Thuốc điều trị viêm phế quản Ezinol

Ezinol thường được dùng để điều trị viêm hô hấp mãn tính, hen suyễn, ho cấp tính v.v…Tuy nhiên, nếu không biết cách sử dụng thì thuốc có thể mang đến những tác dụng phụ không mong muốn. 

thông tin về thuốc trị ho Ezinol
Thuốc điều trị viêm phế quản Ezinol được điều chế dưới dạng viên nén bao phim.
  • Tên biệt dược: Ezinol (nhóm R)
  • Tên hoạt chất: Eprazinone
  • Phân nhóm: Thuốc tác dụng trên đường hô hấp.

I- Những thông tin [bạn cần biết] về thuốc Ezinol

# Tác dụng của thuốc

Với thành phần chính là Eprazinone dihydroclorid 50mg, dược lực học của thuốc là dẫn xuất của Piperazine, vậy nên có thể giúp điều tiết các chất nhầy (đàm ở cổ họng).

Về dược động học, sau khi uống thuốc thì nồng độ cao nhất trong máy đạt được sau 1h. Thuốc được chuyển hóa chủ yếu qua gan với thời gian bán hủy thải trừ khoảng 6h.

Theo đó, thuốc Ezinol có những tác dụng bao gồm:

  • Giảm ho
  • Giúp long đàm (đối với trường hợp viêm phế quản, ho có đàm)
  • Hỗ trợ điều trị viêm phế quản cấp và mãn tính
  • Giảm suy hô hấp mãn tính
  • Viêm mũi
  • Điều trị cảm cúm
  • Kiểm soát hen phế quản
  • Ho cấp và mãn tính.

Ngoài ra có một số tác dụng khác của thuốc Ezinol chưa được liệt kê ở trên, bác sĩ hoàn toàn có thể dùng thuốc này để điều trị một số bệnh lý khác.

# Hướng dẫn sử dụng

Bệnh nhân cần sử dụng Ezinol theo đúng chỉ dẫn được in trên nhãn thuốc hoặc tốt nhất là theo toa của bác sĩ. Tuyệt đối không dùng thuốc với số lượng và số lần nhiều/ít hơn chỉ định.

Ezinol thường được dùng 3 lần/ngày và uống sau khi ăn. Thời gian điều trị không quá 5 ngày (trừ khi đó là yêu cầu của bác sĩ). Mọi thắc mắc hoặc vấn đề phát sinh trong quá trình sử dụng thuốc, bạn cần thông báo với bác sĩ ngay lập tức.

# Liều lượng khuyến cáo

  • Người lớn: Uống 3-6 viên/ngày, chia làm 3 lần, mỗi lần từ 1-2 viên.
  • Trẻ em: Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi cho trẻ uống.

# Bảo quản thuốc

Thuốc Ezinol cần được bảo quản trong môi trường sạch sẽ, thoáng mát. Điều quan trọng là phải tránh sự tiếp xúc của ánh sáng mặt trời, độ ẩm cao vì sẽ có thể khiến cho thành phần của thuốc bị thay đổi. Chính vì vậy, bạn nên đặt thuốc ở nhiệt độ phòng, tránh đặt ở phòng bếp và phòng tắm – những nơi có độ ẩm và độ chiếu sáng cao.

Không bảo quản Ezinol trong ngăn đá tủ lạnh và tránh xa tầm tay của trẻ em, tránh trường hợp chúng nuốt phải thuốc thì sẽ rất nguy hiểm.

Khi thuốc đã hết hạn sử dụng mà chưa kịp dùng thì bạn cũng không nên vứt chúng vào toilet hoặc đường ống dẫn nước (trừ khi có yêu cầu). Hãy hỏi ý kiến bác sĩ về cách xử lí thuốc đã quá hạn. Thuốc có hạn sử dụng là 36 tháng kể từ ngày sản xuất.

# Hàm lượng và dạng bào chế

Ezinol được bào chế ở 2 dạng sau:

  • Viên nén bao phim
  • Viên nang mềm.

Trong đó dạng viên nén bao phim được sử dụng phổ biến hơn, thuốc được đóng gói thành vỉ, mỗi hộp có 2 vỉ.

những điều cần biết về thuốc Ezinol
Ezinol được dùng để điều trị nhiều vấn đề về đường hô hấp như ho cấp tính. mãn tính, ho đàm v.v…

II- Bạn cần lưu ý gì trước và trong khi sử dụng thuốc Ezinol

# Chống chỉ định

Thuốc điều trị các vấn đề về đường hô hấp Ezinol chống chỉ định với các trường hợp sau đây:

  • Người có tiền sử bị co giật.
  • Người có tiền sử hoặc có cơ địa mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
  • Phụ nữ đang mang thai.

Riêng về đối tượng phụ nữ đang mang thai, chưa có báo cáo lâm sàng nào chứng minh Ezinol gây hại cho thai nhi. Tuy vậy, số lượng phụ nữ mang thai sử dụng thuốc này chưa đủ nhiều để các bác sĩ có thể loại bỏ bất cứ nguy cơ nào.

# Tác dụng phụ

Sau khi sử dụng thuốc trong một thời gian dài, người bệnh có thể sẽ phải gặp các tác dụng phụ không mong muốn. Mức độ nghiêm trọng của các phản ứng đó sẽ còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh, cơ địa và liều lượng sử dụng thuốc. Một số tác dụng phụ của Ezinol phổ biến nhất bao gồm:

  • Đau dạ dày
  • Buồn nôn và nôn
  • Tiêu chảy
  • Dị ứng da (hiếm xảy ra)
  • Thường xuyên nhức đầu
  • Buồn ngủ, mệt mỏi
  • Chóng mặt (hiếm xảy ra).

Người bệnh cũng có thể gặp phải các tác dụng khác mang tính chủ quan. Ngay khi nhận thấy bản thân có những phản ứng bất thường, bạn cần liên hệ với bác sĩ điều trị.

# Tương tác thuốc

Cũng như phần lớn các loại thuốc Tây khác, Ezinol sẽ có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của một số thuốc khác mà người bệnh đang dùng, đồng thời làm tăng nguy cơ mắc phải các tác dụng phụ không mong muốn của cả 2.

Để ngăn chặn hiện tượng này xảy ra, bạn cần thông báo với bác sĩ về tất cả các tên thuốc mà mình đã và đang sử dụng gần đây. Bác sĩ sẽ giúp bạn tìm ra các liệu pháp thay thế nếu chúng có sự tương tác với nhau.

Thường gặp nhất là thuốc Ezinol sẽ có phản ứng tương tác với một số loại thuốc có tác dụng điều trị ho và làm long đàm, bạn tuyệt đối không dùng các nhóm sản phẩm này với nhau.

# Thận trọng khi dùng

Thông báo với bác sĩ nếu bệnh nhân rơi vào một trong những trường hợp được liệt kê dưới đây:

  • Đang dùng (hoặc đã dùng trong 1 tháng trở lại đây) những thuốc kê toa hoặc không kê toa khác, thảo dược, thực phẩm chức năng, thảo dược.
  • Có tiền sử bị các bệnh lý về thần kinh, bệnh phổi hoặc viêm phế quản mãn tính, có đàm đặc lẫn mủ và sốt cao.
  • Thường xuyên phải điều khiển phương tiện giao thông, vận hành máy móc hoặc công việc cần sự tập trung cao.
  • Phụ nữ đang cho con bú.

# Trường hợp quá/thiếu liều

Nếu không cẩn thận sử dụng thuốc Ezinol quá với số liều được quy định, bệnh nhân có thể sẽ bị co giật. Cách xử lí lúc này là thông báo với bác sĩ và đưa bệnh nhân đến bệnh viện để được sơ cứu và điều trị.

Trường hợp ngược lại, nếu bỏ quên một liều thuốc thì việc bạn cần làm là lập tức bổ sung ngay. Những nếu tại thời điểm đó đã quá gần với liều tiếp theo, bạn có thể bỏ qua liều đã thiếu và tiếp tục liệu trình. Thực tế thì thiếu một liều thuốc không gây ra những hậu quả nghiêm trọng, nhưng nếu điều nảy xảy ra nhiều lần thì bạn sẽ có thể bị lờn thuốc hoặc gặp các tác dụng phụ.

Trên đây là những thông tin về thuốc điều trị viêm phế quản và ho cấp/mãn tính Ezinol mà bạn có thể tham khảo. Mọi thắc mắc liên quan vui lòng nhờ sự tham vấn của bác sĩ chuyên khoa Hô hấp để đảm bảo an toàn.

Cách chữa viêm phế quản bằng mật ong tự nhiên ít người biết đến

Viêm phế quản là tình trạng niêm mạc đường thở bị sưng viêm, làm xuất hiện triệu chứng ho, sốt...

viêm tiểu phế quản bội nhiễm

Viêm tiểu phế quản bội nhiễm nguy hiểm không? Cách điều trị

So với giai đoạn đầu thì tình trạng viêm tiểu phế quản bội nhiễm thường có diễn tiến phức tạp...

Tổng hợp mẹo chữa viêm phế quản bằng bài thuốc dân gian

Tổng hợp mẹo chữa viêm phế quản bằng bài thuốc dân gian

Với những phiền toái mà bệnh viêm phế quản gây ra như cảm giác khó chịu, ho, tức ngực... khiến...

Viêm phế quản có thể trở thành bệnh viêm phổi nếu không điều trị?

Viêm phế quản là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp vô cùng phổ biến, có khoảng 6% trẻ em và...

Mẹo chữa viêm phế quản tại nhà bạn nên biết để áp dụng

Bên cạnh việc dùng thuốc, người bị viêm phế quản cấp tính có thể sử dụng các biện pháp tự...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.