Thuốc Salmodil có tác dụng gì?

Thuốc Salmodil được bào chế ở dạng siro uống. Thuốc có tác dụng giãn phế quản, tiêu đờm và giảm nhầy mủ do bệnh viêm phế quản cấp và mãn tính, hen phế quản gây ra.

số đăng ký thuốc salmodil
Thuốc Salmodil có tác dụng giãn phế quản, tiêu đờm và giảm nhầy mủ do hen phế quản gây ra

  • Tên thuốc: Salmodil
  • Phân nhóm: Thuốc tác dụng trên đường hô hấp
  • Dạng bào chế: Siro

Những thông tin cần biết về thuốc Salmodil

1. Thành phần

Trong 100ml thuốc Salmodil có các thành phần sau:

  • Salbutamol 40mg: Thành phần này tác dụng lên cơ trơn và cơ xương nhằm làm giãn cơ trơn phế quản. Salbutamol cũng có tác dụng chống dị ứng.
  • Bromhexin 80mg: Làm tăng khả năng vận chuyển dịch nhầy ở đường hô hấp bằng cách giảm độ nhầy dính và kích hoạt các biểu mô có lông chuyển.

Tham khảo thông tin in trên tờ hướng dẫn đi kèm để biết bảng thành phần chi tiết của thuốc.

2. Chỉ định

Thuốc Salmodil được chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Giảm nhầy mủ trong viêm phế quản cấp và mãn tính, hen phế quản
  • Tác dụng tiêu đờm và giãn phế quản

Salmodil cũng có thể được sử dụng trong các trường hợp khác. Thảo luận với bác sĩ nếu bạn có ý định dùng thuốc với các trường hợp không được đề cập trên bao bì.

Tham khảo thêm: Thuốc Ezinol điều trị viêm phế quản – Liều lượng, cách sử dụng

3. Chống chỉ định

Chống chỉ định thuốc Salmodil cho các trường hợp sau:

4. Dạng bào chế – quy cách

  • Dạng bào chế: Thuốc dạng siro
  • Quy cách: Hộp 1 lọ x 100ml

5. Cách dùng – liều lượng

Thuốc được bào chế ở dạng siro nên được dùng trực tiếp. Bạn nên sử dụng thiết bị y tế chuyên dụng để đo lường lượng thuốc. Việc dùng muỗng ăn gia đình có thể gây sai lệch liều lượng và ảnh hưởng đến kết quả điều trị.

salmodil plus expectorant syrup
Nên sử dụng các thiết bị y tế chuyên dụng để đo lường lượng thuốc

Liều dùng thông thường cho người trưởng thành

  • Dùng 5ml/ lần
  • Ngày dùng từ 3 – 4 lần/ ngày

Liều dùng thông thường cho trẻ em trên 6 tuổi

  • Dùng 2.5 – 5ml/ lần
  • Ngày dùng từ 3 – 4 lần/ ngày

Liều dùng thông thường cho trẻ dưới 6 tuổi

  • Dùng 1.25 – 2.5ml/ lần
  • Ngày dùng từ 3 – 4 lần/ ngày

Liều dùng có thể được điều chỉnh nếu triệu chứng không thuyên giảm. Tuy nhiên việc điều chỉnh liều bắt buộc phải có sự đồng ý của bác sĩ. Tự ý thay đổi có thể gây ra các tác dụng không mong muốn.

6. Bảo quản

Vặn chặt nắp thuốc sau khi dùng. Bảo quản ở nhiệt độ thoáng mát, tránh ẩm và ánh sáng trực tiếp. Thành phần của thuốc có thể bị lắng đọng ở đáy chai. Vì vậy bạn nên lắc đều trước khi sử dụng.

Không dùng thuốc khi nhận thấy siro đổi màu hoặc có mùi lạ.

7. Giá thành

Thuốc Salmodil có giá bán khoảng 60 – 70.000 đồng/ lọ 100ml. Giá bán trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Vui lòng trao đổi với nơi bán để được cung cấp bán bán thực tế.

Xem thêmThuốc Olesom S có tác dụng gì? Cách sử dụng như thế nào?

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Salbutamol

1. Thận trọng

Thận trọng khi dùng thuốc cho bệnh nhân hen suyễn cấp nghiêm trọng.

Tác dụng tiêu đờm của thuốc Salbutamol có thể gây tổn thương niêm mạc dạ dày. Do đó cần cân nhắc trước khi dùng thuốc cho bệnh nhân đang gặp các vấn đề về đường tiêu hóa.

salmodil có phải kháng sinh
Phụ nữ mang thai và đang cho con bú nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc

Chưa có nghiên cứu lâm sàng về tác dụng phụ của thuốc đối với phụ nữ mang thai và cho con bú. Do đó bạn không nên tùy tiện dùng thuốc khi chưa có sự cho phép của bác sĩ.

2. Tác dụng phụ

Thuốc Salbutamol có thể làm xuất hiện những tác dụng ngoại ý trong quá trình điều trị.

Tác dụng phụ thường gặp:

Hầu hết các tác dụng phụ của thuốc đều không nguy hiểm và có xu hướng biến mất khi ngưng thuốc. Tuy nhiên nếu triệu chứng không thuyên giảm, bạn nên báo với bác sĩ để được xử lý.

3. Tương tác thuốc

Một số loại thuốc có thể tương tác với Salbutamol:

  • Thuốc chống giao cảm: Dùng kết hợp với Salbutamol có thể tăng độc tính lên tim mạch.
  • Thuốc ức chế monoamide oxidase hoặc thuốc chống trầm cảm 3 vòng: Gây ảnh hưởng đến hoạt động của hoạt chất Salbutamol.
  • Thuốc chẹn thụ thể beta: Dùng kết hợp với chế phẩm có chứa Salbutamol gây ức chế tác dụng của nhau.
  • Kháng sinh (Erythromycin, amoxicillin, cefuroxime, doxycycline,…): Dùng kết hợp với Bromhexine làm tăng nồng độ kháng sinh trong huyết tương.

4. Xử lý khi dùng quá liều

Sử dụng quá liều thuốc Salbutamol có thể gây ra các triệu chứng như:

  • Cứng họng
  • Tăng hoặc giảm huyết áp
  • Loạn nhịp tim
  • Nhức đầu
  • Run
  • Khô miệng
  • Buồn nôn
  • Suy nhược
  • Chóng mặt
  • Mất ngủ
  • Đau họng
  • Bứt rứt
  • Hồi hộp
  • Khó chịu

Trong trường hợp quá liều, bạn nên ngưng dùng thuốc và đến ngay bệnh viện để được khắc phục. Không có thuốc đặc hiệu đối với tình trạng quá liều thuốc Salbutamol, do đó bác sĩ sẽ tiến hành điều trị triệu chứng cho người bệnh.

Có thể bạn quan tâm

  • Thuốc Albuterol và những thông tin cần biết khi sử dụng
  • Broncocef– Công dụng, liều lượng, tác dụng phụ thường gặp

Gợi ý mẹo chữa viêm phế quản bằng gừng tươi tại nhà

Viêm phế quản là tình trạng niêm mạc đường hô hấp bị sưng, viêm gây nên các triệu chứng: ho...

Có nên tập thể dục khi bị viêm phế quản không? Bác sĩ giải đáp

Người bị viêm phế quản thường được khuyên nên hạn chế một số hoạt động thể chất tốn kém quá...

Bệnh viêm phế quản có lây nhiễm không?

Hỏi: "Thưa bác sĩ, tôi được chẩn đoán là bị viêm phế quản cấp tính và đang được điều trị...

Tổng hợp mẹo chữa viêm phế quản bằng bài thuốc dân gian

7 mẹo chữa viêm phế quản bằng bài thuốc dân gian

Với những phiền toái mà bệnh viêm phế quản gây ra như cảm giác khó chịu, ho, tức ngực... khiến...

Viêm phế quản có thể trở thành bệnh viêm phổi nếu không điều trị?

Viêm phế quản là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp vô cùng phổ biến, có khoảng 6% trẻ em và...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *