Bệnh sa sút trí tuệ (Demetia)

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI BÁC SĨ DOÃN HỒNG PHƯƠNG – Khoa Thần kinhGiám đốc Chuyên môn Trung tâm Đông Phương Y Pháp – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Sa sút trí tuệ là một vấn đề về hệ thần kinh đang khiến nhiều người hoang mang. Đây là tình trạng suy giảm trí nhớ, giảm khả năng suy nghĩ, rối loạn các hành vi xã hội,... gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến đời sống, sức khỏe. Đối tượng mắc bệnh thường là người cao tuổi, tuy nhiên hiện nay bệnh lý này cũng xảy ra ở người trẻ.

Tổng quan

Bệnh sa sút trí tuệ (Dementia) là bệnh lý thần kinh nhiều người đang gặp phải. Bệnh gây ra các triệu chứng điển hình là suy giảm trí nhớ, rối loạn hành vi, hạn chế trong việc suy nghĩ cũng như thực hiện các hoạt động khác. Bệnh mặc dù không tác động đến thể chất quá nhiều, tuy nhiên các vấn đề tâm lý, hệ thần kinh suy giảm sẽ kéo theo nhiều hệ lụy khác.

Bệnh sa sút trí tuệ
Sa sút trí tuệ là bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi

Hiện nay tỷ lệ thống kê cho thấy bệnh nhân ở độ tuổi trung niên đến cao tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất, tuy nhiên bệnh hiện nay cũng có xu hướng trẻ hóa. Bất kỳ đối tượng nào cũng có khả năng mắc chứng sa sút trí tuệ. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, Dementia xảy ra do hệ quả của bệnh Alzheimer chiếm đến 60%-70% trường hợp.

Người bệnh sa sút trí tuệ gặp phải hàng loạt triệu chứng ảnh hưởng đến chất lượng đời sống nghiêm trọng. Trường hợp không phát hiện và kiểm soát, bệnh nhân có thể gặp phải các biến chứng nặng nề hơn, làm suy giảm tư duy, rối loạn nghiêm trọng hệ thần kinh, tư tưởng, đồng thời còn nhiều rủi ro khác gây tổn hại sức khỏe, thậm chí là dẫn đến hôn mê sâu, tử vong.

Phân loại

Bệnh sa sút trí tuệ được phân chia thành các nhóm tương ứng với tình trạng bệnh, tác nhân gây bệnh. Chẳng hạn:

  • Sa sút trí tuệ tiến triển: Bệnh lý không thể phục hồi hoàn toàn, xuất phát từ các vấn đề thần kinh nghiêm trọng. Dựa vào mức độ sa sút trí tuệ, người ta lại tiếp tục chia nhóm bệnh này thành các phân nhóm nhỏ hơn bao gồm chứng Alzheimer, sa sút trí tuệ não mạch, sa sút trí tuệ thể Lewy, sa sút trí tuệ tiền đình thái dương, sa sút trí tuệ hỗn hợp.
  • Sa sút trí tuệ không liên quan đế thoái hóa thần kinh: Đây là nhóm bệnh sa sút trí tuệ hình thành do ảnh hưởng từ các yếu tố như hệ miễn dịch, quá trình trao đổi chất, thiếu thụt dinh dưỡng, u não, thiếu oxy, não úng thủy,... Tùy mức độ nặng nhẹ của bệnh trên cơ thể người bệnh, bác sĩ có thể hoặc không thể đưa ra các giải pháp điều trị dứt điểm tình trạng sa sút trí tuệ.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Có rất nhiều yếu tố tác động dẫn đến tình trạng sa sút trí tuệ. Không chỉ là hiện tượng lão hóa tự nhiên của cơ thể, chứng bệnh này còn khởi phát do các ảnh hưởng từ bệnh lý thần kinh, các sang chấn gây tổn thương hoặc làm mất mát tế bào thần kinh,... Các kết nối trong não bị gián đoạn khiến người bệnh trải qua các triệu chứng suy giảm trí nhớ, suy giảm khả năng tư duy.

Nguyên nhân
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên hiện tượng sa sút trí tuệ

Dựa trên các nhóm bệnh được phân chia, chúng ta có thể cơ bản nhìn nhận được những yếu tố nguy cơ tác động dẫn đến bệnh lý này. Cụ thể như:

  • Bệnh Alzheimer: Người bệnh sa sút trí tuệ có thể liên quan đến bệnh Alzheimer trước đó. Đây được xem là yếu tố gây bệnh chính, nhiều người gặp phải. Các mảng rối, đám rối xuất hiện trong não người bệnh gây tổn thương các tế bào thần kinh khỏe mạnh khiến người bệnh dần có biểu hiện sa sút trí tuệ.
  • Tổn thương mạch máu não: Mạch máu cung cấp máu và oxy đến não bộ bị tổn thương gây bệnh. Yếu tố này cũng là tác nhân gây bệnh nhiều người gặp phải. Khi đó, người bệnh sẽ nhận thấy nhiều biểu hiện bất thường của cơ thể như tình trạng suy nghĩ chậm, khó tập trung, khó khăn khi đưa ra các quyết định giải quyết vấn đề.
  • Xuất hiện khối Protein bất thường: Khối protein có cấu trúc giống như quả bóng bay xuất hiện bên trong não, đây có thể là nguyên nhân khiến người bệnh sa sút trí tuệ. Rối loạn trong não có tiến triển nhanh, các triệu chứng bùng phát khiến bệnh nhân gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt, đi lại khó do tứ chi run rẩy hoặc cứng nhắc không linh hoạt.
  • Rối loạn tiền đình: Đây cũng được xem là một trong những nguyên nhân gây bệnh sa sút trí tuệ nhiều bệnh nhân mắc phải. Các tế bào thần kinh dần bị thoái hóa, phá vỡ khiến kết nối giữa các tế bào bị đứt gãy. Người bệnh khi đó sẽ gặp phải các thay đổi bất thường trong hành vi, ngôn ngữ và tính cách.
  • Bệnh Huntington: Bệnh lý di truyền có khả năng là nguyên nhân gây bệnh sa sút trí tuệ. Bệnh khiến các tế bào thần kinh tổn thương, dần nặng nề hơn làm ảnh hưởng đến hành vi, ý thức của người bệnh. Từ tuổi 30 trở đi người bệnh sẽ bắt đầu nhận thấy rõ hơn các triệu chứng bất thường.
  • Chấn thương não bộ: Chấn thương sọ não do va chạm, té ngã là nguyên nhân gây bệnh sa sút trí tuệ nhiều người gặp phải. Đặc biệt là khi các chấn thương không được kiểm soát bằng biện pháp phù hợp. Người bệnh có các dấu hiệu suy giảm trí tuệ, nhận thức,... trường hợp chấn thương nặng có thể đe dọa an toàn tính mạng của bệnh nhân.
  • Bệnh Creutzfeldt-Jakob: Đây là một trong những nguyên nhân liên quan đến hiện tượng sa sút trí tuệ. Chứng bệnh này còn được gọi là chứng bò điên hay nhũn não. Đối tượng mắc bệnh thường là người trên 60 tuổi.
  • Bệnh Parkinson: Bệnh hình thành gây ra các phản ứng bất thường ở hệ thần kinh. Trường hợp bệnh nhân không được kiểm soát, điều trị triệu chứng lâu dần sẽ dẫn đến sa sút trí tuệ.
  • Yếu tố dinh dưỡng: Ngoài các vấn đề kể trên, bệnh về não bộ, thần kinh có thể xảy ra do cơ thể không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng. Ăn uống nghèo nàn, thiếu hụt dưỡng chất khiến cơ thể suy nhược, não bộ hoạt động kém. Ngoài ra, tình trạng thay đổi nội tiết, trao đổi chất kém cũng là nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề thần kinh, trí não.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Rối loạn thần kinh, tổn thương tế bào thần kinh gây sa sút trí tuệ có thể đến từ việc dùng thuốc tân dược bừa bãi, dùng không đúng hướng dẫn hoặc gặp tác dụng phụ trong thời gian điều trị bệnh.
  • Các yếu tố khác: Ngoài các yếu tố kể trên, bệnh sa sút trí tuệ có thể xảy ra do ảnh hưởng bởi các vấn đề khác như tình trạng u não, thiếu oxy não, ngộ độc, nguy cơ tụ máu dưới màng cứng,...

Triệu chứng sa sút trí tuệ xuất hiện khiến người bệnh gặp khó khăn trong sinh hoạt đời sống. Việc tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp bác sĩ đưa ra các chỉ định điều trị phù hợp, bảo đảm an toàn sức khỏe cho người bệnh, nhất là tránh các rủi ro biến chứng không mong muốn.

Những yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh sa sút trí tuệ bao gồm những yếu tố không thể thay đổi như tuổi, tiền sử gia đình mắc bệnh, đột biến ghen, hội chứng down trung niên. Ngoài ra, các yếu tố có thể kiểm soát bao gồm chứng nghiện rượu, xơ vữa động mạch, huyết áp, cholesterol cao, bệnh tiểu đường, estrogen tăng, homocysteine máu cao, bệnh trầm cảm,...

Triệu chứng và chẩn đoán

Triệu chứng

Bệnh sa sút trí tuệ gây ra các triệu chứng bất thường, suy giảm khả năng tư duy, nhận thức của người bệnh, làm suy giảm trí nhớ,... Nhận biết các dấu hiệu bệnh qua những triệu chứng dưới đây:

Triệu chứng
Bệnh nhân có các biểu hiện suy giảm trí nhớ, thậm chí là mất trí

  • Chứng hay quên, mất trí nhớ: Người bệnh gặp phải biểu hiện quên, nhớ bất thường. Sa sút trí tuệ khiến bệnh nhân khó khăn trong việc ghi nhớ các thông tin, thậm chí là những thông tin vừa được tiếp nhận.
  • Khó hoàn thành công việc: Bệnh nhân có thể gặp khó khăn trong những công việc vốn quen thuộc hàng ngày. Đây là một trong những biểu hiện của người bị sa sút trí tuệ, triệu chứng cũng khá dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Biểu hiện có thể là quên bữa ăn, quên cách nấu ăn, chơi game,...
  • Mất nhận thức về thời gian, không gian: Bệnh nhân thường có triệu chứng quên ngày tháng, không biết hôm nay là thứ mấy. Định hướng về không gian cũng lệch lạc hơn, người bệnh dễ bị lạc đường, không nhớ vì sao mình đi lạc đường,...
  • Giảm tư duy phán đoán, tư duy trừu tượng: Đây là hai biểu hiện thường gặp ở người bị sa sút trí tuệ. Người bệnh gặp khó khăn trong việc tính toán, suy nghĩ, điều này làm hiệu quả công việc ngày càng tụt giảm.
  • Đặt đồ vật sai vị trí: Một trong những biểu hiện điển hình của người đang gặp vấn đề về thần kinh. Việc phán đoán, sắp xếp đồ vật bị lệch lạc, do đó người bệnh có thể bỏ đồ vật lung tung không đúng vị trí và thậm chí là bỏ ở những nơi kỳ lạ.
  • Hành vi, tâm trạng thay đổi bất thường: Người bệnh có thể đột ngột khóc, cười, tức giận mà không rõ nguyên do, có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào trong ngày.
  • Thụ động: Bệnh nhân bị sa sút trí tuệ trở nên thụ động, mệt mỏi, không làm việc như bình thường. Người bệnh có thể ngồi hàng giờ để xem tivi, nằm ngủ và không quan tâm đến hành động, sự việc diễn ra xung quanh.

Tình trạng sa sút trí tuệ càng nặng các triệu chứng càng tăng dần, ảnh hưởng đời sống của người bệnh. Không những thế, nếu bệnh kéo dài không kiểm soát, bệnh nhân có thể gây ra một số hành vi tổn hại cơ thể bản thân, ảnh hưởng đến cuộc sống của người xung quanh. Chính vì thế, bệnh nhân cần được đưa đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

Chẩn đoán

Người bệnh đến gặp bác sĩ cùng với người thân, phối hợp với bác sĩ để chẩn đoán và điều trị bệnh. Người thân cần khai báo các vấn đề người bệnh đang gặp phải về triệu chứng và tiền sử bệnh lý. Sau đó, các phương pháp xét nghiệm cần thiết được thực hiện nhằm kết luận chẩn đoán chính xác hơn:

Chẩn đoán
Bệnh nhân cần được đưa đến bệnh viện để kiểm tra, chẩn đoán và khắc phục sa sút trí tuệ

Thăm khám:

  • Khám tổng quát: Kiểm tra các bệnh lý liên quan chẳng hạn như bệnh về hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu, các vấn đề về xương khớp, tim mạch, kiểm tra thính giác, thị giác,...
  • Khám thần kinh: Thực hiện các biện pháp thăm khám thính lực, kiểm tra tri giác, cảm xúc, tư duy ngôn ngữ,... của bệnh nhân.

Các bài đánh giá nhận thức, hành vi tâm thần:

  • Bài test đánh giá nhận thức: Kiểm tra chức năng tập trung, điều hành, khả năng ghi nhớ, chức năng ngôn ngữ, vận động tri giác, nhận thức xã hội cho bệnh nhân.
  • Bài test hành vi - tâm thần: Kiểm tra các rối loạn hành vi tâm thần, đây là biểu hiện rất thường gặp ở các bệnh nhân mắc bệnh sa sút trí tuệ, nhất là người đã bước qua giai đoạn muộn với các triệu chứng nặng nề hơn.
  • Bài test hoạt động sống: Đánh giá các bất thường trong hoạt động sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân.

Chẩn đoán cận lâm sàng:

  • Xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu
  • Khảo sát gen
  • Khảo sát dịch não tủy
  • Điện não đồ
  • Sinh thiết
  • Chẩn đoán hình ảnh

Biến chứng và tiên lượng

Bệnh sa sút trí tuệ không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống thần kinh, hoạt động điều khiển của não bộ mà còn gây ra nhiều hệ lụy lên đời sống, sức khỏe bệnh nhân. Trí nhớ ngày càng suy giảm khiến công việc của người bệnh gặp nhiều khó khăn, trở ngại. Trường hợp bệnh biến chứng còn gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng khác.

Biến chứng
Người bệnh có thể gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm nếu tình trạng tổn thương tế bào thần kinh nghiêm trọng hơn

Dưới đây là những trường hợp có khả năng xảy ra ở người đang mắc chứng sa sút trí tuệ, đặc biệt là trường hợp nặng:

  • Thiếu hụt dinh dưỡng: Bệnh nhân bị suy giảm trí nhớ khiến việc ăn uống hàng ngày cũng bị ảnh hưởng. Người bệnh có thể quên giờ ăn, không thấy đói, khó kiểm soát hoạt động nhai, nuốt như người bình thường. Ngoài ra, người bệnh khi ăn còn có khả năng bị nghẹt thở, hít phải thức ăn vào phổi. Người bị suy giảm trí tuệ nghiêm trọng, mất trí nhớ nặng còn không có cảm giác đói khiến cơ thể ngày càng thiếu hụt dinh dưỡng.
  • Giảm số lần đi vệ sinh: Người bệnh không nhớ phải đi vệ sinh vào lúc nào, thậm chí có trường hợp không có cảm giác muốn đi nặng hoặc đi tiểu tiện. Hoạt động vệ sinh các nhân, tắm, đánh răng khi sa sút trí tuệ nghiêm trọng phải nhờ đến sự hỗ trợ của người thân.
  • Khó nuốt, khó uống thuốc: Người bệnh gặp khó khăn khi uống thuốc, không ghi nhớ số lượng thuốc hoặc giờ uống thuốc.
  • Suy giảm giao tiếp, tình cảm: Người bệnh gặp khó khăn khi nhớ tên, gương mặt của một người. Chính vì điều này khiến bệnh nhân giao tiếp kém dần, đồng thời gây ảnh hưởng đến tình cảm đối với người xung quanh, người thân.
  • Các vấn đề về giấc ngủ: Bệnh nhân khó ngủ, rối loạn chu kỳ ngủ, thức đêm ngủ ngày, mất ngủ kéo dài hoặc thậm chí gặp phải tình trạng ngưng thở khi ngủ.
  • Mê sảng: Suy giảm nhận thức, tinh thần không tỉnh táo khiến bệnh nhân bị mê sảng, cần nhập viện để theo dõi.

Còn nhiều rủi ro khác có thể xảy ra ở người mắc chứng sa sút trí tuệ hay còn được gọi là mất trí nhớ. Bệnh nhân có thể bị viêm phổi, không còn khả năng tự chăm sóc bản thân, mất an toàn khi tham gia giao thông, nấu ăn một mình,... Trường hợp nhiễm trùng hoặc tổn thương thần kinh não nghiêm trọng bệnh nhân có thể tử vong.

Điều trị

Dựa vào kết quả chẩn đoán, tình hình sức khỏe của người bệnh các bác sĩ sẽ chỉ định phương hướng điều trị sa sút trí tuệ phù hợp cho bệnh nhân. Dưới đây là các giải pháp can thiệp được áp dụng:

Sử dụng thuốc:

Thuốc được chỉ định cho bệnh nhân bị sa sút trí tuệ nhằm mục đích điều trị các triệu chứng, kiểm soát các rủi ro cho người bệnh. Trên thực tế, các loại thuốc được sử dụng không phải là giải pháp điều trị dứt điểm sa sút trí tuệ, chúng chỉ mang tác dụng hỗ trợ điều trị.

Điều trị
Tuân thủ theo hướng dẫn điều trị, hỗ trợ cải thiện trí nhớ cho người bệnh

Các loại thuốc thường được kê đơn như:

  • Donepezil
  • Rivastigmine
  • Galantamine
  • Memantin

Bên cạnh đó, bác sĩ có thể kể đơn các thuốc kết hợp khác để tăng hiệu quả kiểm soát triệu chứng:

  • Thuốc chống trầm cảm
  • Thuốc Asporin
  • Thuốc điều trị giảm nguy cơ đột quỵ
  • Thuốc an thần
  • Thuốc chống động kinh

Bệnh nhân cần được người thân hỗ trợ trong quá trình sử dụng thuốc. Bao gồm nhắc nhở người bệnh uống thuốc, chỉ định số lượng thuốc theo đúng phát đồ cho người bệnh, tránh tình trạng lạm dụng, sử dụng liều dùng không đúng hướng dẫn.

Nếu trong thời gian sử dụng thuốc người bệnh gặp phải các phản ứng phụ ảnh hưởng sức khỏe, bạn nên chủ động thông báo để được bác sĩ hỗ trợ. Dùng thuốc kết hợp chăm sóc bệnh nhân đúng cách để sớm khắc phục chứng sa sút trí tuệ.

Hỗ trợ điều trị thông qua các bài tập nhận thức:

Người bệnh ngoài việc được hướng dẫn sử dụng thuốc còn được chỉ định áp dụng các bài tập giúp nâng cao khả năng nhận thức, cải thiện triệu chứng cho bệnh nhân. Người bệnh có thể được tập luyện chung với một nhóm bệnh nhân cùng mắc bệnh hoặc thực hiện độc lập với sự trợ giúp của người có chuyên môn trong trường hợp nặng.

Các bài tập luyện thường được áp dụng như test trí nhớ thông qua công việc, đọc sách, xem phim, chơi ô chữ, chơi cờ,... Thông qua bài tập này người bệnh có thể dần dần cải thiện được chức năng ghi nhớ và nhận thức, tránh trường hợp sa sút trí tuệ nghiêm trọng hơn khiến bệnh nhân mất trí nhớ hoàn toàn.

