Đau đầu gối khi leo cầu thang: Bạn nên cẩn trọng với dấu hiệu này

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI BÁC SĨ DOÃN HỒNG PHƯƠNG – Khoa Vật Lý Trị LiệuGiám đốc Chuyên môn Trung tâm Đông Phương Y Pháp – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Đau đầu gối khi leo cầu thang đang cảnh báo một số bệnh lý đang hiện diện tại tổ chức gân, cơ, xương khớp của bạn. Các tổ chức Y khoa Hoa Kỳ cảnh báo, mỗi người nên thận trọng với dấu hiệu đau đầu gối khi leo cầu thang. Vậy chứng đau đầu gối này có biểu hiện như thế nào? Làm sao để nhận biết? 

Đau đầu gối khi leo cầu thang
Đau đầu gối khi leo cầu thang gây ảnh hưởng đến khả năng vận động

Bạn nên cẩn trọng với dấu hiệu đau đầu gối khi leo cầu thang

Chứng đau đầu gối khi lên xuống cầu thang làm cho chất lượng cuộc sống của bạn bị suy giảm. Học viện Bác sĩ Gia đình Hoa Kỳ cho biết, tình trạng này chiếm khoảng 3% dân số Hoa Kỳ có độ tuổi từ trung niên trở lên. Tuy nhiên, những người trẻ cũng có nguy cơ gặp phải các vấn đề này khi bị tổn thương sang chấn. TÌm hiểu thêm về chứng đau đầu gối khi leo cầu thang.

1. Nguyên nhân gây đau đầu gối khi leo cầu thang

Có rất nhiều nguyên nhân có thể khiến cho khớp gối hoặc tổ chức gân, cơ vùng đầu gối bị tổn thương và gây đau nhức. Nhất là khi bạn cử động hoặc bước lên bước xuống cầu thang. Bởi lúc này, mọi trọng lực cơ thể đều đổ dồn xuống đầu gối theo từng bước đi. Chính quá trình này đẩy nhanh tình trạng bào mòn sụn khớp và khiến cho khớp gối nhanh bị thoái hóa hơn.

Sự tổn thương của các dây chằng, tổ chức mô, sụn khiến cho đầu gối dễ bị đau đớn khi leo cầu thang. Thoái hóa khớp gối thường được biểu hiện bằng những cơn đau nhức, đầu gối phát ra tiếng kêu lạo xạo, hạn chế vận động kể cả khi leo cầu thang,…

2. Đau đầu gối khi leo cầu thang là biểu hiện của bệnh gì?

Không chỉ do các chấn thương phần mềm mà chứng đau đầu gối khi bước lên cầu thang còn là dấu hiệu của một số bệnh lý về xương khớp, cụ thể như:

#. Viêm khớp (OA):

Viêm khớp là một dạng bệnh lý có liên quan đến tình trạng thoái hóa, phá vỡ sụn và làm cho các dây chằng bên trong bị tổn thương. Nếu bạn có biểu hiện sưng viêm đầu gối cấp tính, cơn đau nhức xuất hiện khi chúng ta lên xuống cầu thang, ngồi xổm thì có thể bạn đã bị viêm khớp. Bởi vì, đây là thời điểm khớp gối bị áp lực và tạo điều kiện để bùng phát thành những cơn đau. Viêm khớp gối cấp tính có khả năng được cải thiện tối đa khi được phát hiện và điều trị kịp thời.

#. Viêm khớp dạng thấp (RA):

Viêm khớp dạng thấp thuộc nhóm bệnh tự miễn có thể gây đau nhức đầu gối bên trong khi chúng gây viêm ở khớp gối. Bệnh nhân có thể nhận biết triệu chứng viêm khớp dạng thấp bằng các triệu chứng như đau cứng khớp nghiêm trọng với buổi sáng, khớp gối tấy đỏ, nóng, có khả năng phù nề. Các triệu chứng này có khả năng suy giảm sau đó vài ngày và có nguy cơ tái phát rất cao.

#. Chấn thương dây chằng trung gian (MCL):

Đầu gối là vị trí tập trung của hệ thống thần kinh quan trọng và hệ thống dây chằng chạy dọc bên trong. Nếu bệnh nhân hoạt động quá mức khiến dây chằng tổn thương, đầu gối có thể sẽ bị đau đớn. Hệ thống dây chằng có thể bị đứt khi đầu gối bị tổn thương và điều này làm cho việc di chuyển của bệnh nhân trở nên ngày càng khó khăn.

