Arcoxia - thuốc giảm đau xương khớp

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI BÁC SĨ DOÃN HỒNG PHƯƠNG – Khoa Vật Lý Trị LiệuGiám đốc Chuyên môn Trung tâm Đông Phương Y Pháp – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Thuốc Arcoxia được bào chế ở dạng viên nén, hàm lượng 30mg – 60mg – 90mg – 120mg. Công dụng chính của thuốc là giảm đau ở cơ xương khớp. Thuốc có nhiều tác dụng phụ, vì vậy bạn cần sử dụng đúng liều lượng. 

thuốc Arcoxia những điều cần biết
Thuốc Arcoxia chuyên trị các vấn đề về viêm đau cơ – xương – khớp.
  • Tên biệt dược: Arcoxia
  • Tên hoạt chất: Arcoxia (R)
  • Nhóm thuốc: Thuốc kháng viêm không Steroid.

I. Arcoxia và những thông tin cần biết

Thông tin về tác dụng, dược động học, liều lượng, cách dùng thuốc sẽ là những điều mà bạn cần biết về Arcoxia.

1. Tác dụng

Arcoxia thường được chỉ định trong những trường hợp sau đây:

  • Làm dịu các cơn đau cấp tính ở cơ – xương – khớp.
  • Giảm đau xương khớp (mãn tính).
  • Điều trị cấp và mãn tính các triệu chứng của bệnh viêm xương khớp và viêm khớp dạng thấp.
  • Hỗ trợ điều trị chứng viêm cột sống dính khớp.
  • Trị bệnh viêm khớp thống phong cấp.
  • Sử dụng ngắn hạn để điều trị các cơn đau trung bình sau khi phẫu thuật về nha khoa.

2. Dược động học của Arcoxia

Dược động học bao gồm sự hấp thu, phân bố, chuyển hóa và thải trừ của thuốc.

# Sự hấp thu Arcoxia

Arcoxia có thành phần là Etoricoxib nên được hấp thu tương đối tốt qua đường uống. Theo đó, nồng độ cao nhất của huyết tương đạt 3.6mcg/ml sau khi uống liều 120mg/lần/ngày và không bị ảnh hưởng bởi thức ăn. Dược động học của thuốc ở hầu hết các đối tượng khỏe mạnh đều tương đương nhau.

# Sự phân bố 

Arcoxia có phản ứng kết hợp với gần 92% Protein huyết tương khi dùng trong khoảng nồng độ từ 0.05 – 5mcg/ml. Trong đó, thể tích phân phối (ở trạng thái bền vững – Vdss) chiếm khoảng 120 lít ở người. Thành phần của thuốc được chứng minh là có thể truyền qua nhau thai ở chuột cống, thỏ và qua mạch máu não của chúng.

# Sự chuyển hóa của Arcoxia

Thuốc được chuyển hóa một cách mạnh mẽ, bằng chứng là trong nước tiểu chỉ tìm thấy được dưới 1% hoạt chất dưới dạng không chuyển hóa.

# Sự thải trừ

Arcoxia sẽ thải trừ qua nước tiểu (70%) và qua phân (20%), phần lớn các thành phần sẽ được thải trừ chủ yếu qua quá trình chuyển hóa ruột, sau đó mới đến sự bài tiết của thận. Nồng độ chất Etoricoxib (ở trạng thái bền vững) đạt được sau 7 ngày dùng thuốc với liều 120mg mỗi ngày, tương ứng thời gian bán thải tích lũy là 22 giờ. Sự thải của Arcoxia tại huyết tương khoảng 50ml/ phút.

3. Liều dùng Arcoxia

Dùng thuốc đúng liều và đúng đối tượng sẽ giúp cho các hoạt chất hoạt động tốt hơn. Dưới đây là liều lượng dành cho người trưởng thành (trên 18 tuổi).

liều lượng dùng thuốc Arcoxia
Dùng thuốc đúng liều để phát huy hiệu quả và tránh các tác dụng phụ.
  • Viêm xương khớp: 30 – 60mg/ lần/ ngày.
  • Viêm khớp dạng thấp: 90mg/ lần/ ngày.
  • Viêm khớp thống phong cấp tính: 120mg/ lần/ ngày.
  • Viêm cột sống dính khớp: 90mg/ lần/ ngày.

