Bệnh Ebola

Bệnh Ebola là căn bệnh truyền nhiễm vô cùng nguy hiểm, bệnh nhân có thể tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Bệnh do virus gây ra, có khả năng lây nhiễm từ động vật sang người và từ người sang người. Tốc độ lây lan nhanh, bệnh nhân bùng phát triệu chứng trong khoảng 2-21 ngày nhiễm virus.

Tổng quan

Bệnh Ebola hay sốt xuất huyết Ebola được phát hiện lần đầu tiên tại khu vực Châu Phi vào khoảng năm 1976. Cho đến nay, bệnh lý này vẫn là một loại bệnh truyền nhiễm được đánh giá mức độ nguy hiểm cao, khả năng lây lan nhanh bùng phát thành dịch. Từ khi xuất hiện cho đến nay, Ebola đã khiến nhiều người tử vong.

Bệnh Ebola
Ebola là tên của loài virus gây bệnh lây nhiễm từ động vật sang người và từ người sang người

Ebola là tên gọi của virus gây bệnh, virus thuộc chi Ebolavirus. Loại virus này có khả năng lây nhiễm từ động vật sang người và từ người sang người. Nguồn gốc của virus được nhận định là xuất phát từ loài dơi ăn quả, chúng là những vật chủ trung gian mang mầm bệnh đến với con người.

Hiện nay, bệnh Ebola đã lan rộng ra các nước trong khu vực, tại nước ta cũng ghi nhận một số trường hợp mắc bệnh. Virus khi xâm nhập vào cơ thể có thời gian ngủ bệnh dài từ 2-21 ngày, chính vì thế người bệnh có thể tiếp tục mang mầm bệnh đi lây lan khắp nơi mà không hề hay biết.

Ở điều kiện môi trường bình thường, virus có thể tồn tại trong khoảng vài giờ thậm chí là vài ngày. Đây là lý do chúng có cơ hội tiếp cận đến cơ thể người và xâm nhập dễ dàng. Virus có trong chất dịch mà con người tiết ra ở đường hô hấp, nước tiểu, phân,... Chính vì thế người bệnh thường được yêu cầu cách ly trong thời gian điều trị nhằm tránh trường hợp lây bệnh cho người xung quanh.

Bệnh Ebola là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng có khả năng gây chết người cao. Bệnh nhân bùng phát các triệu chứng tại nhiều bộ phân, làm tổn thương nội tạng, phá hủy hệ miễn dịch, ảnh hưởng quá trình đông máu của cơ thể bệnh nhân. Ebola có khả năng tiếp tục bùng dịch nếu gặp điều kiện thuận lợi, cho đến nay căn bệnh này vẫn được Tổ chức Y tế thế giới cảnh báo cấp độ nguy hiểm cao.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Bệnh Ebola bùng phát do sự tấn công của virus Ebola vào cơ thể người. Theo nghiên cứu bởi các chuyên gia, Ebola có 5 chủng virus trong đó có 4 loại gây bệnh nghiêm trọng ở người. Loại virus này có nguồn gốc từ các loài khỉ, tinh tinh hoặc các loài linh trưởng sống tại châu Phi. Ngoài ra hiện nay người ta cũng tìm thấy chủng Ebola từ khỉ và lợn tại Philippines.

Hai con đường lây nhiễm virus chính bao gồm lây từ động vật sang người và từ người sang người. Virus xâm nhập vào cơ thể có thời gian ủ bệnh dài, điều này khiến tốc độ lây lan bệnh càng nhanh hơn do bệnh nhân không có triệu chứng nhận biết và tiếp tục phát tán virus trong thời gian ủ bệnh.

Nguyên nhân
Nghiên cứu nguồn lây bệnh từ động vật mang virus sang con người

Cụ thể hai con đường lây bệnh bao gồm:

  • Virus lây lan từ động vật sang người: Người khỏe mạnh tiếp xúc với chất dịch từ động vật mang mần bệnh như nước tiểu, phân hoặc máu,... Virus bám vào cơ thể, xâm nhập sâu tiếp tục truyền bệnh cho người. Đối tượng có nguy cơ bị Ebola do động vật lây nhiễm là người làm việc trong các lò mổ, người thường xuyên đi rừng, tiếp xúc với dơi,...
  • Virus lây lan từ người sang người: Bệnh Ebola có thời gian ủ bệnh dài. Khi virus xâm nhập cơ thể, người bệnh chưa có bất kỳ triệu chứng nào. Thời gian này nếu người mang virus tiếp tục giao tiếp, sinh hoạt chung với những người xung quanh khả năng phát tán virus. Những người có nguy cơ nhiễm bệnh là người thân trong gia đình, nhân viên y tế,...

