Bromhexine: Công dụng, liều dùng và tác dụng phụ

Bromhexine là một dẫn xuất tổng hợp của hoạt chất thảo dược vasicine có công dụng trong việc điều trị rối loạn đường hô hấp. Đặc biệt là những bệnh liên quan đến điều tiết chất nhầy.

Bromhexine là thuốc gì
Bromhexine thuốc điều trị bệnh đường hô hấp

  • Tên hoạt chất: Bromhexine
  • Tên thương hiệu: Bromhexine.
  • Tên biệt dược: Bixovom 5, Bislan, Bidivon, Bisolvon.
  • Dạng thuốc: Viên nén, thuốc tiêm, dung dịch uống, viên bao đường, xi rô, cồn ngọt.

I. Tác dụng của thuốc là gì?

Thuốc Bromhexine giúp làm giảm độ nhớt của chất nhầy bằng cách làm tăng hoạt động của tiêu thể lysosome. Nhờ vậy, các enzyme thủy phân có trong lysosomal hoạt động mạnh mẽ thực hiện chức năng phân hủy các polymer mucopolysacarit axit, góp phần quan trọng trong việc làm giảm độ nhớt, dính của chất nhầy. Đồng thời, thuốc còn giúp làm long đờm, tiêu đàm và cải thiện tình trạng ho ở người bệnh.

II. Liều dùng của thuốc Bromhexine dành cho người lớn và trẻ nhỏ

1/ Đối với dạng viên nén 8 mg

  • Dùng trong trường hợp người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: 8 mg (1 viên), ngày uống 3 viên.
  • Trẻ em từ 6 – 12 tuổi: Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1/2 viên 4 mg.
  • Đối với trẻ em từ 2 – 6 tuổi: Ngày uống 2 lần và mỗi lần 1/2 viên 4 mg.

2/ Cồn ngọt 4 mg/5 ml

  • Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Ngày uống 3 lần và mỗi lần uống 10 ml (tương đương 2 muỗng cà phê).
  • Trẻ em từ 6 – 12 tuổi: Mỗi lần uống 5 ml, ngày uống 3 lần.
  • Trẻ em dưới 24 tháng tuổi: Mỗi ngày uống 3 lần và mỗi lần uống 1,25 ml.

3/ Dạng thuốc tiêm 4 mg/2 ml

Dạng thuốc và hàm lượng Bromhexine
Bromhexine dạng tiêm được áp dụng trong trường hợp bệnh gây biến chứng nặng sau phẫu thuật.

Bromhexine dạng ống tiêm được dùng để điều trị các bệnh đường hô hấp trong trường hợp bệnh gây ra nhiều biến chứng nặng sau phẫu thuật. Chẳng hạn như làm suy giảm chức năng sản xuất và vận chuyển chất nhầy.

Bên cạnh đó, dung dịch tiêm Bromhexine có thể được dùng để truyền tĩnh mạch chung với một số loại thuốc khác như levulose, glucose, ringer’s hay muối sinh lý. Tuy nhiên, không được trộn lẫn Bromhexine với các dung dịch kiềm. Bởi thuốc có tính acid có thể gây kết tủa.

(*) Bromhexine là thuốc dành cho mọi lứa tuổi từ sơ sinh trở lên. Tuy nhiên, liều lượng thuốc sẽ được thay đổi tùy theo cân nặng và độ tuổi.

III. Trước khi dùng Bromhexine nên lưu ý những gì?

Khi sử dụng thuốc Bromhexine để cải thiện triệu chứng bệnh, người bệnh nên lưu ý những điểm sau đây:

  • Không sử dụng thuốc Bromhexine nếu cơ thể bạn nhạy cảm với hoạt chất Bromhexine hoặc bất cứ thành phần nào có trong công thức thuốc.
  • Bệnh nhân bị viêm loét dạ dày, gặp phải các vấn đề về gan, thận nên thận trọng khi sử dụng Bromhexine để điều trị bệnh.
  • Ngoài ra, không nên uống thuốc Bromhexine nếu có triệu chứng của bệnh nhiễm trùng phổi hoặc viêm phổi như sốt cao 38 độ C, khó thở khi nghỉ ngơi, đau ngực, nhầy dính máu,…
  • Người có hệ thống miễn dịch thấp mắc phải các bệnh như HIV, bệnh hen suyễn hoặc rối loạn phổi tắc nghẽn mãn tính,… tốt nhất không nên dùng Bromhexine để điều trị.
  • Phụ nữ có thai nên thận trọng trước khi dùng thuốc, nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ.
  • Các hoạt chất của thuốc Bromhexine có thể đi vào sữa mẹ. Do đó, không nên sử dụng thuốc khi cho con bú.

VI. Những thuốc nào tương tác với Bromhexine?

Thuốc Bromhexine dùng chung với một vài loại thuốc kháng sinh như cefuroxime, amoxicillin, doxycycline, erythromycin,… có thể làm gia tăng nồng độ kháng sinh trong nhu mô phổi. Bên cạnh đó, thuốc cũng tương tác gây bất lợi với một số loại thuốc khác. Vì vậy, trước khi sử dụng Bromhexine, bạn nên thông báo cho bác sĩ biết tất cả những loại thuốc bạn đang dùng để họ quyết định liều lượng và loại thuốc điều trị khác phù hợp hơn.

V. Bromhexine gây ra những tác dụng phụ nào?

Theo các tài liệu nghiên cứu, Bromhexine được dung nạp khá tốt. Tuy nhiên, người bệnh cũng có thể gặp phải một vài tác dụng phụ sau:

  • Tác dụng phụ nhẹ ở đường tiêu hóa (đau bụng do đầy hơi, buồn nôn, tiêu chảy và khó tiêu).
  • Da nổi phát ban.
  • Cơ thể mệt mỏi, chóng mặt, vã mồ hôi.
  • Đau đầu, ho hoặc bị co thắt phế quản.

Mỗi cơ thể sẽ có cơ chế phản ứng với thuốc khác nhau. Vì thế, không phải ai cũng có thể bắt gặp các tác dụng phụ nêu trên. Bởi ở một số người có thể mắc phải các biểu hiện khác. Do đó, trong quá trình sử dụng Bromhexine, nếu thấy cơ thể xuất hiện những triệu chứng khác thường, bệnh nhân nên đến bệnh viện thăm khám ngay lập tức.

Viêm xoang bướm là bệnh gì? Dấu hiệu, nguyên nhân và điều trị

Chúng ta có rất nhiều xoang, tương ứng với từng loại xoang sẽ có các loại viêm xoang. Bệnh viêm...

ho khan kéo dài

Ho khan kéo dài là bệnh gì? Cách trị hiệu quả

Cần cẩn trọng khi bị ho khan kéo dài, bởi tình trạng này thường liên quan đến các vấn đề...

Viêm thanh quản cấp ở trẻ em là gì? Cách điều trị như thế nào?

Viêm thanh quản cấp tính ở trẻ em: Nhận biết và điều trị

Viêm thanh quản cấp tính ở trẻ em thường chỉ kéo dài trong vòng 7 - 10 ngày, sau đó...

Tìm hiểu sự ảnh hưởng của thời tiết đối với người bệnh hen suyễn

Bên cạnh các yếu tố như da động vật, phấn hoa, khói bụi từ môi trường bị ô nhiễm, sự...

10 Biện pháp điều trị viêm thanh quản ngay tại nhà

Viêm thanh quản khiến giọng nói thay đổi, thường có xu hướng khàn và trầm hơn bình thường. Nếu triệu...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.