Trong trường hợp người trưởng thành bị đau cấp tính và đau bụng nguyên phát, liều dùng phù hợp là 120mg/ lần/ ngày. Điều trị mãn tính kéo dài sẽ giảm còn 60mg/ lần/ ngày. Lưu ý, chỉ dùng thuốc ở liều 120mg mỗi ngày đối với các cơn đau cấp tính và không uống quá 8 ngày.

Bệnh nhân bị suy gan thận và trẻ em nên tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ trước khi có ý định dùng thuốc.

4. Hướng dẫn sử dụng thuốc

Arcoxia ít gây hại cho dạ dày, vì vậy bạn có thể uống khi no hoặc không, nhưng tốt nhất nên dùng thuốc sau bữa ăn 1h đồng hồ. Thuốc được uống trực tiếp với nước, không nuốt riêng lẻ vì sẽ có thể gây đau rát cổ họng.

Trường hợp uống thuốc quá liều, người bệnh cần liên hệ càng sớm càng tốt với bác sĩ điều trị, đồng thời ghi nhớ kỹ số liều vượt và thời gian cụ thể uống. Không có độc tính đáng kể khi dùng Arcoxia dưới 500mg/ ngày và 150mg nhiều lần trong ngày.

Nếu quên uống 1 hay 2 liều thuốc, bỏ qua và tiếp tục dùng theo toa điều trị, không tự ý gấp đôi liều lên vì sẽ rất có thể gây ra các phản ứng có hại cho cơ thể.

II. Cần lưu ý gì khi dùng Arcoxia trong điều trị?

Song song với các thông tin cơ bản về thuốc, bệnh nhân cũng cần hiểu rõ về những tác dụng phụ, tương tác thuốc và thận trọng, chống chỉ định để có thể tránh những kết quả không mong muốn có thể xảy ra.

1. Tác dụng phụ của Arcoxia

Sau một thời gian điều trị với Arcoxia, không phải bệnh nhân nào cũng có nguy cơ gặp phải các tác dụng phụ. Tuy nhiên, vì mức độ nặng nhẹ không giống nhau và các dấu hiệu khá đa dạng nên khi phát hiện cơ thể có từ 1-2 biểu hiện dưới đây, bạn cần đến gặp ngay bác sĩ.

  • Rối loạn máu và hệ bạch huyết do sự sụt giảm bạch cầu.
  • Hệ miễn dịch bị rối loạn dẫn đến phản ứng quá mẫn, thậm chí là sốc phản vệ.
  • Rối loạn tâm thần: Xuất hiện tình trạng lo lắng, mất ngủ, trầm cảm v.v…
  • Rối loạn chức năng vị giác.
  • Mắt nhìn mờ, quáng gà.
  • Suy tim xung huyết dẫn đến cảm giác hồi hộp, khó thở thường xuyên, nhịp tim đập nhanh bất thường.
  • Tăng huyết áp (kịch phát).
  • Rối loạn chức năng hô hấp do co thắt phế quản.
  • Rối loạn tiêu hóa.
  • Viêm gan.
  • Rối loạn các mô dưới da, biểu hiện bằng sự phù mạch, ngứa ngáy, nổi ban đỏ, nhiễm độc da, nổi mề đay.

Ngoài ra, người dùng thuốc cũng có thể phải đối mặt với một số tác dụng phụ khác của Arcoxia chưa được liệt kê trên đây.

2. Tương tác thuốc

Arcoxia sẽ phát sinh những tương tác với các loại thuốc dưới đây:

  • Một số tên thuốc có công dụng chống đông máu.
  • Thuốc kháng sinh Rifampicin.
  • Các thuốc ức chế hệ miễn dịch như: Ciclosporin, Tacrolimus, Methotrexate.
  • Thuốc hạ huyết áp, chữa suy tim Enalapril, Ramipril, Losartan và Valsartan.
  • Một số thuốc lợi tiểu.
  • Thuốc Digoxin.
  • Liệu pháp thay thế hormone.
  • Minoxidil
  • Thuốc giảm đau Aspirin.
  • Thuốc trị hen suyễn Salbutamol.
  • Các loại thuốc tránh thai.
tương tác thuốc của Arcoxia
Arcoxia có sự tương tác nhất định đối với thuốc tránh thai và một số tên thuốc khác.

Tương tác thuốc thường sẽ làm rối loạn hoạt động của Arcoxia, đồng thời tăng nguy cơ xuất hiện của các tác dụng phụ.

3. Thận trọng khi dùng Arcoxia

Trước khi bắt đầu điều trị bằng thuốc Arcoxia (dù là dùng liều duy nhất) thì bạn cũng cần phải thông báo với bác sĩ những vấn đề sau:

  • Tất cả các tên thuốc có khả năng gây dị ứng đến cơ thể người bệnh.
  • Thuốc kê toa hoặc không kê toa, thực phẩm chức năng đã dùng trong 1 tháng trở lại đây, cũng như các loại thuốc có ý định dùng. Một số thuốc và thực phẩm chức năng sẽ có thể gây tương tác với Arcoxia và tăng nguy cơ bị tác dụng phụ.
  • Người bệnh có dự định mang thai.
  • Có tiền sử hoặc đang bị viêm loét dạ dày – tá tràng, viêm đường ruột.
  • Người bị suy gan, thận hoặc đang điều trị các vấn đề về gan – thận.
  • Vừa mới phẫu thuật mạch vành.
  • Phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú: Chưa có nghiên cứu nào cho kết quả đầy đủ về mức độ an toàn của Arcoxia đối với đối tượng này.

4. Chống chỉ định

Không dùng thuốc Arcoxia hoặc có chứa Arcoxia trong các trường hợp chống chỉ định sau:

  • Bệnh nhân dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc.
  • Người có tiền sử bị suy tim, nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực, bệnh động mạch ngoại biên, đột quỵ
  • Bệnh nhân bị cao huyết áp hoặc sắp thực hiện các phẫu thuật về tim mạch.
  • Người có nguy cơ cao bị xơ vữa động mạch (do cao huyết áp, tiểu đường, nồng độ Cholesterol cao hơn trong máu, nghiện thuốc lá).

Lưu ý, người bệnh không sử dụng thuốc có bao bì đã bị xé hoặc có dấu hiệu kém chất lượng, thuốc đã quá hạn.

Trên đây là những điều cơ bản (mang tính tham khảo) mà bạn cần biết về thuốc Methotrexate. Để có thể tìm hiểu về việc mình có nên dùng thuốc hay không, hãy đến tìm gặp dược sĩ, bác sĩ hoặc chuyên viên chăm sóc sức khỏe của bạn. 

Có thể bạn quan tâm

Quốc dược Phục cốt khang – Giải pháp “vàng” điều trị tận gốc bệnh viêm đa khớp

Quốc dược Phục cốt khang là bài thuốc bí truyền đặc trị bệnh lý viêm đa khớp được nghiên cứu...

viêm khớp háng nên uống thuốc gì

Điều trị viêm khớp háng nên uống thuốc gì ?

Viêm khớp háng là bệnh lý xương khớp mãn tính thường gặp ở những người trung niên. Bệnh gây ra...

Chữa đau khớp gối bằng các cây thuốc nam có sẵn trong vườn

Thay vì điều trị chứng đau khớp gối bằng các loại thuốc Tây y, người bệnh có thể sử dụng...

Thuốc chữa đau khớp gối của Nhật loại nào tốt?

5 loại thuốc chữa đau khớp gối của Nhật được đánh giá cao

Glucosamine, Q&P Kowa, sụn vi cá mập Orihiro Squalene, ZS Chondroitin… là các loại thuốc chữa đau khớp gối của...

Đau nhức khớp gối về đêm cần được điều trị càng sớm càng tốt

Đau nhức khớp gối về đêm là một vấn đề phổ biến khiến nhiều người bị mất ngủ. Tình trạng...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *