Thuốc Amedolfen 100mg có tác dụng gì?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI BÁC SĨ DOÃN HỒNG PHƯƠNG – Khoa Vật Lý Trị LiệuGiám đốc Chuyên môn Trung tâm Đông Phương Y Pháp – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Thuốc Amedolfen 100mg được sản xuất bởi Công ty dược phẩm OPV. Thuốc thường được dùng trong quá trình các bệnh lý xương khớp mãn tính.

thuốc Amedolfen 100Mg
Amedolfen 100mg thường được dùng để điều trị các bệnh xương khớp mãn tính

  • Tên thuốc: Amedolfen 100mg
  • Tên hoạt chất: Flurbiprofen
  • Phân nhóm: thuốc điều trị bệnh xương khớp

Thông tin về thuốc Amedolfen 100mg

Thuốc Amedolfen 100mg được bán với giá dao động từ 4900 – 5800 đồng/ 1 viên. Giá thành có thể chênh lệch ở một số nhà thuốc và đại lý bán lẻ.

1. Thành phần

Thuốc Amedolfen 100mg chứa thành phần chính là Flurbiprofen. Flurbiprofen là thuốc chống viêm không steroid (NSAID). Thành phần này có tác dụng giảm đau và giảm sưng viêm. Ngoài ra, Flurbiprofen còn có khả năng ngưng tập kết tiểu cầu – nhưng tác dụng này yếu hơn so với aspirin.

Thuốc Amedolfen 100mg có chứa các tá dược như: Lactose, provide, magnesi stearate, iso-propanol,…

2. Chỉ định

Amedolfen 100mg được chỉ định trong các trường hợp sau:

tác dụng của thuốc Amedolfen 100Mg
Thuốc Amedolfen 100mg được dùng để điều trị viêm khớp, viêm đa khớp dạng thấp

Một số tác dụng khác của thuốc không được nhắc đến. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ nếu muốn sử dụng thuốc với mục đích khác.

3. Chống chỉ định

Amedolfen 100mg chống chỉ định với các trường hợp sau:

  • Người quá mẫn với các thành phần trong thuốc
  • Hoặc dị ứng với aspirin hay các NSAID khác
  • Hen suyễn
  • Nổi mề đay
  • Viêm trực tràng
  • Phụ nữ mang thai 3 tháng cuối thai kỳ
  • Trẻ dưới 12 tuổi
  • Người mắc bệnh gan hoặc thận

Để đảm bảo an toàn trong thời gian dùng thuốc, bạn nên trình bày tình trạng sức khỏe và tiền sử dị ứng với bác sĩ để được cân nhắc việc sử dụng Amedolfen 100mg.

4. Cách dùng

Bạn nên uống trọn một viên thuốc, tuyệt đối không bẻ hay nghiền nếu không có chỉ định từ bác sĩ. Uống thuốc với một ly nước đầy. Không nằm sau khi uống thuốc ít nhất 10 phút để hạn chế tình trạng trào ngược axit.

cách dùng thuốc Amedolfen 100Mg
Nên uống thuốc với một ly nước đầy và không nằm trong ít nhất 10 phút sau khi uống

Nếu bạn có vấn đề về dạ dày, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc dùng thuốc với thức ăn để giảm kích ứng và tổn thương lên cơ quan này. Nên dùng thuốc đúng hướng dẫn trên bao bì hoặc chỉ định từ bác sĩ để đảm bảo hiệu quả điều trị.

5. Liều lượng

Liều lượng sử dụng thuốc Amedolfen 100mg phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe và vấn đề bạn cần điều trị. Chúng tôi chỉ cung cấp liều dùng thông thường cho các trường hợp phổ biến nhất.

  • Liều dùng để điều trị viêm khớp và viêm đa khớp dạng thấp

Dùng 200 – 300 mg/ ngày, chia thành 2 – 3 lần uống. Mỗi lần uống không được quá 100mg. Liều dùng tối đa sử dụng trong 24 giờ không quá 300mg.

  • Liều dùng để giảm đau bụng kinh

Dùng 100mg/ lần, sử dụng từ 2 – 3 lần/ ngày. Không uống nhiều hơn 3 lần/ ngày

Để được chỉ định liều dùng phù hợp với tình trạng bệnh, bạn nên gặp trực tiếp bác sĩ.

6. Bảo quản

Amedolfen 100mg nên được bảo quản ở nơi thoáng mát, nhiệt độ dao động từ 15 – 30 độ C. Không nên để thuốc ở nơi có nhiệt độ quá thấp hay có nhiều độ ẩm, đồng thời nên tránh ánh nắng trực tiếp. Để thuốc xa tầm với của trẻ em và thú nuôi để hạn chế tình trạng trẻ hay thú nuôi nuốt phải thuốc.

Tuyệt đối không sử dụng thuốc hết hạn hay ẩm mốc, biến chất. Các tình trạng nguy kịch có thể xuất hiện nếu bạn tiếp tục sử dụng. Để xử lý thuốc đúng cách, hãy tham khảo hướng dẫn trên bao bì hoặc trao đổi với dược sĩ.

Tham khảo thêm: 10 thuốc trị viêm khớp dạng thấp tốt nhất hiện nay

Những điều cần lưu ý khi sử dụng Amedolfen 100mg

1. Thận trọng

Thành phần Flurbiprofen được hấp thu qua hệ thống tiêu hóa và được thải trừ qua đường tiết niệu. Vì vậy, nếu bạn có vấn đề về thận, gan và dạ dày, bạn cần báo với bác sĩ để được điều chỉnh liều lượng phù hợp.

thận trọng khi dùng Amedolfen 100Mg
Thận trọng khi dùng thuốc cho phụ nữ cho con bú

Ngoài ra, Flurbiprogen có thể thâm nhập vào sữa mẹ và gây ảnh hưởng đến em bé. Trong trường hợp này, bác sĩ có thể chỉ định một loại thuốc khác. Hoặc yêu cầu bạn ngưng cho em bé bú trong thời gian dùng thuốc.

Nếu bạn thường xuyên lái xe, vận hành máy móc hoặc thực hiện những hoạt động đòi hỏi sự tập trung cao, bạn nên trao đổi với bác sĩ về việc sử dụng thuốc.

2. Tác dụng phụ

Amedolfen 100mg có thể gây ra một số tác dụng phụ sau.

Tác dụng phụ thông thường:

  • Đau dạ dày
  • Đau đầu
  • Ù tai
  • Chảy nước mũi
  • Khô miệng
  • Chóng mặt
  • Đầy hơi

Tác dụng phụ nghiêm trọng:

  • Đau ngực
  • Khó thở
  • Phân có màu đen
  • Sưng khớp
  • Buồn nôn
  • Yếu cơ
  • Đau cơ
  • Tiểu ít
  • Phát ban nặng nề

Ngay khi cơ thể xuất hiện những triệu chứng nặng nề, bạn nên ngưng thuốc và đến ngay cơ sở y tế để được điều trị. Thông tin trên có thể không bao quát toàn bộ những tác dụng phụ do thuốc gây ra. Bạn nên trao đổi với bác sĩ để nhận được tư vấn cụ thể.

3. Tương tác thuốc

Tương tác thuốc là tình trạng các hoạt chất trong hai hoặc nhiều nhóm thuốc phản ứng với nhau. Tương tác thuốc khiến hoạt động của thuốc thay đổi, làm mất hoặc giảm tác dụng điều trị.

Nếu tương tác thuốc nặng nề, cơ thể sẽ xuất hiện những triệu chứng nguy hiểm và có thể đe dọa đến tính mạng. Trong thời gian dùng Amedolfen 100mg, bạn không nên sử dụng chung với những loại thuốc sau:

tương tác thuốc Amedolfen 100Mg
Amedolfen 100mg có khả năng tương tác với các loại thuốc khác nhau
  • Thuốc chống đông máu
  • Thuốc lợi tiểu
  • Lithium
  • Aspirin và các NSAID khác
  • Methotrexate

Hiện nay có rất nhiều loại thuốc có chứa NSAID. Bạn có thể vô tình dùng chung Amedolfen 100mg với các loại thuốc này. Để hạn chế tình trạng tương tác thuốc, bạn nên trình bày tất cả loại thuốc đang sử dụng (bao gồm thuốc kê toa, thuốc hỗ trợ điều trị, thảo dược, vitamin,…) để bác sĩ cân nhắc việc sử dụng Amedolfen 100mg.

Trong trường hợp có tương tác xuất hiện, bác sĩ sẽ yêu cầu:

  • Bạn ngưng một trong hai loại thuốc
  • Điều chỉnh liều lượng để tránh tương tác
  • Chỉ định một loại thuốc an toàn hơn

Thuốc Amedolfen 100mg có thể tương tác với đồ uống có cồn và một số loại thực phẩm. Bạn nên hỏi bác sĩ về vấn đề này để hạn chế tương tác thuốc xảy ra.

4. Xử lý khi dùng thiếu hoặc quá liều

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc Amedolfen 100mg, bạn có thể dùng ngay khi nhớ ra. Trong trường hợp sắp đến liều dùng tiếp theo, bạn nên bỏ qua và dùng liều tiếp theo vào đúng thời gian chỉ định. Tuyệt đối không sử dụng gấp đôi để bù liều.

Dùng thuốc quá liều có thể gây tổn thương gan và tăng nguy cơ đột qụy. Bạn nên đến cơ sở y tế nếu nhận biết mình đã dùng quá liều.

5. Nên ngưng thuốc khi nào?

Nên ngưng thuốc Amedolfen 100mg trong các trường hợp sau:

  • Hết thời gian dùng thuốc được chỉ định
  • Cơ thể phát sinh những tác dụng phụ nguy hiểm
  • Dùng thuốc quá liều
  • Triệu chứng không thuyên giảm, thậm chí nặng nề hơn trước
  • Các phản ứng dị ứng thuốc xuất hiện

Amedolfen 100mg là thuốc giảm đau phổ biến, việc sử dụng thuốc phải tuân theo chỉ định của bác sĩ. Bài viết chưa bao gồm tất cả những thông tin về loại thuốc này. Bạn nên trao đổi với bác sĩ để được tư vấn cụ thể hơn.

Có thể bạn quan tâm

Bị đau khớp gối, viêm khớp gối uống thuốc gì mau khỏi?

Bị đau khớp đầu gối nên uống thuốc gì nhanh khỏi ?

Paracetamol, Tylenol, Ibuprofen, Aleve, Glucosamin sulfat... là những giải đáp cho vấn đề đau khớp gối nên uống thuốc gì....

Tổng hợp các loại thuốc giảm đau trong điều trị viêm khớp gối

Dùng thuốc là phương pháp bảo tồn trong điều trị viêm khớp gối. Mục đích của việc dùng thuốc là...

8 món ăn hỗ trợ chữa đau khớp gối cực tốt

Khi bị đau khớp gối, bên cạnh việc điều trị theo phác đồ của bác sĩ người bệnh cũng cần...

Các thông tin cần biết về bệnh viêm khớp gối

Bệnh viêm khớp gối: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Khớp gối đau khi hoạt động thể chất, cứng khớp, sưng khớp, biến dạng khớp… là những triệu chứng thường...

Bị đau gối khi ngồi xổm có phải mắc bệnh xương khớp?

Bị đau gối khi ngồi xổm có thể là triệu chứng nhận biết sớm của bệnh thoái hóa khớp chè...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *