Đẩy mạnh việc cải thiện an toàn thực phẩm trên toàn thế giới
Khoảng 130 quốc gia đã cùng nhau tham dự hội nghị An toàn thực phẩm quốc tế được tổ chức tại châu Phi. Hội nghị đã nêu được vai trò của An toàn thực phẩm và kêu gọi các nước cùng nhau hành động vì mục tiêu chung.
Hội nghị An toàn thực phẩm Quốc tế đã khai mạc với lời kêu gọi cùng nhau cả thế giới cùng nhau hợp tác vì mục tiêu lâu dài
Vào ngày 12/02/2019 đã diễn ra phiên khai mạc của Hội Nghị An toàn thực phẩm quốc tế lần thứ nhất tại Addis Abba. Do Liên minh châu Phi (AU), Tổ chức Lương thực thực phẩm của Liên Hợp Quốc (FAO), Tổ chức Y Tế thế giới (WHO) và tổ chức Thương Mại Thế giới (WTO) tổ chức. Còn vào ngày 23 và 24/4/2019 WTO cũng tổ chức Diễn đàn quốc tế về an toàn và thương mại thực phẩm.
Hai hội nghị này sẽ hỗ trợ và đưa ra những hành động cụ thể mang tính chiến lược cho tương lai của vấn đề an toàn thực phẩm. Vì thực tế mỗi năm có 600 triệu người mắc bệnh và 420000 người chết do sử dụng thực phẩm nhiễm vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng, nhiễm độc tố và hóa chất. Điều này tạo gánh nặng cho hệ thống chăm sóc sức khỏe và gây ra nhiều thiệt hại về kinh tế, thương mại và du lịch. Trung bình mỗi năm các nước có thu nhập thấp mất khoảng 95 tỷ USD năng suất lao động do vấn đề này gây ra. Chính vì vậy mà nội dung của các hội nghị đã nhấn mạnh an toàn thực phẩm là mục tiêu cực kỳ quan trọng ở mỗi giai đoạn, từ sản xuất đến thu hoạch, chế biến, lưu trữ, phân phối, chuẩn bị và tiêu thụ.
Chủ tịch Liên Minh châu Phi Moussa Faki Mahamat đã nhấn mạnh về quan hệ hợp tác giữa liên minh châu Phi và Liên hợp quốc và khẳng định Hội nghị về An toàn thực phẩm là minh chứng cho sự hợp tác này. Vì nếu không có thực phẩm an toàn thì không thể có an ninh lương thực.
Ông Jose Graziano da Silva, người đứng đầu của tổ chức Lương thực Liên hợp quốc đã khẳng định không có an ninh lương thực nếu không có an toàn thực phẩm. Chính vì vậy hội nghị là cơ hội tuyệt vời cho cộng đồng quốc tế cam kết và cùng nhau hành động. Chúng ta cần phải liên kết với nhau để tăng cường quy mô an toàn thực phẩm trong các chương trình nghị sự quốc gia và quốc tế.
Bác sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus, người đứng đầu Tổ chức y tế thế giới WHO cho biết, thực phẩm nên là nguồn dinh dưỡng chứ không nên là nguyên nhân gây bệnh hay tử vong. Thực phẩm không an toàn là nguyên nhân làm cho hàng trăm ngàn người chết mỗi năm nhưng lại chưa nhận được sự quan tâm xứng đáng. Chúng ta cần có sự đầu tư nghiêm túc vào việc nghiên cứu, giám sát và kiểm định thực phẩm. Trong thế giới toàn cầu hóa thì vấn đề an toàn thực phẩm không phải là trách nhiệm của riêng ai mà là trách nhiệm của tất cả mọi người.
Ông Roberto Azevedo, người đứng đầu tổ chức Y tế thế giới WTO khẳng định an toàn thực phẩm là yếu tố trung tâm trong sức khỏe cộng động và cần phải đạt được mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030. Đồng thời ông cũng nhấn mạnh hội nghị tại Geneva vào tháng 4 sẽ tìm ra giải pháp thoát khỏi cảnh nghèo đói để phát triển kinh tế.
Hội nghị diễn ra trong khoảng 2 ngày với sự tham gia của nhiều bộ trưởng nông nghiệp, các nhà chức trách của các cơ quan y tế và thương mại của khoảng 130 quốc gia. Đồng thời cũng có sự tham gia của nhiều chuyên gia khoa học, đại diện người tiêu dùng, người sản xuất thực phẩm…
Khuôn khổ hội nghị đã xác định hành động chính là đảm bảo sự cung cấp và phát triển của an toàn thực phẩm trong hiện tại và tương lai. Điều này đòi hỏi các nước phải cùng cam kết sẽ mở rộng quy mô an toàn thực phẩm vì sự phát triển bền vững.
Thay đổi hệ thống thực phẩm
Sự phát triển của công nghệ hiện đại, phương pháp chế biến và sự xuất hiện của nhiều nguồn thực phẩm mới đã cung cấp thêm nhiều cơ hội để tăng cường an toàn thực phẩm, cải thiện dinh dưỡng, cải thiện đời sống và sự phát triển của kinh tế. Sự biến đổi khí hậu, toàn cầu hóa sản xuất thực phẩm, gia tăng dân số, gia tăng đô thị hóa cũng đặt ra nhiều thách thức đối với an toàn thực phẩm.
Hiện nay hệ thống thực phẩm đang ngày càng trở nên phức tạp hơn và ngày càng phát triển nên đòi hỏi phải có sự quản lý chặt chẽ hơn. Điều này đòi hỏi sự hợp tác và phối hợp của nhiều quốc gia thì mới thực hiện được.
Tăng cường hợp tác để thực hiện mục tiêu
Chủ đề chính của hội nghị là cùng nhau xây dựng hệ thống an toàn thực phầm phù hợp với phương thức sản xuất cũng như tiêu thụ hiện nay. Điều này cần phải có sự đầu tư bền vững và phối hợp của nhiều ngành thì mới thực hiện được. Trong đó phải có phòng thí nghiệm đủ tiêu chuẩn, cơ quan giám sát, kiểm định thực phẩm… Đồng thời cần có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, sự chia sẻ của truyền thông, chính sách giáo dục phù hợp thì mới đảm bảo được việc thực hiện.
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!