Effexor là thuốc gì ?
Effexor là thuốc điều trị trầm cảm, hoảng loạn và rối loạn lo âu. Các tác dụng không mong muốn và tương tác có thể phát sinh nếu bạn sử dụng thuốc không đúng liều lượng và tần suất được chỉ định.
- Tên thuốc: Effexor
- Phân nhóm: Thuốc chống trầm cảm
- Dạng bào chế: Viên nén
Những thông tin cần biết về thuốc Effexor
1. Thành phần
Effexor chứa hoạt chất Venlafaxine – có khả năng ức chế tái hấp thu serotonin-norepinephrine (SNRI). Thành phần này hoạt động bằng cách khôi phục các chất tự nhiên ở trong não (serotonin và norepinephrine).
2. Chỉ định
Effexor được chỉ định trong các trường hợp sau:
- Điều trị trầm cảm
- Lo lắng
- Hoảng loạn
Thuốc có thể được sử dụng với mục đích không được đề cập trong bài viết. Vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ nếu có ý định dùng thuốc với mục đích khác.
Tham khảo: Thuốc Nootropyl điều trị bệnh gì?
3. Chống chỉ định
Effexor chống chỉ định với các trường hợp sau:
- Glaucoma góc hẹp
- Đang sử dụng các chất ức chế MAO (isocarboxazid, phenelzine, selegiline,…)
Hoạt động của thuốc có thể ảnh hưởng đến một số vấn đề sức khỏe. Vì vậy bạn nên trình bày tiền sử dị ứng và tình trạng sức khỏe để được cân nhắc về việc sử dụng Effexor.
Nếu nhận thấy bạn có nguy cơ khi sử dụng Effexor, bác sĩ sẽ chỉ định một loại thuốc khác để thay thế.
4. Dạng bào chế – hàm lượng
- Dạng bào chế: Viên nén
- Hàm lượng: 25mg Venlafaxine
5. Cách dùng – liều lượng
Sử dụng thuốc theo hướng dẫn in trên bao bì hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Không tự ý thay đổi cách dùng hay tăng giảm liều.
Cách dùng:
Uống thuốc trực tiếp với nước lọc. Nên nuốt trọn viên thuốc khi uống, không bẻ, nghiền hay hòa tan nếu không có yêu cầu từ bác sĩ.
Liều dùng:
Liều dùng thuốc phụ thuộc vào mức độ của các triệu chứng, tình trạng sức khỏe và phản ứng của cơ thể với liều dùng đầu tiên,… Vì vậy, bạn nên gặp trực tiếp bác sĩ để được cung cấp thông tin về liều lượng và tần suất cụ thể.
Thông tin được nhắc đến trong bài viết chỉ đáp ứng cho các trường hợp phổ biến nhất. Đồng thời không có giá trị thay thế cho chỉ dẫn từ nhân viên y tế.
Liều dùng thông thường khi điều trị hoảng loạn
- Liều ban đầu: dùng 37.5mg/ lần/ ngày
- Liều dùng duy trì: tăng thêm 75mg so với liều ban đầu
- Liều lượng tối đa: 225mg/ ngày
Liều dùng thông thường khi điều trị trầm cảm
- Liều ban đầu: dùng 37.5mg/ liều/ ngày hoặc dùng 25mg/ 3 lần/ ngày
- Liều dùng duy trì: tăng thêm 75mg so với liều ban đầu
- Liều dùng tối đa: 225mg/ ngày
- Bệnh nhân trầm cảm nặng có thể tăng liều lên 375mg/ ngày, chia thành 2 – 3 lần uống
Liều dùng thông thường khi điều trị rối loạn lo âu
- Liều ban đầu: dùng 75mg/ lần/ ngày
- Liều dùng duy trì: tăng thêm 75mg so với liều ban đầu
- Liều tối đa: 225mg/ ngày
Nếu nhận thấy triệu chứng không thuyên giảm, bạn có thể trao đổi với bác sĩ để được điều chỉnh liều. Bệnh nhân suy gan, suy thận có thể sử dụng thuốc, tuy nhiên cần giảm liều lượng và tần suất sử dụng. Áp dụng liều dùng thông thường có thể gây tổn thương lên hai cơ quan này.
