Broncocef là thuốc gì?
Broncocef là thuốc điều trị bệnh viêm phế quản cấp và mãn tính, viêm khí quản và bệnh giãn phế quản. Cần tìm hiểu các thông tin về thuốc và thận trọng khi sử dụng để hạn chế tối đa các tác dụng không mong muốn.
- Tên thuốc: Broncocef
- Phân nhóm: thuốc trị ký sinh trùng, kháng virus, kháng nấm
- Dạng bào chế: thuốc bột, thuốc viên
Những thông tin cần biết về thuốc Broncocef
Broncocef là dược phẩm của Công ty cổ phần Hóa – dược phẩm Mekophar. Thuốc được đóng gói ở quy cách 1 hộp gồm 12 gói thuốc bột (2,5g/gói) và 1 hộp gồm 10 vỉ (10 viên nang/vỉ).
1. Thành phần
Thuốc Broncocef có chứa hai thành phần chính:
- Cephalexin: có tác dụng với các vi khuẩn gram dương như tụ cầu, phế cầu, liên cầu. Ngoài ra, thành phần này cũng có tác dụng đối với một số vi khuẩn gram âm như E.coli, Staphylococcus, Bacteroid,…
- Bromhexine: có tác dụng phân hủy chất tiết do bệnh viêm phế quản phổi cấp tính và mãn tính.
2. Cơ chế hoạt động
Thuốc được hấp thu dễ dàng qua đường tiêu hóa và phân bố khắp cơ thể. Cephalexin không bị chuyển hóa còn Bromhexine sẽ chuyển hóa qua gan đầu tiên.
Hai hoạt chất này đều được thải trừ qua đường nước tiểu.
3. Chỉ định
Broncocef được chỉ định trong các trường hợp sau:
- Viêm phế quản cấp / viêm phế quản mãn tính
- Viêm khí quản
- Chứng giãn phế quản
Một số tác dụng khác của thuốc không được nhắc đến trong bài viết. Do đó, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu có ý định dùng thuốc với mục đích khác.
Tìm hiểu: Thuốc Cotrim – Công dụng và liều dùng
4. Chống chỉ định
Broncocef chống chỉ định với người mẫn cảm, dị ứng với các thành phần trong thuốc.
Các vấn đề sức khỏe khác có thể khiến bạn dễ gặp phải các tác dụng phụ của thuốc. Bạn nên trình bày tình trạng sức khỏe, tiền sử dị ứng với bác sĩ để được cân nhắc việc sử dụng Broncocef.
5. Cách dùng – liều lượng
Tham khảo thông tin trên bao bì hoặc trao đổi với bác sĩ để biết cách sử dụng thuốc. Tuyệt đối không uống thuốc khi chưa rõ cách dùng. Chúng tôi chỉ cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo và không thay thế cho chỉ định hoặc hướng dẫn từ nhân viên y tế.
Cách dùng:
Thuốc bột:
- Hòa tan thuốc với một ly nước
- Khuấy thuốc tan hoàn toàn và uống ngay sau đó
Thuốc viên:
- Uống trực tiếp với một ly nước đầy
- Không bẻ hay nghiền thuốc nếu không có chỉ định từ bác sĩ
Liều dùng:
Thuốc bột:
- Trẻ dưới 1 tuổi: dùng ½ gói/lần, dùng 2 lần/ngày
- Trẻ từ 1 – 5 tuổi: dùng ½ gói/lần, dùng 3 lần/ngày
- Trẻ từ 5 – 12 tuổi: dùng 1 gói/lần, dùng 3 lần/ngày
- Trẻ trên 12 tuổi: dùng 2 gói/lần, dùng 3 – 4 lần/ngày
- Người lớn: liều lượng tương tự trẻ trên 12 tuổi
Thuốc viên:
- Trẻ dưới 1 tuổi: dùng ½ viên/lần, dùng 2 lần/ngày
- Trẻ từ 1 – 5 tuổi: dùng ½ viên/lần, dùng 3 lần/ngày
- Trẻ từ 5 – 12 tuổi: dùng 1 viên/lần, dùng 3 lần/ngày
- Người lớn: dùng 1 viên/lần, ngày dùng từ 3 – 4 lần
Bác sĩ có thể điều chỉnh liều lượng dựa vào các triệu chứng cụ thể. Thông tin chúng tôi cung cấp chỉ đáp ứng cho các trường hợp phổ biến nhất. Do đó bạn nên gặp trực tiếp bác sĩ để được chỉ định liều lượng và tần suất sử dụng cụ thể.