Triệu chứng và chẩn đoán

Triệu chứng

Virus Ebola xâm nhập vào cơ thể người có thời gian ủ bệnh 2-21 ngày trước khi bùng phát triệu chứng. Sau thời gian này, người bệnh bắt đầu có những biểu hiện như:

  • Sốt
  • Nhức đầu
  • Đau nhức cơ thể
  • Đau cơ
  • Đau bụng tiêu chảy
  • Đau họng, nôn

Các dấu hiệu ban đầu dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường dẫn đến việc chủ quan không điều trị sớm của người bệnh. Nếu tiếp tục kéo dài không được kiểm soát hoặc điều trị không đúng cách, các triệu chứng ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Người bệnh sẽ nhận thấy các dấu hiệu bất thường trở nên nặng nề, bao gồm:

  • Buồn nôn, nôn dữ dội.
  • Đi ngoài phân lỏng, tiêu chảy đôi khi kèm máu.
  • Mắt đỏ, trên da xuất hiện các vết ban có kích thước lớn.
  • Đau tức ngực kèm theo cơn ho dai dẳng.
  • Cân nặng sụt giảm không rõ nguyên nhân.
  • Nguy cơ chảy máu trong bụng, chảy máu dưới da, chảy máu tai, hậu môn, âm đạo,... bất thường.

Đừng nên chủ quan khi gặp phải các biểu hiện bất thường kể trên bởi chúng có thể là triệu chứng cảnh báo một bệnh lý truyền nhiễm nguy hiểm. Bạn nên tự cách ly, thông báo với nhân viên y tế để được hỗ trợ, khám chữa trị kịp thời.

Triệu chứng
Các triệu chứng dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường ở giai đoạn đầu khiến bệnh nhân chủ quan

Chẩn đoán

Hiện nay để chẩn đoán bệnh Ebola các bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm bao gồm:

  • Xét nghiệm công thức máu: Kết quả dương tính thường có chỉ số bạch cầu, tiểu cầu thấp.
  • Xét nghiệm hóa sinh máu: Thực hiện nhằm mục đích tìm ra sự bất thường, ghi nhận AST, ALT, Creatinin, ure máu tăng, đặc biệt là trong thời gian bệnh tiển triển.
  • Xét nghiệm đông máu: Phát hiện tình trạng rối loạn đông máu rải rác.
  • Xét nghiệm nước tiểu: Tìm thấy hiện tượng protein niệu.
  • Xét nghiệm tìm nguyên nhân: PCR, xét nghiệm tìm kháng thể, kháng nguyên, thực hiện nuôi cấy virus.

Biến chứng và tiên lượng

Bệnh Ebola là một bệnh lý truyền nhiễm nguy hiểm. Theo thống kê tổng số ca nhiễm bệnh đã có hơn 1/2 người bệnh tử vong. Tỷ lệ tử vong cao kèm theo các triệu chứng trên cơ thể nặng nề. Người bệnh sau khi đã được cứu sống vẫn có khả năng gặp phải các di chứng ảnh hưởng sức khỏe về sau.

Biến chứng
Ebola là đại dịch đã cướp đi sinh mạng của nhiều người, các biến chứng trên cơ thể nặng nề

Bất kỳ ai khi tiếp xúc với trung gian gây bệnh đều có khả năng mắc phải chứng bệnh này. Virus có khả năng phát tán nhanh, lây truyền từ động vật sang người và từ người sang người. Ngoài ra, Ebola có khả năng bùng thành dịch, không chỉ nguy hiểm cho sức khỏe, tình trạng dịch bệnh kéo dài còn phát sinh nhiều hệ lụy đối với nền kinh tế.

Mặc dù hiện nay đa số các trường hợp nhiễm bệnh được phát hiện tại châu Phi, tuy nhiên các nước trong khu vực và trên thế giới vẫn phải hết sức cảnh giác trước loài virus nguy hiểm này. Bạn cần chủ động bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình khi thực tế ngày càng có nhiều loại virus truyền bệnh nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao hoành hành trên toàn thế giới.

Điều trị

Người nhiễm virus Ebola được cách ly, điều trị tại các cơ sở y tế. Bệnh nhân được sử dụng các biện pháp phòng hộ nhằm tránh lây lan virus cho người điều trị, bác sĩ, hộ lý,... Trong thời gian này, người bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để kiểm soát bệnh tốt nhất.

Bệnh nhân cần bình tĩnh, không hoang mang, cần tin tưởng vào sự hỗ trợ y tế để tránh các rủi ro biến chứng. Cho đến hiện nay chưa có biện pháp điều trị đặc hiệu cho bệnh Ebola. Các biện pháp được áp dụng có mục đích hỗ trợ kiểm soát triệu chứng. Các ca nghi ngờ nhiễm bệnh, là người nhà của người mắc bệnh,... cũng cần được cách ly tập trung nhằm tránh nguy cơ phát tán virus trong cộng đồng.

Điều trị
Bệnh nhân nhiễm virus Ebola cần được cách ly ngay, điều trị bằng các biện pháp tích cực nhằm kéo dài tiên lượng sống

Can thiệp điều trị các triệu chứng khi chúng xuất hiện, điều trị càng sớm người bệnh càng có cơ hội sống sót cao. Điều trị can thiệp nhằm hướng tới mục tiêu:

  • Bổ sung kịp thời chất lỏng, chất điện giải để tránh trường hợp bệnh nhân mất nước, chất điện giải dẫn đến biến chứng. Dùng theo đường truyền tĩnh mạch là chủ yếu.
  • Kịp thời cung cấp khí oxy cho cơ thể người bệnh.
  • Sử dụng thuốc nhằm hỗ trợ làm giảm nhẹ triệu chứng, phòng ngừa rủi ro nhiễm trùng.

Các biện pháp can thiệp mang lại tia hy vọng cứu sống cho người bệnh. Hiện nay các nước vẫn đang tích cực nghiên cứu điều chế thuốc chữa bệnh Ebola và tiêm phòng dịch bệnh. Theo đó, vào năm 2018 đợt bùng dịch lớn tại Congo có 4 loại thuốc được thử nghiệm điều trị Ebola trên cơ thể người.

Có 2 trong 4 loại đem lại kết quả cao giúp bệnh nhân tăng cơ hội sống sót. Cụ thể là thuốc REGN-EB3 và mAb114. Chúng vẫn được sử dụng trong bối cảnh hiện này nhằm giúp người bệnh kéo dài tiên lượng sống, phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm khi mắc Ebola.

Có thể bạn quan tâm: Bị đau dạ dày nôn ra máu là dấu hiệu của bệnh gì?

Phòng ngừa

Tổ chức Y tế thế giới khuyên người dân nên chủ động phòng ngừa dịch Ebola để bảo vệ an toàn tính mạng cho bản thân và người thân. Một số lưu ý:

  • Vệ sinh các nhân sạch sẽ, rửa tay thường xuyên, sử dụng dung dịch, xà phòng diệt khuẩn rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh.
  • Hạn chế tiếp xúc với dịch tiết, máu của động vật hoang dã, tránh tiếp xúc với những đối tượng nghi ngờ nhiễm bệnh, động vật linh trưởng có nguy cơ mang mầm bệnh cao.
  • Tìm hiểu thông tin dịch tễ tại những địa điểm trên thế giới bạn có thể phải ghé qua.
  • Sử dụng khẩu trang y tế và cồn sát khuẩn tự bảo vệ an toàn cho bản thân, giữ khoảng cách khi tiếp xúc.
  • Đối với người trở về từ những vùng đang bùng dịch cần khai báo y tế, nếu phát hiện triệu chứng sốt, mệt mỏi, đau đầu, đau họng,... hãy tự cách ly và thông báo y tế để được hỗ trợ.
  • Trường hợp người đã nhiễm bệnh cần có ý thức bảo vệ sức khỏe cho những người xung quanh, cách ly nghiêm chỉnh và điều trị tích cực theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
  • Virus vẫn có thể tồn tại bên trong cơ thể sau một thời gian ngay cả khi đã điều trị khỏi bệnh. Do đó, đối với trường hợp phụ nữ đang cho con bú, virus có khả năng bài tiết thông qua sữa mẹ, cần tham khảo ý kiến chuyên gia về vấn đề này. Không loại trừ khả năng virus bài tiết trong tinh dịch nam giới, do đó bạn cũng nên thận trọng khi quan hệ với bạn tình.
  • Tại các cơ sở y tế, nhân viên y tế cần thực hiện các biện pháp bảo hộ nhằm tránh lây nhiễm virus từ bệnh nhân. Đảm bảo an toàn cho bản thân và gia đình.

Những câu hỏi quan trọng khi đi khám

1. Tôi cần thực hiện các xét nghiệm virus Ebola như thế nào? Bao gồm các xét nghiệm gì?

2. Tình hình sức khỏe của tôi có nguy hiểm không?

3. Tôi có hy vọng điều trị khỏi Ebola không?

4. Tôi cần làm gì để tránh lây bệnh cho người xung quanh?

5. Trong thời gian cách ly và điều trị tôi nên làm gì để giúp bệnh mau khỏi?

6. Tôi cần tiếp tục cách ly trong bao lâu sau khi điều trị khỏi Ebola?

7. Sau mắc bệnh tôi có khả năng tái nhiễm không?

8. Hiện nay đã có vắc xin phòng bệnh Ebola chưa?

Bệnh Ebola là bệnh lý truyền nhiễm nguy hiểm. Bệnh bùng phát do virus Ebola, virus có khả năng phát tán nhanh, thời gian ủ bệnh dài. Người bệnh nếu không phát hiện và điều trị sớm có rủi ro bị đe dọa an toàn sức khỏe, tính mạng. Chính vì thế, bạn đọc nên chủ động phòng bệnh cho bản thân và gia đình.