Rượu bia đã giết chết hơn 3 triệu người mỗi năm, phần lớn là nam giới

5/5 - (1 bình chọn)

Theo báo cáo mới nhất của tổ chức Y tế thế giới WHO thì trong năm 2016 có tới 3 triệu người đã chết vì sử dụng bia rượu. Đây là một trong 20 nguyên nhân gây tử vong nhiều nhất. Trong đó hơn 3 phần 4 số ca tử vong là nam giới. Nhìn chung, việc sử dụng bia rượu gây ra hơn 5% gánh nặng về bệnh tật toàn cầu.

tử vong do rượu bia
Hiện nay số lượng người dùng rượu bia đang ở con số đáng báo động

Những con số đáng báo động ở thời điểm hiện tại

Theo báo cáo mà WHO đã nhận được về tác động của rượu bia đối với sức khỏe năm 2018 thì bức tranh toàn cảnh về việc tiêu thụ rượu bia cũng như gánh nặng về bệnh tật mà nó gây ra đã được thể hiện rõ nét. Đồng thời, báo cáo này cũng có những điều mà các quốc gia đang thực hiện để giảm gánh nặng này.

Theo người điều hành WHO, tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết có rất nhiều người, nhiều cộng đồng, nhiều gia đình đang phải chịu hậu quả do bia rượu mang lại. Đó là bạo lực, thương tích cũng như hàng loạt vấn đề về sức khỏe như: ung thư, đột quỵ… Đây là thời điểm để tăng cường việc ngăn chặn những đe dọa nghiêm trọng mà bia rượu mang lại với sự phát triển của xã hội văn minh, lành mạnh.

tác hại của rượu bia
Rất nhiều vụ tai nạn đã xảy ra do sử dụng rượu bia

Trong số những trường hợp tử vong do rượu bia, có tới 28% là do chấn thương như tai nạn giao thông, tự gây ra thương tích, bạo lực giữa các cá nhân. Còn 21% do rối loạn tiêu hóa, 19% do các bệnh tim mạch. Phần còn lại là do mắc bệnh truyền nhiễm, ung thư, rối loạn tâm thần và các tình trạng sức khỏe khác.

Mặc dù từ năm 2010 đã có những chuyển biến tích cực về tỉ lệ sử dụng bia rượu và số ca tử vong, nhưng gánh nặng về bệnh tật, thương tích do bia rượu vẫn còn rất cao. Đặc biệt là ở khu vực châu Âu và châu Mỹ.

Theo thống kê trên toàn thế giới có khoảng 237 triệu nam giới và 46 triệu phụ nữ phải đối mặt với nhiều đau đớn do sử dụng rượu bia. Cụ thể, tỉ lệ mắc bệnh ở nam giới và nữ giới ở khu vực châu Âu là 14,8% và 3,5% còn ở châu Mỹ thì tỉ lệ này là 11,5% và 5,1%. Đáng ngạc nhiên là tình trạng này phổ biến ở các nước có thu nhập cao.

Việc tiêu thụ rượu bia dự đoán sẽ còn tăng trong 10 năm tới

Hiện tại đang có khoảng 2,3 tỷ người đang sử dụng bia rượu. Theo số liệu được tổ chức WHO nhận được thì có tới một nửa dân số ở 3 khu vực là châu Mỹ, châu Âu và Tây Thái Bình Dương có sử dụng bia rượu. Châu Âu là khu vực có mức độ tiêu thụ rượu cao nhất, dù số lượng người sử dụng đã giảm 10% so với năm 2010. Xu hướng và dự báo ở thời điểm hiện tại đã chỉ ra mức độ tiêu thụ rượu sẽ tăng hơn nữa trong 10 năm tới. Đặc biệt là khu vực Đông Nam Á, Tây Thái Bình Dương và Châu Mỹ.

Mức độ tiêu thụ bia rượu là bao nhiêu?

Trung bình mỗi người sử dụng khoảng 33g rượu nguyên chất mỗi ngày. Tương đương với 2 ly rượu đã qua pha chế (mỗi ly 150ml), bằng một chai bia lớn (mỗi chai 750ml) và tương đương khoảng 2 viên chất kích thích liều mạnh (khoảng 40ml mỗi viên).

tỉ lệ nam giới dùng rượu bia nhiều hơn nữ giới
Nam giới có xu hướng dùng rượu bia nhiều hơn nữ giới

Hiện tại trên toàn thế giới, có hơn 1/4 (khoảng 27%) thanh niên trong độ tuổi từ 15 đến 19 tuổi là những người nghiện bia rượu. Tỷ lệ này cao nhất ở châu Âu (44%) còn ở châu Mỹ và Tây Thái Bình Dương bằng nhau với con số tương đương 38%. Theo các khảo sát ở trường học tại nhiều quốc gia, việc sử dụng bia rượu bắt đầu từ trước năm 15 tuổi không có nhiều sự khác biệt giữa các học sinh nam và học sinh nữ.

Theo thống kê trên toàn thế giới về số lượng người dùng đồ uống có cồn thường xuyên thì có 45% số người sử dụng rượu mạnh, 34% dùng bia và khoảng 12% dùng rượu vang. Tỉ lệ này có ít nhiều biến động khi sở thích dùng đồ uống có cồn cũng thay đổi từ năm 2010. Sự thay đổi diễn ra rõ rệt ở châu Âu khi tỉ lệ dùng rượu giảm 3% còn tỉ lệ dùng bia thì tăng. Ngược lại, hơn 1 nửa (khoảng 57%, tương đương 3,1 tỉ người) trong độ tuổi từ 15 trở lên đã ngừng dùng rượu trong vòng 1 năm.

Các quốc gia phải tiến hành các hành động

Theo tiến sĩ Vladimir Poznyak, điều phối viên của đơn vị quản lý lạm dụng chất gây nghiện của WHO cho biết, tất cả các quốc gia có thể làm nhiều hơn nữa để giảm chi phí y tế và xã hội. Các hành động được khuyến khích như tăng thuế đối với các loại đồ uống có cồn, cấm hoặc không quảng cáo, hạn chế sản xuất.

nói không với bia rượu
Các quốc gia phải có chính sách hạn chế tỉ lệ sử dụng bia rượu đến mức tối đa

Hầu như tất cả các quốc gia (khoảng 95%) đều có thuế đặc biệt dành cho rượu bia, nhưng gần một nửa trong số đó sử dụng các chiến lược khác như cấm bán dưới giá thấp hơn hoặc giảm giá. Phần lớn các quốc gia đều hạn chế quảng cáo bia trên truyền hình và đài phát thanh nhưng lại không hạn chế được trên internet và các mạng xã hội.

Tiến sĩ Tedros cho hay:”Điều mà WHO mong muốn là thấy các quốc gia thành viên triển khai các giải pháp sáng tạo để cứu lấy các nạn nhân của bia rượu, bằng cách đánh thuế cao vào bia rượu và hạn chế quảng cáo. Chúng ta phải làm nhiều điều hơn nữa để giảm nhu cầu và đạt được mục tiêu mà các quốc gia đề ra là cắt giảm 10% lượng bia rượu tiêu thụ trên toàn cầu trong giai đoạn 2010 và 2025

Giảm sử dụng bia rượu sẽ giúp đạt được một số mục tiêu về sức khỏe trong dự án Phát triển bền vững (SDGs). Trong đó bao gồm mục tiêu về sức khỏe cho bà mẹ, trẻ em, bệnh truyền nhiễm, bệnh không truyền nhiễm, sức khỏe tinh thần, các vấn đề về thương tích, ngộ độc…

Tham khảo thêm:

Nhà thuốc Đỗ Minh Đường khám chữa bệnh bằng YHCT uy tín

Nhà thuốc Đỗ Minh Đường được cấp phép hoạt động, bác sĩ có chứng chỉ hành nghề rõ ràng

Những năm gần đây, thực trạng lương y “dỏm”, tự xưng “thần y”,... liên tục xuất hiện tràn lan trên...

Không khí bi ô nhiễm làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ

Hơn 90% trẻ em trên thế giới hít phải khí độc mỗi ngày

Ô nhiễm không khí là một trong những vấn nạn mang tính toàn cầu mà hầu hết các quốc gia...

Thư chúc Tết Tân Sửu 2021

Lương Y Nguyễn Hữu Khai qua đời

Sau một thời gian dài chống chọi với bệnh tật, Lương Y Nguyễn Hữu Khai, chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc...

CẢNH BÁO Thông Tin Sơ Can Bình Vị Tán Thuốc Dân Tộc Bị Giả Mạo

CẢNH BÁO: Thông Tin, Hình Ảnh Sơ Can Bình Vị Tán Thuốc Dân Tộc Bị Giả Mạo

Mới đây, Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc nhận được phản hồi về sự việc bị...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *