Bệnh liệt ruột
Bệnh liệt ruột là vấn đề tiêu hóa xảy ra do ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, từ viêm nhiễm cho đến các chấn thương, phẫu thuật,... Bệnh gây ra các triệu chứng mờ nhạt khiến bệnh nhân dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Trường hợp liệt ruột nặng gây ra các tổn thương nặng hơn, kéo theo nhiều biến chứng.
Tổng quan
Bệnh liệt ruột (Paralytic Ileus) là bệnh lý đường tiêu hóa xuất hiện khi thành bụng bị tắc nghẽn khiến dịch và khí tồn đọng lại bên trong. Thông thường liệt ruột thường xảy ra sau phẫu thuật, diễn biến trong khoảng thời gian nhất định rồi cải thiện không cần điều trị.
Cơ ruột bị tê liệt tạm thời khiến chức năng nhu động ruột không hoạt động trơn tru. Khi đó, thức ăn, chất dịch lỏng bị tắc nghẽn, tích tụ bên trong ruột không được tiêu hóa. Người bệnh gặp phải các triệu chứng bất thường như đầy hơi, chướng bụng, táo bón, buồn nôn và nhiều biểu hiện bất thường.
Đa số trường hợp mắc bệnh liệt ruột tạm thời, không kéo dài và có thể thuyên giảm sau 2-3 ngày. Tuy nhiên nhiều trường hợp chủ quan, không chăm sóc tốt khiến hệ tiêu hóa hoạt động ngày càng suy yếu. Điều này có thể là tiền đề khiến các biến chứng có điều kiện bùng phát ảnh hưởng sức khỏe người bệnh nặng nề.
Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ
Theo ghi nhận cho thấy người bị liệt ruột thường là nhóm đối tượng vừa trải qua phẫu thuật hoặc thực hiện các thủ thuật điều trị vấn đề tại ổ bụng. Sau vài ngày khi các cơ quan trong đường tiêu hóa hoạt động ổn định trở lại tình trạng liệt ruột sẽ được cải thiện.
Hầu hết các trường hợp liệt ruột sau mổ sẽ phục hồi, bệnh nhân không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, có một số trường hợp không chăm sóc sức khỏe đúng cách, nhiễm trùng vết thương,... khiến tình trạng liệt ruột có rủi ro kéo dài, biến chứng.
Ngoài nguyên nhân liệt ruột sau mổ, người bệnh còn gặp phải hiện tượng liệt ruột do liên quan đến các yếu tố như:
- Nhiễm trùng máu là một trong những yếu tố liên quan gây liệt ruột.
- Tác dụng phụ của thuốc khiến một số bệnh nhân gặp phải tình trạng tắc ruột.
- Thức ăn, dịch tiêu hóa tồn đọng có thể do ảnh hưởng rối loạn chuyển hóa.
- Một số trường hợp chịu ảnh hưởng từ bệnh nhồi máu cơ tim, viêm phổi.
- Chấn thương khiến các cơ quan ở vùng bụng bị tác động.
- Các vấn đề tại mật, thận khiến cơ quan tiêu hóa bị ảnh hưởng gây bệnh liệt ruột.
- Yếu tố nguy cơ khác kể đến như viêm ổ bụng, tụ máu phúc mạc,...
Bất kỳ đối tượng nào đều có khả năng bị liệt ruột, trong đó tỷ lệ người bệnh có phẫu thuật ổ bụng bị liệt ruột chiếm số lượng nhiều nhất.
Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ
Triệu chứng
Người bị liệt ruột có thể nhầm lẫn các triệu chứng với các vấn đề đường ruột khác. Các triệu chứng cảnh báo bệnh rất giống với nhiều chứng bệnh, tình trạng tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa, bệnh táo bón, trào ngược dạ dày,... Đối với trường hợp liệt ruột không được chăm sóc đúng cách có thể khiến tình trạng tắc nghẽn ngày càng nghiêm trọng.
Do đó, nếu bạn nhận thấy cơ thể có biểu hiện nất thường nên chủ động đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ. Dưới đây là các dấu hiệu cơ bản nhiều người bệnh gặp phải:
- Cơn đau bụng nhẹ xuất hiện kèm theo hiện tượng đầy hơi, buồn nôn.
- Bụng mềm, phòng to ra do chướng bụng, táo bón.
- Nhu động ruột hoạt động kém hoặc giảm sút khiến tình trạng tắc nghẽn ngày càng nặng hơn.
- Một số trường hợp liệt ruột sau mổ có biểu hiện đau quặn, chán ăn, đầy bụng, táo bón, chướng bụng, buồn nôn,...
Các triệu chứng liệt ruột có thể thuyên giảm sau 2-3 ngày mà không cần can thiệp điều trị chuyên sâu. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp bênh diễn biến nặng do bệnh nhân không chăm sóc, bảo vệ hệ tiêu hóa khoa học. Do đó, nếu nhận thấy triệu chứng ngày càng nặng hơn bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt, nhất là trường hợp trẻ em bị tắc ruột.
Chẩn đoán
Bác sĩ kiểm tra các triệu chứng lâm sàng người bệnh đang gặp phải, kiểm tra vết mổ ở bụng. Dựa trên triệu chứng của bệnh nhân, bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp điều trị triệu chứng cho phù hợp. Ngoài ra để củng cố chẩn đoán chính xác hơn, các phương pháp xét nghiệm khác cũng được áp dụng, bao gồm:
- Chụp X quang
- Chụp CT
- Siêu âm
- Xét nghiệm máu
Các phương pháp xét nghiệm được thực hiện nhằm xác định có sự xuất hiện của tình trạng nhiễm trùng không, vị trí tắc ruột, mức độ tổn thương ở đường ruột. Dựa vào kết quả chẩn đoán, bác sĩ chỉ định hướng khắc phục phù hợp.
Biến chứng và tiên lượng
Như đã đề cập, bệnh liệt ruột sau một thời gian ngắn có thể tự thuyên giảm mà không cần điều trị. Tuy nhiên người bệnh cần lựa chọn thực phẩm, món ăn phù hợp, dễ tiêu hóa để không gây thêm áp lực cho đường ruột. Trường hợp sau 5 ngày tình trạng liệt ruột không cải thiện, bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ.
Nếu hiện tượng tắc nghẽn, liệt ruột xảy ra do viêm nhiễm, chấn thương nặng không được kiểm soát bệnh nhân có thể gặp phải các triệu chứng nguy hiểm. Do đó, bệnh nhân nên theo dõi các triệu chứng, chủ động đến bệnh viện kiểm tra để sớm khắc phục liệt ruột, bảo vệ an toàn sức khỏe.
Điều trị
Liệt ruột là một trong những vấn đề tiêu hóa có thể cải thiện sau 2-3 ngày mà không cần can thiệp điều trị chuyên sâu. Tuy nhiên, đối với trường hợp liệt ruột liên quan đến các vấn đề sức khỏe khác, do viêm nhiễm đường tiêu hóa, bệnh lý nguy cơ cao cần khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
Trong thời gian người bệnh bị liệt ruột nhằm ngăn chặn nguy cơ tình trạng tắc nghẽn trở nên nghiêm trọng hơn người bệnh được yêu cầu tạm ngưng ăn uống bằng đường miệng. Chất dinh dưỡng sẽ được truyền qua đường tĩnh mạch để cung cấp dưỡng chất cho hoạt động sống của cơ thể người bệnh.
Ngoài ra, bệnh nhân cũng được chỉ định sử dụng thuốc để giảm tình trạng ùn ứ, tăng kích thích nhu động ruột để cải thiện tắc ruột, tiêu hóa thức ăn. Bệnh nhân cần tuân thủ theo hướng dẫn sử dụng thuốc của bác sĩ, kết hợp vận động để ruột sớm hoạt động trở lại bình thường.
Đối với trường hợp bệnh nhân có biểu hiện liệt ruột nghiêm trọng, người bệnh có thể phải đặt ống thông mũi dạ dày để tạm thời đưa thức ăn thừa ra ngoài và đưa dinh dưỡng, thuốc vào bên trong để khắc phục triệu chứng, thông tắc ruột.
Mỗi phương án điều trị sẽ có các ưu và nhược điểm riêng. Bệnh nhân sẽ được bác sĩ hướng dẫn cách khác phục tương ứng với tình trạng sức khỏe. Khi nhận thấy cơ thể có các biểu hiện bất thường bạn nên đến bệnh viện khám và nhận tư vấn điều trị từ bác sĩ chuyên khoa.
Phòng ngừa
Bệnh liệt ruột có thể xuất hiện đột ngột sau khi người bệnh phẫu thuật đường tiêu hóa, viêm nhiễm, chấn thương,... Cho đến nay chưa có phương án điều trị triệt để bệnh lý này. Người bệnh sẽ được hướng dẫn cách khắc phục triệu chứng, thông ruột bằng các biện pháp phù hợp.
Ngoài ra, những trường hợp có nguy cơ cao nên chủ động phòng bệnh để tránh tắc ruột, liệt ruột ảnh hưởng sức khỏe, đời sống. Một số lưu ý như như sau:
- Điều trị tích cực các vấn đề đường tiêu hóa đang gặp phải.
- Người sau phẫu thuật vùng bụng để tránh trường hợp suy giảm nhu cộng ruột có thể nhai kẹo cao su để kích thích hoạt động, tăng cường đào thải khí dư thừa ra ngoài.
- Vệ sinh cá nhân, rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sử dụng xà phòng diệt khuẩn để đảm bảo loại bỏ hết vi khuẩn gây hại.
- Không dùng thuốc bừa bãi, không kết hợp thuốc tùy tiện để tránh trường hợp gây ra các tác dụng phụ ảnh hưởng kết quả điều trị.
- Xây dựng lối sống lành mạnh, ăn uống và sinh hoạt thể chất vừa phải, đều đặn để sớm cải thiện sức khỏe, ngăn chặn các vấn đề đường tiêu hóa xảy ra.
- Khi nhận thấy cơ thể có biểu hiện bất thường, đặc biệt đối với bệnh nhân sau phẫu thuật bụng cần liên hệ với bác sĩ để được kiểm tra khắc phục sớm.
Những câu hỏi quan trọng khi đi khám
1. Tôi có thể nhận biết tình trạng liệt ruột thông qua các triệu chứng gì?
2. Nguyên nhân vì sao tôi bị liệt ruột?
3. Tình trạng liệt ruột tôi đang gặp phải có nguy hiểm không?
4. Tôi cần thực hiện các xét nghiệm gì?
5. Nếu không điều trị tình trạng liệt ruột có cải thiện không?
6. Tôi cần làm gì để điều trị bệnh liệt ruôt?
7. Trong thời gian điều trị liệt ruột tôi có được ăn, uống gì không?
8. Sử dụng thuốc trị liệt ruột có hiệu quả không?
Bệnh liệt ruột là vấn đề sức khỏe thường gặp ở người bệnh vừa phẫu thuật, bị viêm nhiễm hoặc mắc các bệnh lý khác. Đa số các trường hợp không cần thiết điều trị, tuy nhiên người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn sức khỏe. Đặc biệt đối với trường hợp mắc bệnh nặng cần điều trị y tế để tráng các biến chứng nguy hiểm.