.

Điều trị

Dựa trên kết quả chẩn đoán, mức độ nhiễm trùng và tổn thương người bệnh đang gặp phải, các bác sĩ sẽ chỉ định giải pháp can thiệp phù hợp. Đối với bệnh nhân bị nhiễm sán có các triệu chứng chưa quá nặng nề như tiêu chảy, đau bụng,... bác sĩ sẽ kê đơn thuốc để tiêu diệt sán chó, điều trị triệu chứng cho người bệnh.

Điều trị
Bác sĩ chỉ định thuốc điều trị sán chó cho bệnh nhân dựa trên kết quả chẩn đoán, mức độ nhiễm trùng

Tuy nhiên, đối với đối tượng bệnh nặng, sán chó di chuyển lên não bộ, tấn công nội tạng, hệ thần kinh,... các phương án can thiệp cần chuyên sâu hơn. Việc điều trị ở giai đoạn này gặp nhiều khó khăn, bệnh nhân có tiên lượng xấu, rủi ro cao. Chính vì thế bác sĩ khuyên người bệnh nên chủ động khám chữa sớm để tránh nguy cơ.

Dưới đây là những biện pháp điều trị bệnh sán chó được thực hiện:

Sử dụng thuốc

Người bệnh sán chó được chỉ định kết hợp điều trị giữa giải pháp dùng thuốc, phẫu thuật và điều chỉnh thói quen sống. Bệnh nhân nên tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ, không tùy tiện dùng thuốc hoặc ngưng sử dụng khi chưa được hướng dẫn.

Tùy vào mức độ nhiễm sán của người bệnh, thuốc sẽ được chỉ định loại phù hợp. Mục tiêu là loại bỏ sán chó, khắc phục triệu chứng và ngăn chặn biến chứng cho bệnh nhân. Các nhóm thuốc thường được dùng như:

  • Albendazole: Sử dụng trong nhiều trường hợp nhiễm giun hoặc các động vật đơn bào. Thuốc thuốc nhóm Benzimidazole, dùng đường uống, tác dụng giúp bệnh nhân giảm triệu chứng, loại bỏ tác nhân gây hại. Mỗi trường hợp được chỉ định liều dùng tương ứng, không lạm dụng thuốc.
  • Mebendazole: Thuốc được chỉ định trong điều trị bệnh sán chó. Công dụng của thuốc tương tự như Albendazole. Ngoài bệnh sán chó, thuốc còn được chỉ định cho nhiều trường hợp nhiễm giun khác. Chỉ định liều dùng phù hợp cho từng trường hợp nhiễm giun, đặc biệt dùng khi bệnh nhân có triệu chứng nhiễm sán nội tạng.
  • Ivermectin: Thuốc điều trị bệnh sán chó không phổ biến như hai loại kể trên. Bởi, thuốc có tác dụng không cao, thông thường chỉ dùng trong trường hợp bất khả kháng, bệnh nhân không thể sử dụng được hai nhóm thuốc đã đề cập.
  • Thuốc khác: Bệnh nhân cũng được chỉ định dùng thuốc giảm triệu chứng như thuốc kháng viêm, thuốc giảm ho, thuốc ổn định hoạt động tiêu hóa,...

Người bệnh nên tuân thủ theo hướng dẫn sử dụng thuốc của bác sĩ. Không nên ngưng sử dụng thuốc tùy tiện, cần dùng theo đúng liệu trình để loại bỏ tốt nhất sán cho ra khỏi cơ thể. Song song với dùng thuốc bệnh nhân cần điều chỉnh thói quen sinh hoạt, ăn uống đều độ để cơ thể sớm cải thiện, đạt kết quả điều trị tốt nhất.

Phẫu thuật

Phương pháp ngoại khoa được chỉ định cho những trường hợp sán chó nặng, bệnh nhân có biểu hiện nhiễm giun ở nội tạng. Ngoài ra, trường hợp nang sán lớn, chèn ép dây thần kinh cũng cần can thiệp ngoại khoa để kịp thời khắc phục.

Bác sĩ sẽ thăm khám thận trọng và chỉ định phẫu thuật cho đối tượng cần thiết. Ngoài biện pháp xâm lấn, bệnh nhân cần kết hợp dùng thuốc để loại bỏ triệt để sán chó. Thăm khám tại bệnh viện uy tín, điều chỉnh thói quen sinh hoạt, chăm sóc tốt để cơ thể sớm phục hồi, phòng ngừa biến chứng.

Phòng ngừa

Bệnh sán chó là một bệnh lý nhiễm trùng nguy hiểm, có thể gây tử vong nếu bệnh nhân không điều trị kịp thời. Ấu trùng sán chó có thể di chuyển vào nội tạng, lên não, mắt,... phát sinh các biến chứng nguy hiểm. Chính vì thế, bạn nên chủ động phòng tránh bệnh lý này cho bản thân và người nhà, đặc biệt là với trẻ nhỏ.

Phòng ngừa
Hạn chế ăn những đồ ăn tái sống, nhất là thịt động vật, nên rửa rau thật sạch trước khi ăn

Một số lưu ý như sau:

  • Đối với người có nuôi thú cưng, động vật nên đảm bảo xử lý phân và nước thải của chúng hợp vệ sinh. Tránh chất thải vươn vải ra nhà, bám dính vào đồ dùng sinh hoạt.
  • Không nên ăn những món ăn tái sống, không nên ăn rau sống để giảm nguy cơ nhiễm khuẩn. Trường hợp vẫn phải ăn bạn nên chắc chắn rau đã được làm sạch đúng cách, rau có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, trồng trong điều kiện an toàn, không có chó mèo thả rong.
  • Rửa tay sạch trước khi ăn cơm, sau khi đi vệ sinh. Dùng xà phòng diệt khuẩn làm sạch tay, thường xuyên vệ sinh nhà cửa, làm vệ sinh đồ chơi của trẻ nhỏ bằng dung dịch diệt khuẩn an toàn.
  • Định kỳ tẩy giun cho gia đình, dùng thuốc tẩy giun phù hợp với độ tuổi của các thành viên. Đồng thời bạn nên tẩy giun cho cả chó, mèo thú cưng.
  • Không sử dụng phân tươi để tưới cây, tưới rau để giảm thiểu rủi ro nhiễm giun sán gây hại.
  • Thăm khám sớm nếu phát hiện cơ thể có những dấu hiệu bất thường để được hỗ trợ, điều trị bệnh càng sớm càng tốt.

Những câu hỏi quan trọng khi khám

1. Tôi cần thực hiện xét nghiệm gì để chẩn đoán bệnh sán chó?

2. Tình trạng bệnh của tôi nguy hiểm không? Ấu trùng sán chó có vào nội tạng chưa?

3. Tôi cần dùng thuốc gì để điều trị sán chó?

4. Tôi phải dùng thuốc bao lâu mới khỏi bệnh? Có tác dụng phụ gì không?

5. Nếu không điều trị tôi sẽ gặp phải các vấn đề gì?

6. Trong thời gian điều trị tôi nên làm gì để bảo đảm an toàn cho người thân trong gia đình?

7. Bao lâu thì tôi nên tái khám lại?

8. Trường hợp sán chó biến chứng tôi phải làm sao?

Bệnh sán chó là một trong những trường hợp nhiễm trùng có khả năng gây ra biến chứng nguy hiểm. Bạn đọc nên chủ động thăm khám nếu nhận thấy cơ thể có biểu hiện nghi ngờ. Việc xác định bệnh và can thiệp điều trị sớm giúp bệnh nhân có nhiều hy vọng chữa khỏi dứt điểm, ngăn chặn rủi ro cho sức khỏe.