Triệu chứng đau đầu gối khi leo cầu thang do tổn thương dây chằng được biểu hiện:

  • Sưng viêm đầu gối
  • Mất thăng bằng khi đứng hoặc đi
  • Gây khó khăn trong việc di chuyển, vận động
  • Cứng khớp gối
  • Khớp gối phát ra âm thanh khi di chuyển

#. Chấn thương sụn khớp:

Khớp gối được bao bọc bởi lớp sụn và bao hoạt dịch để giúp cho việc vận động linh hoạt, dễ dàng hơn. Tuy nhiên, có thể vì bất cứ lý do nào đó mà sụn khớp gối của bạn bị tổn thương, bị rách hoặc hư hỏng. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho đầu gối thường có biểu hiện đau nhức, kể cả khi di chuyển thông thường.

Đau đầu gối khi leo cầu thang
Tùy vào mức độ chấn thương mà bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán về tình trạng của bệnh nhân

Tùy vào mức độ nghiêm trọng cũng như tình trạng tổn thương mà chúng ta có thể nhận thấy:

  • Khớp gối có biểu hiện thường co cứng khi đứng hoặc ngồi lâu, ít vận động.
  • Đau nhức dữ dội khi dịch chuyển hoặc vận động nhẹ đầu gối.
  • Làm mất cân bằng trong việc di chuyển, đi lại.
  • Cơn đau lan rộng sang khu vực xung quanh và gây cảm giác tê buốt.

#. Viêm bao hoạt dịch:

Bao hoạt dịch có cấu trúc như túi chất lỏng bao quanh khớp gối có tác dụng điều tiết dịch nhầy và nuôi dưỡng sụn khớp, điều hòa hoạt động của dây chằng. Viêm bao hoạt dịch ở khớp gối có thể xảy ra khi khớp gối bị chấn thương, nhiễm trùng hoặc do hệ miễn dịch bị tác động.

Khi bị viêm màng bao hoạt dịch, các chất lỏng được kích thích tăng tiết tạo áp lực lên đầu gối và làm hạn chế khả năng vận động của khớp gối. Theo một số nghiên cứu tại Học viện phẫu thuật chỉnh hình Hoa Kỳ có rất nhiều nguyên nhân kích thích viêm màng hoạt dịch, cụ thể là:

  • Viêm khớp
  • Tăng cân đột ngột
  • Tổn thương, rách sụn trung gian
  • Thường xuyên cử động khớp gối không đúng cách
  • Bị tổn thương cơ xương khớp

#. Thoái hóa khớp gối:

Đau đầu gối mỗi khi co chân hoặc đi cầu thang cũng có thể là biểu hiện của chứng thoái hóa khớp. Các tổn thương được tích tụ lâu dài trong khớp gối do vận động quá mức, thiếu hụt canxi lâu dần sẽ dẫn đến tình trạng thoái hóa và gây triệu chứng đau đớn.

Thoái hóa khớp gối được biểu thị bằng những cơn đau từ nhẹ âm ỉ và chuyển sang dữ dội kèm theo đó là tiếng kêu lạo xạo, cứng khớp ở bên trong.

#. Nhiễm trùng đầu gối:

Có thể bạn bị đau đầu gối là do một số va chạm như té ngã, mang vác quá sức khiến cho đầu gối bị áp lực và có biểu hiện bầm tím. Điều này cũng có thể gây cản trở cho việc di chuyển của bạn khi lên xuống cầu thang. Hiện tượng nhiễm trùng đầu gối bên trong tùy thuộc vào mức độ té ngã. Các triệu chứng thường gặp của chứng nhiễm trùng đầu gối đó là:

  • Da bầm tím
  • Đầu gối bị sưng tấy
  • Khó khăn trong việc uốn cong hoặc vận động khớp gối
  • Cứng khớp

→ Lưu ý: Cần xác định chính xác tình trạng đau khớp gối để có hướng giải quyết phù hợp. Nếu bệnh nhân không có chuyên môn trong lĩnh vực này thì tốt nhất nên nhờ đến sự hỗ trợ của bác sĩ điều trị đúng cách.

3. Biện pháp khắc phục chứng đau đầu gối khi đi cầu thang

Đau nhức đầu gối là tình trạng rất phổ biến và có thể được khắc phục tại nhà nếu tình trạng bệnh nhẹ. Bạn có thể tham khảo một số gợi ý nhỏ sau:

  • Hạn chế các hoạt động mạnh có thể làm cho đầu gối đau đớn hơn.
  • Có thể sử dụng nạng, gậy để làm giảm trọng lượng của cơ thể lên đầu gối.
  • Xoa dịu cơn đau nhức bằng cách chườm lạnh khoảng 20 phút/ngày.
  • Có thể dùng nẹp nén đàn hồi để định vị đầu gối trong một thời gian cố định.
  • Kê cao đầu gối khi đi ngủ.

Ngoài việc cải thiện cơ học, bệnh nhân đau khớp gối còn có thể sử dụng một số loại giảm đau không được kê đơn như ibuprofen (Advil) để hạn chế sưng viêm. Tuy nhiên, chúng có nguy cơ để lại tác dụng phụ, vì vậy hãy nói chuyện với bác sĩ khi cơn đau của bạn kéo dài hơn 3 ngày.

Hiện nay, bác sĩ chuyên khoa thường dùng một số phương pháp sau đây để điều trị chấn thương đầu gối đó là:

  • Tiêm steroid: Được chỉ định cho trường hợp viêm đau cấp tính.
  • Vật lý trị liệu: Bao gồm phương pháp giãn gân, tập thể dục và siêu âm trị liệu.
  • Sử dụng thiết bị trợ giúp như: nẹp, nạng, gậy hỗ trợ trong các hoạt động đi lại hoặc luyện tập thể thao.
  • Phẫu thuật: Là hướng giải quyết sau cùng được áp dụng cho các trường hợp tổn thương sâu và khó phục hồi.

HỮU ÍCH: Bỏ túi 8 cách trị đau đầu gối tại nhà không cần kháng sinh

4. Bài tập phục hồi đau đầu gối khi xuống cầu thang

Có thể nói, không phải bất cứ nguyên nhân gây đau khớp gối nào cũng có khả năng phòng ngừa. Tuy nhiên, các chuyên gia đầu ngành cho biết, luyện tập thể dục và vật lý trị liệu có khả năng phục hồi khớp gối và đặc biệt là có thể hạn chế được tình trạng teo cơ. Nhờ vậy mà các bài tập phục hồi của đầu gối cũng được chuyên gia khuyến khích áp dụng bởi nó có khả năng ngăn ngừa chấn thương, nhất là khu vực đầu gối.

Đau đầu gối khi leo cầu thang
Vật lý trị liệu điều trị chứng đau đầu gối khi leo cầu thang

Theo một nghiên cứu năm 2008 tại khoa phẫu thuật chỉnh hình của Đại học Minnesota, các nhà nghiên cứu đã đưa ra một số bài tập phục hồi cụ thể như:

  • Duỗi thẳng chân
  • Sử dụng máy ép chân
  • Squats nhẹ
  • Đạp xe cố định
  • Bơi lội
  • Chạy bộ hoặc đi bộ

Hầu hết các bài tập đều cần phải được làm nóng và thư giãn cơ trước khi tập.

Chứng đau đầu gối khi leo cầu thang không chỉ là bệnh lý phổ biến ở người lớn tuổi mà hiện nay chúng đang dần được trẻ hóa. Vì vậy, để ngăn ngừa tình trạng này mỗi người nên có ý thức trong việc xây dựng chế độ sinh hoạt và thư giãn sao cho hợp lý. Khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường, tốt nhất nên liên hệ với bác sĩ chuyên khoa. Thuocdantoc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị thay thế chỉ định của bác sĩ.

ĐỪNG BỎ LỠ

Các bài tập thể dục chữa đau khớp gối rất dễ thực hiện

Đau khớp gối thường xuất hiện với trạng thái đau nhức dữ dội, làm giảm khả năng di chuyển, đồng thời làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của...

Những điều cần biết khi bị chấn thương dây chằng đầu gối

Dây chằng đầu gối là một dải ngắn các liên kết sợi cứng có thành phần collagen với nhiệm vụ...

7 triệu chứng viêm khớp gối ai cũng phải biết

Viêm khớp gối là tình trạng tổn thương, sưng tấy và đau nhức ở một hoặc nhiều khoang trong khớp...

đau đầu gối nhưng không sưng

Bị đau đầu gối nhưng không sưng – Cảnh giác các bệnh này

Nhiều người bị đau đầu gối nhưng thường hay chủ quan khi không thấy có dấu hiệu sưng. Tuy nhiên,...

Bị đau khớp gối, viêm khớp gối uống thuốc gì mau khỏi?

Bị đau khớp đầu gối nên uống thuốc gì nhanh khỏi ?

Paracetamol, Tylenol, Ibuprofen, Aleve, Glucosamin sulfat... là những giải đáp cho vấn đề đau khớp gối nên uống thuốc gì....

Vì sao bị đau đầu gối mỗi khi đứng lên ngồi xuống

Ngồi xổm hoặc đứng lên ngồi xuống bị đau đầu gối là bị gì?

Đau khớp gối khi đứng lên ngồi xuống có thể là triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp chè đùi...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *