Thường xuyên sử dụng thịt đỏ sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim

5/5 - (1 bình chọn)

Các nhà khoa học vừa mới phát hiện, việc sử dụng quá nhiều thịt đỏ trong 1 tháng sẽ làm tăng hàm lượng trimethylamine N-oxide (TMAO) trong máu lên gấp hai, gấp ba lần so với người tiêu thụ thịt trắng hoặc các loại thịt khác. Đây chính là “thủ phạm giấu mặt” làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở nhiều người.

Ăn nhiều thịt đỏ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim
Thịt đỏ là loại thực phẩm được rất nhiều người lựa chọn bởi chúng mang lại khá nhiều lợi ích cho sức khỏe. Song song đó, nếu dung nạp quá nhiều thịt đỏ chính là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh xơ vữa động mạch liên quan đến tim.

Thống kê đến hết năm 2020 đã có hơn 2 triệu sản phẩm Detox Orgreen được khách hàng sử dụng và phản hồi tích cực. Hầu hết người dùng đều đánh giá cao hiệu quả giải độc, hạ men gan của Detox Orgreen...

Mới đây, các nhà nghiên cứu đã đưa ra dẫn chứng nói rõ lý do của việc hạn chế tiêu thụ thịt đỏ:”Việc sử dụng quá nhiều thịt đỏ sẽ làm tăng nồng độ TMAO trong cơ thể lên gấp hai, ba lần bình thường. Nhưng khi ngưng dùng thì hàm lượng TMAO trong máu sẽ giảm hẳn”

TMAO là một sản phẩm phụ được hình thành bởi vi khuẩn đường ruột sau quá trình ăn thịt đỏ. Hoạt chất carnitine có trong thịt đỏ làm tăng khả năng phát triển của vi khuẩn đường ruột, dẫn đến sản sinh lượng lớn TMAO trong máu và lòng mạch.

Trước đây các nhà khoa học có nói đến, việc TMAO xuất hiện nhiều trong máu và lòng mạch sẽ gây cản trở nhiệm vụ dọn dẹp cholesterol của HDL. Từ đó, làm phát triển các mảng xơ vữa động mạch, gây cục máu đông, làm tăng nguy mắc bệnh tim mạch, nhất là bệnh đau tim và đột quỵ.

Tạp chí Tim mạch Châu Âu, một ấn phẩm của Hiệp hội Tim mạch Châu Âu mới đây vừa công bố kết quả nghiên cứu liên quan đến vấn đề này.

Phát hiện này sẽ giúp củng cố về chế độ ăn uống khoa học. Khuyến khích mọi người, mọi lứa tuổi nên tuân theo một chế độ ăn uống lành mạnh để tốt cho tim. Tốt nhất là nên có chế độ ăn uống đa dạng, hạn chế tiêu thụ thịt đỏ nhưng hãy bổ sung nhiều rau xanh, trái cây, thực phẩm chứa nguồn protein từ thực vật, sữa ít béo, đậu Hà Lan, ngũ cốc.”, tiến sĩ Charlotte Pratt, giám đốc dự án NHLBI cho nghiên cứu dinh dưỡng, đồng thời là phó trưởng phòng chi nhánh Phòng chống và Ứng dụng lâm sàng cho biết.

Cũng theo đó, tiến sĩ Stanley L. Hazen (trưởng khoa Tim mạch & Phục hồi chức năng tại phòng khám Cleveland) cho hay: “Nghiên cứu lần đầu tiên cho thấy tác động mạnh mẽ của việc thay đổi chế độ ăn uống có liên quan đến sự tăng giảm của hàm lượng TMAO trong cơ thể. Đặc biệt, việc thay đổi TMAO lại gắn kết chặt chẽ với bệnh tim.”

Thịt đỏ có tốt không
Hạn chế tiêu thụ thịt đỏ sẽ giúp làm giảm nồng độ TMAO trong máu, giảm nguy cơ mắc phải các bệnh tim mạch.

Tiến sĩ Hazen ước tính, có đến một phần tư người Mỹ đang ở độ tuổi trung niên có mức TMAO tăng cao một cách tự nhiên. Và điều này sẽ trở nên tồi tệ hơn khi họ tiêu thụ quá nhiều thịt đỏ trong khoảng thời gian dài. Tuy nhiên, sau quá trình tìm hiểu hồ sơ TMAO của mỗi người, tiến sĩ nhận thấy hàm lượng TMAO ở từng người dường như khác nhau. Vì vậy, việc theo dõi hoạt chất TMAO và đưa ra thuốc điều trị sẽ giúp chống lại bệnh tim.

Trong nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng, để kiểm tra mức độ hình thành TMAO có trong chế độ ăn uống (bao gồm thịt đỏ, thịt trắng và các nguồn protein không từ thịt), các nhà nghiên cứu đã đăng ký cho 113 người phụ nữ và đàn ông tham gia thử nghiệm. Tất cả các đối tượng trên sẽ thực hiện ba chế độ ăn và được kiểm soát chặt chẽ theo thứ tự ngẫu nhiên trong một tháng.

Chế độ ăn của những người tham gia thử nghiệm thường rất đa dạng theo chế độ của những người nghiên cứu mong muốn. Trong đó, nhóm người ăn theo chế độ ăn nhiều thịt đỏ, 12% lượng calo mỗi ngày của những người này được sản sinh từ thịt bò, thịt heo. Còn đối với nhóm người ăn theo chế độ ăn thịt trắng, 12% calo sẽ được cấp từ thịt gia cầm. Nhóm còn lại, chế độ ăn kiêng không có thịt, lượng calo được sản sinh chủ yếu từ đậu nành, ngũ cốc và các loại hạt đậu.

Sau 1 tháng thử nghiệm, các nhà nghiên cứu nhận thấy, kết quả “phần lớn” những người tiêu thụ thịt đỏ có nồng độ TMAO trung bình trong máu tăng gấp ba lần so với nhóm người sử dụng thịt trắng hoặc không ăn thịt.

Bên cạnh đó, các nhà khoa học nhận ra nồng độ TMAO tăng hay không phụ thuộc vào lượng chất béo có trong chế độ ăn. Bởi tất cả các chế độ ăn đều chứa lượng calo bằng nhau. Và một nửa số người tham gia trong ba chế độ ăn cũng được thiết lập chế độ giàu chất béo.

Quan trọng hơn, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, sự tăng giảm TMAO có thể được cải thiện bằng cách thay đổi chế độ ăn uống. Vì sau một thời gian ngưng sử dụng thịt đỏ, nồng độ TMAO trong máu đã giảm xuống đến mức đáng kể.

Dựa vào nghiên cứu nêu trên, có thể thấy thịt đỏ giúp cung cấp nhiều dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên,  chế độ ăn kiêng, ăn ít thịt đỏ sẽ mang lại nhiều lợi ích tốt cho hệ tim mạch và cơ thể hơn.

Thuốc Dân Tộc – Doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam tiêu biểu 2023 

Ngày 8/10, Thuốc Dân Tộc vinh dự là đại biểu có mặt tại chương trình Tọa đàm khoa học “Chuyển...

Trung tâm Thuốc dân tộc ưu đãi điều trị bệnh nhân dịp đại lễ 30/4

Thuốc Dân Tộc Dành Tặng “10 Ngày Vàng – 10.000 Ưu Đãi” Chào Mừng Đại Lễ 30/4

Hòa chung trong không khí hân hoan, tưng bừng chào mừng đại lễ 30/4 của cả nước, Trung tâm Thuốc...

Phụ nữ lớn tuổi ít vận động sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Một nghiên cứu mới đã phát hiện ra rằng phụ nữ càng lớn tuổi mà thời gian vận động trong...

Ô nhiễm không khí đang hủy hoại sức khỏe của chúng ta như thế nào?

Trái đất ngày càng nóng lên và đông đúc hơn, động cơ từ các nhà máy liên tục thải khí...

CẢNH BÁO giả mạo và lợi dụng hình ảnh bác sĩ Lê Hữu Tuấn để trục lợi, LỪA ĐẢO người bệnh

Thời gian gần đây, Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc bị các đối tượng xấu giả...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.