6. Bảo quản
Bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng, tránh ánh nắng trực tiếp và nơi có độ ẩm cao. Để thuốc xa tầm với của trẻ nhỏ và thú nuôi.
Chú ý hạn sử dụng và các dấu hiệu bất thường của thuốc trước khi sử dụng. Tuyệt đối không dùng thuốc đã hư hại, ẩm mốc và đổi màu.
Tham khảo: Thuốc Ezinol điều trị viêm phế quản
Những điều cần lưu ý khi dùng Broncocef
1. Thận trọng
Phụ nữ mang thai và cho con bú có thể nhạy cảm hơn với thuốc Broncocef. Do đó, bạn nên báo với bác sĩ tình trạng của mình để được cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ nếu dùng Broncocef để điều trị.
Trong trường hợp bạn bị loét dạ dày và suy thận, bạn nên thông báo với bác sĩ để được điều chỉnh liều lượng. Sử dụng liều lượng thông thường có thể khiến dạ dày và thận bị tổn thương nghiêm trọng.
2. Tác dụng phụ
Trong thời gian dùng thuốc, bạn có thể gặp phải các tác dụng không mong muốn.
Tác dụng phụ thường gặp:
- Buồn nôn
- Tiêu chảy
- Nổi mẩn ngứa
- Mệt mỏi
- Suy nhược
- Chóng mặt
- Nhức đầu
Thông báo cho bác sĩ nếu các triệu chứng này kéo dài và có dấu hiệu trầm trọng hơn. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc giảm đau để điều trị các tác dụng phụ của thuốc.
3. Tương tác thuốc
Dùng kết hợp Broncocef và các loại thuốc khác có thể làm phát sinh các phản ứng không mong muốn. Phản ứng này khiến tác dụng điều trị của thuốc suy giảm hoặc mất tác dụng hoàn toàn.
Bạn không nên dùng Broncocef với các loại thuốc sau:
- Thuốc ho
- Thuốc làm giảm dịch tiết phế quản
- Aminoglycoside
- Thuốc lợi tiểu
- Thuốc ngừa thai chứa Oestrogen
Danh sách này chưa bao gồm tất cả các loại thuốc có khả năng tương tác với Broncocef. Bạn nên chủ động phòng ngừa tình trạng này bằng cách thông báo với bác sĩ những loại thuốc mình đang sử dụng. Trong trường hợp có tương tác, bác sĩ có thể yêu cầu:
- Bạn ngưng một trong hai loại thuốc
- Điều chỉnh liều lượng và tần suất sử dụng
- Thay thế bằng một loại thuốc khác
4. Nên ngưng thuốc khi nào?
Thông thường, bạn sẽ ngưng dùng thuốc khi hết thời gian được bác sĩ chỉ định. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bất khả kháng, bạn nên chủ động ngưng thuốc để đảm bảo an toàn.
Nên ngưng thuốc trong các trường hợp sau:
- Khi cơ thể phát sinh các triệu chứng bất thường
- Khi nhận thấy mình dùng thuốc quá liều
- Khi dùng thuốc đều đặn trong 5 – 7 ngày nhưng các triệu chứng không thuyên giảm
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Nếu có bất cứ thắc mắc nào trong thời gian dùng thuốc, bạn nên trao đổi với bác sĩ để nhận được thông tin chính xác. Không tự ý dùng thuốc hay điều chỉnh liều lượng, tần suất theo ý muốn.
Chúng tôi không đưa ra lời khuyên hay chẩn đoán y khoa đối với bất cứ trường hợp nào.
Có thể bạn quan tâm
- Ixifast là thuốc gì? Chống chỉ định và Cách sử dụng
- Thuốc Salmodil có tác dụng gì?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!