Thuốc Bupropion có tác dụng gì?
Thuốc Bupropion có tên biệt dược là Deppreo Tab. Thuốc được bào chế ở dạng viên nén với thành phần chính là hoạt chất Bupropion hydrochloride. Đây là một loại thuốc chống trầm cảm có khả năng làm ảnh hưởng đến những chất dẫn truyền thần kinh. Chính vì thế thuốc thường được dùng trong điều trị bệnh trầm cảm theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
- Nhóm thuốc: Thuốc hướng tâm thần
- Tên biệt dược: Deppreo Tab
- Dạng bào chế: Viên nén
Thông tin về thuốc Bupropion
Thành phần
Thuốc Bupropion là sự kết hợp giữa hoạt chất Bupropion hydrochloride và lượng tá dược vừa đủ trong một viên nén.
Công dụng
Thuốc Bupropion là thuốc chống trầm cảm có khả năng làm ảnh hưởng đến những chất dẫn truyền thần kinh. Các chất dẫn truyền thần kinh được tiết ra nhờ các tế bào thần kinh. Đồng thời chúng được các tế bào thần kinh tái hấp thu để sử dụng. Trầm cảm là hiện tượng các chất dẫn truyền thần kinh bị mất cân bằng. Thuốc Bupropion là thuốc chống trầm cảm nhưng không liên quan đến những loại thuốc chống trầm cảm khác. Thuốc hoạt động bằng cách ức chế tái hấp thu các serotonine, dopamine và norepinephrine. Từ đó làm tăng các serotonine, dopamine và norepinephrine tự do dẫn đến sự tăng dẫn truyền thần kinh.
Thuốc Bupropion là thuốc duy nhất tác động và có tác dụng chủ yếu đến dopamine. Những chất chống trầm cảm 3 vòng như desipramine, amitriptyline, imipamine hoặc những chất tái hấp thu serotonine chọn lọc (SSRIs) như: Sertaline, paroxetin (PAXIL), fluoxetin không có tác dụng này.
Dược lực
Thuốc Bupropion là một loại thuốc chống trầm cảm. Thuốc có khả năng tác động lên hệ thống dẫn truyền thần kinh có liên quan đến adrenalin và dopamine.
Chỉ định
Thuốc Bupropion có tác dụng ngăn ngừa và điều trị bệnh trầm cảm.
Chống chỉ định
Thuốc Bupropion chống chỉ định với những trường hợp sau:
- Những người quá mẫn cảm với hoạt chất Bupropion hydrochloride hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc
- Những người có tiền sử hoặc đang bị co giật, u hệ thần kinh trung ương
- Bệnh nhân đột ngột ngưng uống rượu hoặc ngưng sử dụng nhóm benzodiazepine
- Những bệnh nhân có tiền sử hoặc đang bị cuồng ăn hoặc chán ăn tâm thần. Đang chữa bệnh cùng với thuốc chống trầm cảm IMAO
- Những bệnh nhân đang bị động kinh hoặc có tiền căn bị động kinh
- Những người có tiền sử hoặc đang bị rối loạn tâm thần thể hưng cảm
- Bệnh nhân bị u não, có biểu hiện chán ăn do tâm thần, bệnh trầm cảm
- Những bệnh nhân đang sử dụng thuốc chống trầm cảm IMAO hoặc đã ngưng sử dụng thuốc nhưng chưa đến 14 ngày
- Những người có tiền sử hoặc đang bị suy chức năng gan nặng
- Những bệnh nhân đang sử dụng thuốc ngủ hoặc thuốc cai rượu và đang sử dụng các dạng Bupropion khác.
Cách dùng
Thuốc Bupropiond được sử dụng thông qua đường uống trong.
Liều lượng
Liều dùng thuốc Bupropion phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe, mức độ phát triển bệnh lý và đáp ứng của từng đối tượng.
Liều dùng thuốc trong điều trị bệnh trầm cảm đối với bệnh nhân là người lớn
Liều khởi đầu
Đối với bệnh nhân là người lớn, người bệnh cần sử dụng thuốc trong 4 tuần hoặc lâu hơn.
Dùng 100mg/lần x 2 lần/ngày. Liều dùng thuốc có thể tăng lên 300mg/ngày, chia thuốc thành 3 lần sử dụng trong ngày. Lưu ý không sớm hơn 3 ngày sau khi bắt đầu sử dụng thuốc. Ngoài ra khi tăng liều không nên vượt quá 100mg/ngày trong 3 ngày.
Liều dùng thuốc đối với bệnh nhân không có cải thiện sau vài tuần sử dụng thuốc với liều 300mg/ngày
Liều dùng thuốc cần được tăng tối đa 450mg/ngày. Chia thuốc thành nhiều lần sử dụng trong ngày. Không sử dụng quá 150mg/lần.
Người bệnh cần duy trì liều dùng thuốc có đáp ứng.
Bảo quản
Thuốc Bupropion cần được bảo quản ở những nơi khô ráo, thoáng mát. Bên cạnh đó thuốc cần được bảo quản ở nhiệt độ trong phòng (nhiệt độ từ 15 – 30 độ C). Tránh ánh nắng mặt trời và tránh để thuốc tại những nơi ẩm ướt. Ngoài ra thuốc cần được bảo quản trong lọ hoặc trong vỉ. Khi chưa cần thiết, người bệnh không nên lấy thuốc ra ngoài.
Tìm hiểu thêm: Thuốc Pregabalin là thuốc gì?
Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Bupropion
Khuyến cáo khi dùng
Trước khi sử dụng và trong thời gian sử dụng thuốc Bupropion, người bệnh cần thận trọng với những điều sao đây để đảm bảo an toàn:
- Những bệnh nhân bị suy giảm chức năng gan, suy giảm chức năng thận hoặc cơ thể có những vấn đề về gan và thận cần được giảm liều sử dụng thuốc Bupropion theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa sao cho phù hợp nhất.
- Trong thời gian sử dụng thuốc Bupropion, người bệnh cần hạn chế uống rượu. Nếu có thể bạn nên bỏ hẳn rượu.
- Người bệnh cần hạn chế lái xe, vận hành máy móc hoặc làm những công việc nguy hiểm trong thời gian chữa bệnh với thuốc Bupropion. Bởi thành phần Bupropion hydrochloride trong thuốc có khả năng khiến bạn buồn ngủ và chóng mặt nghiêm trọng.
- Thuốc Bupropion cần được sử dụng thận trọng ở những bệnh nhân có tiền sử hoặc đang bị tim mạch.
- Phụ nữ đang mang thai cần tránh sử dụng thuốc Bupropion. Bởi lượng tá dược của thuốc có khả năng đi quan nhau thai. Đồng thời tác động đến thai nhi gây nguy hiểm.
- Phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú cần thận trọng trước quyết định sử dụng thuốc Bupropion. Bởi thành phần Bupropion hydrochloride trong thuốc có khả năng bài tiết qua sữa mẹ và khiến trẻ bị ngộ độc. Nếu việc sử dụng thuốc là cần thiết, người bệnh nên ngưng cho con bú.
- Thuốc Bupropion không được khuyến cáo sử dụng cho trẻ em.
- Trước khi sử dụng thuốc Bupropion, người bệnh cần thông báo với bác sĩ nếu bạn đang sử dụng những loại thuốc hoặc những chất ức chế monoamine oxidase (IMAO). Cụ thể như: Xanh methylen, phenelzine (Nardil), isocarboxazid (Marplan), linezolid (Zyvox), tranylcypromin (PARNATE) và selegilin (ELDEPRYL, Emsam, Zelapar). Ngoài ra bạn cũng cần thông báo với bác sĩ nếu bạn đã ngưng sử dụng những loại thuốc hoặc những chất ức chế monoamine oxidase (IMAO) trong vòng 14 ngày qua. Để giải quyết, các bác sĩ có thể sẽ không cho bạn sử dụng thuốc Bupropion trong điều trị trầm cảm.
- Thuốc Bupropion có thể tác động và làm tăng huyết áp. Chính vì thế trong suốt thời gian chữa bệnh, bạn nên thường xuyên kiểm tra huyết áp. Bên cạnh đó bạn cần áp dụng các biện pháp xử lý phù hợp khi cơ thể có những biểu hiện bất thường liên quan đến sự tăng huyết áp.
- Bệnh tăng nhãn áp góc đóng có thể xảy ra trong thời gian chữa bệnh với thuốc Bupropion. Người bệnh cần thông báo với bác sĩ khi nhận thấy cơ thể xuất hiện một số triệu chứng bất thường. Đặc biệt là: Buồn nôn và nôn ói, thay đổi thị lực, đau mắt, mắt hoặc những vị trí xung quanh mắt bị sưng hoặc/và đỏ.
Ngoài ra, trước khi sử dụng thuốc Bupropion, người bệnh cần trao đổi với bác sĩ khi bạn đang mắc phải một trong những vấn đề sau:
- Dị dạng động mạch hoặc tĩnh mạch
- Uống rượu hoặc đột ngột ngưng uống rượu
- Trong não có khối u hoặc nhiễm trùng
- Chấn thương nghiêm trọng ở đầu
- Có tiền sử hoặc đang bị rối loạn ăn uống
- Có tiền sử hoặc đang bị rối loạn co giật
- Những người có tiền sử bị đột ngụy (không dùng thuốc)
- Tăng nhãn áp, góc đóng
- Hưng cảm hoặc hưng cảm nhẹ
- Huyết áp cao
- Những người đang sử dụng thuốc ngủ hoặc thuốc an thần, đột ngột ngưng sử dụng thuốc. Cụ thể như: Temazepam (Restoril®), triazolam (Halcion®), alprazolam (Xanax®), lorazepam (Ativan®)
- Những người đang sử dụng thuốc động kinh hoặc đột ngột ngưng sử dụng thuốc. Cụ thể như: Phenytoin (Dilantin®), carbamazepine (Tegretol®), phenobarbital
- Có tiền sử hoặc đang bị rối loạn tâm thần
- Tâm thần phân liệt. Đối tượng này cần thận trọng khi sử dụng thuốc Bupropion. Bởi thuốc có thể khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn
- Bệnh tiểu đường
- Giảm oxy máu
- Hạ natri máu
- Bệnh gan
- Bệnh thận.
Tác dụng phụ
Trong thời gian sử dụng thuốc Bupropion, người bệnh có thể mắc phải một số tác dụng phụ, bao gồm:
Tác dụng phụ thường gặp
- Khô miệng
- Kích động
- Mất ngủ
- Đau đầu hoặc đau nửa đầu
- Buồn nôn và nôn ói
- Run
- Táo bón.
Tác dụng phụ hiếm gặp
- Xuất hiện phản ứng dị ứng: Khó thở, phát ban, vùng mặt, môi, lưỡi và họng có dấu hiệu phù nề
- Thay đổi tâm trạng, hành vi, lo lắng không rõ nguyên nhân, bồn chồn, hiếu động thái quá
- Tim đập nhanh
- Co giật
- Sốt
- Nổi mề đay
- Đau khớp
- Sưng các tuyến.
Người bệnh cần tạm ngưng sử dụng thuốc Bupropion khi bạn mắc phải một trong những tác dụng phụ nêu trên. Đồng thời bạn cần sớm đến bệnh viện và thông báo với bác sĩ về tình trạng sức khỏe của bạn ở hiện tại. Khi được thông báo, các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra và có những biện pháp xử lý phù hợp, tránh gây nguy hiểm.
Tương tác thuốc
Thuốc Bupropion có khả năng tương tác với những loại thuốc điều trị khác làm tăng nguy cơ co giật và gây nguy hiểm.
Người bệnh cần trao đổi với bác sĩ khi sử dụng đồng thời thuốc Bupropion cùng với những loại thuốc điều trị sau:
Những loại thuốc làm ảnh hưởng đến isoenzyme CYP2B6
- Orphenadrine
- Cyclophosphamide.
Những loại thuốc làm ảnh hưởng đến hệ thống men gan
- Cimetidine
- Carbamazepine
- Phenobarbital
- Phenytoin.
Những loại thuốc được chuyển hóa bởi CYP2D6
- Những loại thuốc chống trầm cảm khác
- Thuốc chống loạn nhịp tim
- Thuốc ức chế beta
- Thuốc chống tâm thần
- Levodopa.
Những nghiên cứu mang tính hệ thống vẫn chưa được tiến hành để có thể đánh giá chính xác sự tương tác giữa thuốc Bupropion cùng với những loại thuốc khác. Tuy nhiên người bệnh cần phải thận trọng khi sử dụng thuốc Bupropion cùng với những loại thuốc làm giảm ngưỡng co giật. Cụ thể như: Prochloperazine, Chlopromazine. Ngoài ra những người đang cai nghiện các Benzodiazepine (Alprazolam, Diazepam) nếu sử dụng thuốc Bupropion có thể làm tăng nguy cơ co giật.
Người bệnh cần hết sức thận trọng khi sử dụng thuốc Bupropion cùng với những loại thuốc điều trị sau:
Những loại thuốc chống trầm cảm 3 vòng
- Imipramin
- Amitriphylin…
Những loại thuốc tâm thần
- Risperidon
- Haloperidol
- Thioridazin.
Những loại thuốc chặn thụ thể beta
- Metoprolol…
Chống chỉ định sử dụng đồng thời thuốc Bupropion cùng với những loại thuốc sau:
Những loại thuốc hoặc những chất ức chế monoamine oxidase (IMAO)
- Xanh methylen
- Phenelzine (Nardil)
- Isocarboxazid (Marplan)
- Linezolid (Zyvox)
- Tranylcypromin (PARNATE)
- Selegilin (ELDEPRYL, Emsam, Zelapar).
Bài viết là thông tin cơ bản về thuốc Bupropion và những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc. Tuy nhiên những thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Nếu muốn đưa thuốc vào quá trình điều trị, người bệnh cần thông qua ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Bên cạnh đó, người bệnh cần phải có đơn thuốc và hướng dẫn liều dùng từ bác sĩ. Người bệnh tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc, sử dụng thuốc bừa bãi hoặc tự ý thay đổi liều dùng thuốc. Bởi ngoài tác dụng chữa bệnh, thuốc còn có khả năng gây ra nhiều tác dụng ngoại ý dẫn đến nguy hiểm. Đặc biệt là khi sử dụng thuốc không đúng cách, không đúng liều.
Có thể bạn quan tâm
- Thuốc Rileptid: Công dụng, cách dùng, tác dụng phụ
- Thuốc Seduxen có tác dụng gì?
Hỏi đáp cùng chuyên gia
Chỗ tăng nhãn áp nghe ghê nhỉ
Mình đọc được chỗ khác bảo là xác suất tác dụng phụ này không quá cao đâu bạn ạ
Cũng may mình không cần dùng, khổ thân ai phải dùng thôi
Ừ, cũng may là nếu không muốn dùng thuốc thì bây giờ tâm lý trị liệu cũng phát triển dần rồi. Nếu họ sợ dùng thuốc thì có thể tìm đến đó
Vừa sinh con thì không nên dùng đúng không ạ
Sinh con cho con bú thì nên cân nhắc bạn ạ, taaji thuốc có thể vào cơ thể con qua sữa gây ngộ độc
Mình không nghĩ dùng thuốc khuyến khích lắm. Bố mình trước khi mất bị nghiện thuốc an thần, không biết thuốc chống trầm cảm có vậy không. Nghe bảo ở các bệnh viện có các khoa tâm lý cũng có chuyên gia, bạn nên qua họ thì hơn
Bạn thấy mình cần dùng thuốc hả bạn
Em nghĩ em có khả năng bị trầm cảm sau sinh, em không muốn tình trạng này kéo dài nên em muốn uống thuốc luôn
Trước hết bạn nên khám tư vấn bác sĩ đã bạn nhé, sau đó bác sĩ hướng dẫn ra sao thì làm theo
Ở các bệnh viện công chưa chú trọng vào bệnh tâm lý đâu ạ, họ vẫn chủ yếu kê thuốc thôi. Bạn Thanh tham khảo mấy chỗ chuyên môn hẳn về tâm lý trị liệu bạn ạ. Mình nghe bảo ở nước mình cũng có những chỗ làm rồi đó
Chị có biết chỗ nào để em tham khảo không ạ
Hôm nọ mình lướt youtube thì thấy có video. Chỗ này là NHC bạn nhé
Bạn trong video khá trẻ nhưng chắc trầm cảm nào cũng như nhau, bạn tham khảo xem
Dạ vâng em cảm ơn ạ
Mình vẫn khuyên bạn nên đi khám bác sĩ cho chắc chắn bạn nhé, không nên tự chẩn đoán đâu.
Ủa loại này khác mấy cái mình đọc được ghê
Cái này là thuốc chống trầm cảm không điển hình á bạn, mình học dược mình được biết qua nè
Loại này có phổ biến không bạn
Hình như mấy loại điển hình vẫn phổ biến hơn á bạn