Bệnh hôi nách

Bệnh hôi nách không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng khiến nhiều người tự ti, ảnh hưởng đến chất lượng đời sống, tinh thần của người bệnh. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, để khắc phục người bệnh cần xác định yếu tố nguy cơ và tìm giải pháp phù hợp nhằm giảm hoặc chữa dứt điểm nguyên nhân gây mùi hôi khó chịu.

Tổng quan

Bệnh hôi nách là một dạng bệnh lý phổ biến, đặc trưng là mùi hôi khó chịu ở vùng nách, xuất hiện do ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài cơ thể. Nhiều trường hợp hôi nách kéo dài, không có biện pháp kiểm soát đúng cách khiến tình trạng ngày càng nặng hơn, ảnh hưởng đến chất lượng đời sống.

Bệnh hôi nách
Hôi nách là tình trạng nhiều người đang gặp phải, ảnh hưởng đến sinh hoạt đời sống và sức khỏe

Mùi hôi nách ở mỗi người thường khá đặc trưng, không giống nhau, nhất là trường hợp hôi nách ở nam giới và nữ giới. Không phải ai cũng bị hôi nách, có người không có mùi nặng ở vùng dưới cánh tay, tuy nhiên lại có những người có mùi hôi rất khó chịu. Nhất là khi cơ thể đổ mồ hôi vào mùa hanh khô, nóng nực,... mùi cơ thể càng nặng hơn.

Phân loại

Tuyến mồ hôi trên cơ thể được phân thành 2 nhóm chính, bao gồm tuyến mồ hôi nội tiết, tuyến mồ hôi ngoại tiết. Mùi hôi phát ra từ các tuyến mồ hôi cũng sẽ khác nhau về mức độ. Cụ thể:

  • Tuyến mồ hôi nội tiết: Tuyến mồ hôi này là các tuyến mồ hôi nhỏ, chúng phân bố rộng khắp bề mặt da cơ thể. Nhiệm vụ của tuyến mồ hôi này là đào thải nước, muối và một lượng nhỏ chất bã ra ngoài cơ thể thông qua cơ chế điều hòa thân nhiệt tự nhiên. Mồ hôi đổ ra trên khắp bề mặt da không riêng vùng nách. Mùi hôi thường không quá đáng kể do lượng chất bã đào thải ra rất ít, phần lớn chỉ là nước.
  • Tuyến mồ hôi ngoại tiết: Tuyến mồ hôi này bao gồm các tuyến mồ hôi lớn. Các tuyến mồ hôi này được phân bố tại các khu vực bao gồm nách, đầu ngực, xung quanh bộ phận sinh dục và một vài vị trí khác. Những tuyến mồ hôi lớn nằm sâu dưới da, hoạt động từ khi cơ thể bước vào độ tuổi dậy thì. Mồ hôi được thải ra từ các tuyến lớn thường đậm, đặc trưng hơn các tuyến mồ hôi nội tiết. Thông qua các lỗ chân lông mồ hôi sẽ được tiết ra, khi gặp vi khuẩn sẽ phản ứng tạo thành axit béo không bão hòa. Đây là quá trình phát sinh ra mùi hôi đặc trưng ở vùng nách cũng như một số vị trí mà tuyến mồ hôi ngoại tiết hoạt động.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Có rất nhiều yếu tố liên quan tác động dẫn đến mùi hôi nách khó chịu bao gồm các nguyên nhân bên trong và bên ngoài cơ thể. Dưới đây là những yếu tố chính gây bệnh hôi nách được đề cập nhiều nhất:

  • Cơ thể có hàng triệu tuyến mồ hôi, chúng có thể tiết ra mồ hôi thông qua các hoạt động vận động, thể dục, làm việc nặng nhọc,... Cơ thể nóng lên tiết ra mùi mồ hôi. Hoạt động này giúp cơ thể giải tỏa sức nóng, mồ hôi tiết ra bóc hơi hỗ trợ làm mát cơ thể. Ngoài ra khi thời tiết nóng nực, khi cơ thể bị stress, cảm xúc mạnh cũng là khi tuyến mồ hôi hoạt động mạnh mẽ, trong đó bao gồm các tuyến mồ hôi lớn.
  • Hôi nách có thể xảy ra do cơ thể hoạt động quá mức, hoặc ngoài ra còn có liên quan đến yếu tố di truyền. Theo thống kê cho thấy có hơn 60% người bị hôi nách có bố, mẹ gặp phải tình trạng này.
  • Thói quen sinh hoạt hàng ngày là một trong những nguyên nhân gây bệnh hôi nách. Đặc biệt xảy ra ở những người không vệ sinh cơ thể sạch sẽ, thường xuyên không tắm, mặc quần áo bẩn, không tắm sau khi vận động, chơi thể thao.
  • Những người có nhiều lông nách, không vệ sinh thường xuyên cũng là nguyên nhân gây hôi nách. Ngoài ra, một số trường hợp nữ giới cạo, nhổ làm sạch lông nách không đúng cách dẫn đến tình trạng nở rộng nang lông, tuyến mồ hôi bị to ra, tăng tiết mồ hôi trên da.
  • Chế độ ăn cũng là nguyên nhân gây nên hiện tượng hôi nách. Đặc biệt là khi người bệnh có thói quen thích ăn những món ăn nặng mùi, thực phẩm như tỏi, hành, cà ri,... Tuyến mồ hôi làm việc, thải ra nước kèm theo mùi hương của các thực phẩm bạn ăn vào cơ thể.
  • Một số người bị hôi nách do mắc bệnh về đường tiêu hóa, bệnh tuyến giáp, bệnh thận,... Những đối tượng này có tuyến mồ hôi hoạt động mạnh mẽ, mùi cơ thể cũng khác biệt, khó chịu hơn bình thường. Người bệnh cần phát hiện và điều trị bệnh lý từ sớm sẽ giúp kiểm soát được mùi mồ hôi tốt hơn.

Bệnh hôi nách có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào. Trong đó nhóm bệnh nhân thường gặp nhất là:

  • Người có tuyến mồ hôi hoạt động mạnh, thường xuyên đổ mồ hôi.
  • Người vệ sinh cơ thể không sạch sẽ.
  • Người có thói quen ăn thực phẩm cay nóng, đồ ăn dầu mỡ,...
  • Người thường xuyên bị căng thẳng, dễ nóng giận.
  • Người lạm dụng rượu bia, đồ uống chứa cồn,...
  • Người bước vào tuổi dậy thì.

Triệu chứng và chẩn đoán

Triệu chứng

Bạn có thể nhận biết tình trạng hôi nách dễ dàng thông qua các dấu hiệu bên ngoài. Chẳng hạn:

  • Mồ hôi tiết ra nhiều ở vùng nách, đặc biệt là những ngày thời tiết nóng nực, tâm lý căng thẳng hoặc cơ thể vận động mạnh.
  • Mồ hôi có màu sắc vàng nhạt, màu trắng đục đôi khi hơi nhờn rít. Mồ hôi thấm vào vùng nách áo khiến áo có vệt ố vàng giặt không sạch.
  • Mồ hôi có mùi khó chịu, hắc, nặng mùi, khó ngửi.
  • Lông nách bị kết dính vào nhau, bết, kèm theo mồ hôi trắng đục.
  • Một số trường hợp bị hôi nách kèm theo hiện tượng rỉ tai bị ướt, một vài người không bị nhưng vẫn có mùi hôi ở vùng nách khá khó chịu.

Chẩn đoán

Không quá khó để bạn có thể biết mình đang bị hôi nách hay không thông qua mùi mồ hôi ở khu vực dưới cánh tay. Ngoài ra, tại cơ sở y tế bệnh nhân còn có thể được chỉ định thực hiện một số xét nghiệm cần thiết xác định nguyên nhân, mức độ hôi nách và các vấn đề liên quan. Cụ thể:

  • Xét nghiệm máu: Phương pháp được thực hiện nhằm giúp người bệnh kiểm tra hoạt động, chức năng tuyến giáp có bất thường không. Bên cạnh đó, thông qua xét nghiệm máu bác sĩ cũng có thể nhận định vấn đề khác.
  • Xét nghiệm nước tiểu: Thực hiện để kiểm tra có sự xuất hiện của bệnh lý nghiêm trọng nào hay không.
  • Xét nghiệm dịch tiết trong truyến mồ hôi: Tìm ra nguyên nhân hôi nách, có hiện tượng viêm nhiễm hay không.
  • Nội soi tuyến mồ hôi: Kiểm tra có sự bất thường trong hoạt động tiết mồ hôi hay không, thông qua biện pháp này cũng xác định được có chất nhờn ở lỗ chân lông hay tình trạng giãn nở tuyến mồ hôi không.

Ngoài biện pháp kể trên, người bị hôi nách có thể được nội soi tai, kiểm tra ráy tai để xác định hiện tượng hôi nách. Tùy vào nguyên nhân gây hôi nách của mỗi người, bác sĩ sẽ hướng dẫn các biện pháp khắc phục an toàn, hiệu quả nhất.

Xem thêm: Chứng viêm nang lông ở nách và cách trị

Biến chứng và tiên lượng

Bệnh hôi nách không phải là bệnh lý nguy hiểm như các vấn đề khác. Tuy nhiên, mùi hôi khó chịu có thể là cản trở đối với người bệnh trong các hoạt động đời sống, gia đình. Ngoài ra, trường hợp hôi nách liên quan đến bệnh lý phải điều trị đúng cách, triệt để nhằm tránh gây một số tác dụng phụ không mong muốn.

Biến chứng
Tình trạng hôi nách kéo dài, nặng nề khiến bệnh nhân gặp nhiều khó khăn trong đời sống, công việc

Dưới đây là những hạn chế bệnh hôi nách gây ra:

  • Đối với xã hội: Người bị hôi nách tự ti khi tiếp xúc với người xung quanh. Trường hợp hôi nách nặng có thể ảnh hưởng đến công việc, làm rào cản người bệnh với các cuộc giao tiếp, trao đổi dự án, công việc. Người bệnh xấu hổ, có tâm lý lo ngại khi tiếp xúc với mọi người từ khách hàng, đối tác, đồng nghiệp cho đến bạn đời.
  • Đối với sức khỏe: Đối với trường hợp mùi cơ thể bất thường, tuyến mồ hôi tiết ra mồ hôi có màu sắc khác lạ có thể là do ảnh hưởng từ các bệnh về gan, thận,... Người bệnh không điều trị có thể khiến tình trạng hội nách trở nên nghiêm trọng hơn.

Điều trị

Bệnh hôi nách có thể khắc phục bằng các biện pháp tương ứng với nguyên nhân gây bệnh. Do đó bệnh nhân cần xác định nguyên nhân gây bệnh để có biện pháp khắc phục phù hợp. Dưới đây là những giải pháp thường được áp dụng:

  • Điều chỉnh sinh hoạt: Người bị hôi nách do thói quen sinh hoạt hàng ngày có thể chủ động điều chỉnh sinh hoạt nhằm cải thiện tình trạng hôi nách. Theo đó, người bị hôi nách nên tắm rửa sạch sẽ hàng ngày, lựa chọn quần áo thoải mái, thấm hút mồ hôi tốt. Hạn chế mặc đồ bó sát, có thể sử dụng sản phẩm giảm mùi hôi tuy nhiên không nên lạm dụng và chỉ sử dụng loại thân thiện, chiết xuất nguyên liệu thiên nhiên.
  • Liệu pháp Ion: Liệu pháp được áp dụng cho người bị hôi nách nặng hơn. Theo đó, bác sĩ sẽ sử dụng nguồn điện thủy ngân, đưa vào da và tiến hàng điều trị, thực hiện 10-20 phút mỗi ngày. Phương pháp giúp giảm kích ứng, giảm viêm da và các vấn đề gây hôi nách khác.
  • Sử dụng thuốc: Thuốc được chỉ định sử dụng cho người bị hội nách có tác dụng chống viêm, hỗ trợ khắc phục các vấn đề sức khỏe liên quan đến một vài bệnh lý. Các thuốc thường được dùng kể đến như thuốc kháng Acetylcholine, thuốc chẹn Beta giao cảm, thuốc chẹn Calci, thuốc chống viêm không steroid,...
  • Tiêm Botulinum Toxin: Mục đích giảm tiết mồ hôi, ức chế thần kinh não phát tín hiệu lên tuyến mồ hội, điều trị hôi nách không gây sẹo. Áp dụng giải pháp tiêm Botulinum Toxin có tác dụng từ 2-8 tháng.
  • Phẫu thuật: Chỉ áp dụng ngoại khoa điều trị bệnh hôi nách cho những trường hợp nặng, nguyên nhân liên quan đến bệnh lý khác. Phương pháp tác động trực tiếp lên tuyến mồ hôi, giảm đến 90% tình trạng hôi nách.

Phòng ngừa

Bệnh hôi nách có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân từ yếu tố bên ngoài đến yếu tố bên trong. Do đó, để phòng ngừa hôi nách bạn cần chủ động chăm sóc cơ thể từ ngoài vào trong, những lưu ý kể đến như:

Phòng ngừa
Chủ động chăm sóc cơ thể, vệ sinh sạch sẽ ngăn ngừa hôi nách và nhiều vấn đề viêm nhiễm khác

  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, sử dụng xà phòng tắm phù hợp, loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn,... trên da nhằm tránh tình trạng viêm nhiễm, hôi nách và nhiều vấn đề khác.
  • Bổ sung cho cơ thể các thực phẩm tươi như trái cây, rau củ quả. Tăng cường bổ sung nước, sử dụng nước áp hoa quả tươi, sinh tố,... Hạn chế sử dụng rượu bia, đồ uống chứa cồn hoặc đồ uống chứa chất kích thích khác.
  • Lựa chọn quần áo có chất liệu thấm hút mồ hôi tốt, hạn chế mặc đồ bó sát, quần áo cứng không thấm hút mồ hôi.
  • Hạn chế sử dụng nhíp nhổ lông nách hoặc cạo nhổ lông không đúng cách để tránh tình trạng viêm lỗ chân lông gây hôi nách và nhiều vấn đề khác.
  • Lựa chọn mỹ phẩm, sản phẩm chăm sóc da phù hợp, không lạm dụng sản phẩm khử mùi, lăn nách hoặc các loại xịt nách.
  • Tập luyện thể dục, vận động giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng cường đề kháng phòng ngừa nhiều bệnh lý.

Có thể bạn quan tâm: Bệnh Nấm nách là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Những câu hỏi quan trọng khi khám

1. Bị hôi nách nặng là do nguyên nhân nào gây ra?

2. Nhận biết hôi nách qua các triệu chứng gì?

3. Hôi nách kéo dài gây ra các hệ lụy gì?

4. Có cách nào điều trị dứt điểm bệnh hôi nách không?

5. Làm cách nào để phòng tránh hôi nách tái phát?

6. Bệnh hôi nách có di truyền cho thế hệ con cái không?

7. Có sản phẩm nào giúp khắc phục hôi nách hiệu quả không?

Bệnh hôi nách là một trong những vấn đề nhiều người gặp phải. Mùi hôi khó chịu vùng dưới cánh tay khiến người bệnh tự ti, khó khăn trong sinh hoạt đời sống, công việc. Bạn đọc cần tìm hiểu nguyên nhân gây hôi nách để có biện pháp khắc phục, phòng ngừa tái phát hôi nách và nhiều vấn đề khác.