Phương pháp phục hồi nhận thức:

Tùy vào tình hình sức khỏe của bệnh nhân, bác sĩ sẽ thiết kế phương pháp phục hồi nhận thức phù hợp cho người bệnh. Chương trình được tiến hành nhằm cải thiện khả năng tư duy, trí nhớ, kỹ năng sinh hoạt, làm việc, khả năng tập trung,... cho người bệnh.

Bệnh sa sút trí tuệ thực tế là bệnh lý não bộ, thần kinh không thể phục hồi hoàn toàn. Người bệnh có thể được chỉ định áp dụng các biện pháp hỗ trợ nhằm duy trì chức năng tư duy, nhận thức, bảo vệ não bộ phòng tránh biến chứng. Người bệnh nên được đưa đến bệnh viện, gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để nhận được sự hỗ trợ phù hợp.

Phòng ngừa

Bệnh sa sút trí tuệ thường xảy ra ở người cao tuổi, tuy nhiên hiện nay cũng ghi nhận trường hợp người trẻ có các dấu hiệu sớm của bệnh lý này. Không chỉ ảnh hưởng đến hệ thần kinh, các tổn thương não bộ nếu kéo dài có thể phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm.

Phòng ngừa
Tham gia các hoạt động có lợi cho trí nhớ người cao tuổi, bổ sung dinh dưỡng và xây dựng đời sống lành mạnh

Do đó, tốt hơn hết bạn nên chủ động phòng tránh sớm, bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình. Một số lưu ý như sau:

  • Tăng cường các hoạt động rèn luyện trí não, đọc sách, giải câu đố, chơi trò chơi,... nhằm giúp não bộ hoạt động, tư duy chủ động nhiều hơn.
  • Tham gia các hoạt động thể chất, chơi thể thao, tập thể dục mỗi ngày để nâng cao sức khỏe cho cơ thể. Các hoạt động thể chất, hoạt động ngoài trời cũng tốt cho tư duy, hoạt động của não bộ.
  • Loại bỏ các thói quen độc hại chẳng hạn như hút thuốc lá, sử dụng đồ uống chứa cồn, sử dụng chất kích thích,...
  • Lựa chọn thực phẩm lành mạnh, bổ sung cho cơ thể các loại vitamin, khoáng chất bổ dưỡng, trong đó đặc biệt là vitamin D. Hạn chế ăn những thực phẩm dầu mỡ, đồ ăn cay nóng,...
  • Đảm bảo chất lượng giất ngủ, ngủ đủ, hạn chế các áp lực, căng thẳng kéo dài.
  • Duy trì sức khỏe tim mạch, bổ sung thực phẩm có lợi, duy trì cân nặng cân đối.
  • Thường xuyên khám sức khỏe định kỳ, kiểm tra các dấu hiệu bất thường để sớm có biện pháp can thiệp điều trị, bảo vệ an toàn sức khỏe.

Những câu hỏi quan trọng khi khám

1. Nguyên nhân gây sa sút trí tuệ của tôi là gì?

2. Các tác hại nào nếu sa sút trí tuệ kéo dài?

3. Các xét nghiệm chẩn đoán sa sút trí tuệ tôi cần thực hiện?

4. Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi trì hoãn điều trị sa sút trí tuệ?

5. Tôi cần dùng những thuốc gì để điều trị sa sút trí tuệ?

6. Các phản ứng phụ tôi có thể gặp phải trong thời gian dùng thuốc?

7. Trường hợp biến chứng sa sút trí tuệ tôi nên làm gì?

8. Người thân và tôi cần làm gì để giúp bệnh sớm được cải thiện?

Bệnh sa sút trí tuệ trên thực tế không có giải pháp điều trị dứt điểm. Chứng bệnh này liên quan đến rất nhiều yếu tố, do đó các biện pháp can thiệp chỉ mang tính kiểm soát, cải thiện các triệu chứng và ngăn chặn rủi ro cho bệnh nhân. Chính vì thế, người bệnh nên thăm khám sớm, tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để sớm kiểm soát bệnh lý này.