Liều dùng trên chỉ áp dụng cho người trưởng thành. Chưa có nghiên cứu về liều dùng đối với trẻ em. Nếu có ý định dùng thuốc cho trẻ, phụ huynh nên liên hệ với bác sĩ để nhận được tư vấn chuyên môn.
Có thể bạn quan tâm: Thuốc Piribedil có tác dụng gì?
6. Bảo quản
Bảo quản thuốc ở nhiệt độ thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp và nơi ẩm thấp. Không đặt thuốc trong tầm với của trẻ nhỏ và thú nuôi.
Không tiếp tục sử dụng khi thuốc có dấu hiệu hư hại, ẩm mốc và biến chất. Tham khảo thông tin trên bao bì để xử lý thuốc đúng cách.
Những điều cần lưu ý khi sử dụng Effexor
1. Thận trọng
Bệnh nhân gặp các vấn đề sức khỏe về tim (suy tim, tiền sử đột quỵ, bệnh gan, rối loạn co giáp, bệnh tuyến giáp,… nên trao đổi với bác sĩ trước khi quyết định dùng thuốc. Hoạt động của thuốc có thể khiến các vấn đề này trở nên nghiêm trọng hơn.
Effexor có thể gây chóng mặt, buồn ngủ trong thời gian sử dụng. Do đó bạn không nên lái xe, vận hành máy móc và thực hiện những hoạt động đòi hỏi sự tập trung cao khi dùng thuốc.
Bên cạnh đó, sử dụng rượu, đồ uống có cồn, chất kích thích,… có thể làm tăng nguy cơ khi điều trị bằng Effexor.
Chưa có nghiên cứu về độ an toàn của thuốc đối với phụ nữ mang thai và cho con bú. Cần trao đổi với bác sĩ về lợi ích và nguy cơ trước khi quyết định dùng thuốc.
Có thể bạn muốn biết: Thuốc Methycobal – Công dụng, liều dùng, tác dụng phụ
2. Tác dụng phụ
Effexor có thể gây ra một số tác dụng ngoại ý trong thời gian sử dụng. Ngay khi phát sinh tác dụng phụ, bạn cần thông báo với bác sĩ để nhận được tư vấn chuyên môn.
Tác dụng phụ thông thường có thể thuyên giảm sau một thời gian nhất định. Tuy nhiên với những tác dụng phụ nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị bạn điều trị để khắc phục.
Tác dụng phụ thông thường:
- Buồn nôn
- Chóng mặt
- Buồn ngủ
- Khô miệng
- Chán ăn
- Mờ mắt
- Táo bón
- Hồi hộp
- Đổ mồ hôi bất thường
- Khó ngủ
- Tăng huyết áp
Tác dụng phụ nghiêm trọng:
- Yếu cơ
- Chuột rút
- Run rẩy
- Giảm hứng thú khi quan hệ tình dục
- Giảm khả năng tình dục
- Chảy máu
- Dễ bầm tím
Tác dụng phụ rất nghiêm trọng:
- Khó thở
- Đau ngực
- Đau đầu dữ dội
- Dịch nôn có màu cà phê
- Đau mắt
- Thay đổi thị lực
- Co giật
- Phân đen
Thuốc cũng có thể làm tăng serotonin và có thể gây ngộ độc serotonin. Đến ngay bệnh viện khi nhận thấy các triệu chứng sau:
- Tiêu chảy nghiêm trọng
- Chóng mặt
- Nhịp tim nhanh
- Ảo giác
- Co giật cơ
- Sốt không rõ nguyên nhân
- Kích động
- Bồn chồn bất thường
Phản ứng dị ứng:
- Phát ban
- Ngứa
- Sưng mặt/ lưỡi/ cổ họng
- Khó thở
Thông tin này chưa bao gồm toàn bộ tác dụng phụ của thuốc Effexor. Nếu bạn gặp phải triệu chứng không được đề cập trong bài viết, vui lòng thông báo với bác sĩ để nhận được tư vấn chuyên môn. Không tự ý dùng thuốc để điều trị các tác dụng ngoại ý của Effexor.
3. Tương tác thuốc
Tương tác thuốc là hiện tượng Effexor phản ứng với những thành phần trong các loại thuốc khác. Phản ứng này làm thay đổi hoạt động của thuốc, khiến tác dụng điều trị suy giảm hoặc làm phát sinh những triệu chứng nghiêm trọng.
Cần chủ động phòng ngừa tương tác bằng cách thông báo với bác sĩ những loại thuốc mình đang sử dụng.
Cần thận trọng khi sử dụng kết hợp Effexor với những loại thuốc sau:
- Các loại thuốc có chứa serotonin
- Tramadol
- Cimetidine
- Zolmitriptan
- Sumatriptan
- Warfarin
- Coumadin
- Jantoven
- Trytophan
- Pentamidine
- Erythromycin
- Donepezil
- Ivosidenib
- Pimozide
- Dronedarone
- Thioridazine
Tuyệt đối không sử dụng Effexor với các chất ức chế MAO. Kết hợp 2 nhóm thuốc này có thể làm xuất hiện tương tác thuốc nguy hiểm.
4. Xử lý khi dùng thiếu hoặc quá liều
Khi quên dùng một liều, bạn nên sử dụng ngay khi nhớ ra. Trong trường hợp sắp đến thời điểm dùng liều tiếp theo, bạn nên bỏ qua và dùng liều sau theo kế hoạch. Không dùng gấp đôi để bù liều đã quên.
Nếu bạn nhận thấy mình dùng quá liều lượng khuyến cáo, hãy chủ động đến bệnh viện đẻ được xử lý kịp thời. Trong trường hợp không nhận biết việc dùng thuốc quá liều, bạn có thể quan sát thấy những biểu hiện sau:
- Buồn ngủ nghiêm trọng
- Rối loạn nhịp tim
- Co giật
Có thể bạn quan tâm
- Thuốc Stugeron điều trị các bệnh tâm lý
- Thuốc Valproic acid điều trị bệnh gì?
Hỏi đáp cùng chuyên gia
Không uống rượu thì uống chắc ko sao?
Đồ có cồn làm tăng khả năng gặp tác dụng phụ hơn nhưng nếu không uống vẫn có xác suất bị bạn ạ
ở đây đã ai dùng chưa ạ, có hiệu quả không ạ
Bạn bị trầm cảm hả bạn. Hồi cấp 3 trong hội bạn mình có đứa bị trầm cảm, nghe nó bảo dùng thuốc thì ổn nhưng rời ra thì lại tệ dần
Mình nghĩ mỗi người sẽ có những phản ứng khác nhau, bạn cứ tìm hiểu xem, mình còn không nhớ bạn í dùng thuốc gì luôn. Nhưng nếu bạn trầm cảm thì bạn cũng có thể tham khảo tâm lý trị liệu đó
vậy ạ
ở nước mình có không ạ, em không nghĩ tâm lý học ở vn phát triển
Mình có biết có trung tâm tên là NHC việt nam đó, hình như bên đó được vtv2 giới thiệu luôn
dạ em cảm ơn, em tham khảo ạ
Đây bạn ơi, bạn xem thử nhé
Mấy năm trước mình được kê thuốc này vì bị lo âu. Dùng cũng hiệu quả, chỉ tội có lần quên uống một cái là lại buồn nôn với ngủ thất thường hơn. Sợ ghê
Ơ vậy là phải uống thuốc mãi hả bạn
Không phải đâu bạn ơi, bạn phải uống và theo dõi theo chỉ định bác sĩ. Hết liều mà tình trạng tốt hơn thì sẽ được cho ngưng, nhưng mà không thì phải tiếp tục. Nói chung là phải tuân theo chỉ định bác sĩ chặt chẽ á
Vậy giờ bạn ổn hơn chưa ạ
Mình ổn hơn rồi bạn, không phải dùng thuốc nữa. Mình ở Úc nên được hướng dẫn kết hợp thuốc cùng với trị liệu tâm lý, phối hợp một thời gian thì chỉ dựa vào trị liệu thôi
Ai cũng có serotonin mà lại ngộ độc được hả
Thì kiểu nhiều quá không tốt cho cơ thể đó bạn, đồ ăn cũng thế mà
Nhưng mà mình tưởng người trầm cảm bị thiếu serotonin cơ
Nếu mình không nhầm thì đấy là giả thiết thôi á, mà căn bản là uống nhiều thì nó cũng có thể tăng nồng độ so với bt
À hỉu hỉu