Dấu hiệu ung thư buồng trứng giai đoạn đầu – Cảnh giác!

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ BÁC SĨ ĐỖ THANH HÀ – Khoa Phụ sảnTrưởng khoa phụ Bệnh viện Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Dấu hiệu ung thư buồng trứng giai đoạn đầu dễ bị nhầm lẫn với các triệu chứng của các bệnh lý khác. Bởi, hầu như ung thư buồng trứng không có triệu chứng đặc thù. Vì thế, rất nhiều người chủ quan, không phát hiện được bệnh dẫn đến khó điều trị.

Dấu hiệu ung thư buồng trứng giai đoạn đầu - Cảnh giác!
Tìm hiểu dấu hiệu nhận biết ung thư buồng trứng giai đoạn đầu

Ung thư buồng trứng giai đoạn đầu là gì?

Bệnh ung thư buồng trứng có diễn tiến thầm lặng, đe dọa sức khỏe sinh sản và tính mạng của phụ nữ. Các chuyên gia chia bệnh thành 4 giai đoạn từ khởi phát tới giai đoạn di căn, biến chứng. Ở giai đoạn đầu, khối u vẫn còn nằm gọn ở trong buồng trứng, ống dẫn trứng. Chúng chưa có dấu hiệu di căn, do đó, đây là giai đoạn thuận lợi cho việc điều trị. 

Nếu sớm nhận biết dấu hiệu ung thư buồng trứng giai đoạn đầu, người bệnh có thể điều trị theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa. Khả năng duy trì sự sống trên 5 năm là rất cao. Theo thống kê, tỷ lệ này có thể vượt qua con số 90%. Vào giai đoạn đầu, ung thư buồng trứng cũng được phân chia theo 3 cấp độ như sau:

  • Giai đoạn 1A: Lúc này, các tế bào ung thư đã xuất hiện, chúng phát triển thành các khối u. Khối u nằm bên trong buồng trứng hoặc tại ống dẫn trứng. Chúng nằm gọn trong vỏ bao, vẫn chưa có dấu hiệu của các khối u ác tính. Tức là, các tế bào ung thư vẫn chưa xâm lấn gây hại sâu. Người bệnh chưa có dịch bên trong ổ bụng.
  • Giai đoạn 1B: Các khối u vẫn còn nằm trong bao, chưa phá vỏ ra ngoài. Đồng thời, các tế bào ung thư ác tính vẫn chưa xuất hiện. Tuy nhiên, bước qua giai đoạn này, các khối u đã gần như tồn tại ở hai buồng trứng hoặc trong ống dẫn trứng. Dịch trong ổ bụng vẫn chưa xuất hiện.
  • Giai đoạn 1C: Tế bào ung thư ác tính dần hình thành, khối u phá vỡ vỏ. Lúc này, hiện tượng xâm lấn của khối u bắt đầu, chúng thoát ra ngoài ống dẫn trứng và buồng trứng. Người bệnh đã có dịch bên trong ổ bụng.

    Ung thư buồng trứng giai đoạn đầu là gì?
    Giai đoạn đầu các tế bào ung thư buồng trứng bắt đầu hình thành và phát triển khá nhanh chóng

Để bảo vệ sức khỏe sinh sản, tính mạng, chị em phụ nữ nên định kỳ thăm khám phụ khoa. Phát hiện bệnh càng sớm, khả năng điều trị càng cao, tránh biến chứng nguy hiểm.

Dấu hiệu ung thư buồng trứng giai đoạn đầu

Dấu hiệu ung thư buồng trứng giai đoạn đầu cũng có những nét tương đồng với nhiều bệnh lý khác. Do đó, người bệnh gần như không phát hiện được bệnh ở giai đoạn này. Chỉ đến khi bệnh chuyển biến xấu, các triệu chứng trở nên rõ ràng hơn, khi đó người bệnh mới đi khám và điều trị.

Tuy nhiên, nếu bệnh ở giai đoạn càng cao thì khả năng điều trị sẽ khó hơn, rút ngắn tiên lượng sống. Vì thế, để tránh những rủi ro không mong muốn xảy ra, phụ nữ nên thăm khám định kỳ để kiểm tra, tầm soát tế bào ung thư. Bên cạnh đó, bạn có thể nhận biết bệnh thông qua một số dấu hiệu như:

Táo bón

Trường hợp người bệnh bị táo bón là khi các khối u ở buồng trứng đã phát triển ở mức độ nhất định. Khi đó, chúng bắt đầu chèn ép vào thành đại tràng làm cho việc đi đại tiện trở nên khó khăn. Cụ thể, quá trình nhu động ruột chuyển phân ra ngoài bị cản trở. Lúc này phân bị giữ lại ở đại tràng quá lâu khiến cho hiện tượng tái hấp thu nước diễn ra, khiến phân càng trở nên cứng hơn. Chính vì thế mà người bệnh thường bị táo bón. 

Tuy nhiên, đây cũng là dấu hiệu dễ bị nhầm lẫn khiến nhiều người chủ quan, lơ là. Do đó, các khối ung thư có điều kiện phát triển ngày càng lớn dần, trở thành mối nguy hiểm khó lường cho chị em phụ nữ.

Chướng bụng, đầy hơi

Dựa vào vị trí giải phẫu cơ thể người, đối với phụ nữ, buồng trứng nằm gần, phía dưới dạ dày và ruột. Thế nên nếu khối u bắt đầu phát triển, không chỉ đại tràng mà dạ dày, ruột cũng bị ảnh hưởng. Mặc dù chỉ ăn bữa nhỏ, ăn ít, người bệnh cũng có cảm giác bị đầy hơi, chướng bụng.

Dấu hiệu ung thư buồng trứng giai đoạn đầu
Khối u buồng trứng có thể chèn ép, gây áp lực cho dạ dày gây nên tình trạng đầy hơi, chướng bụng

Dấu hiệu này không chỉ là triệu chứng rõ ràng của căn bệnh ung thư “quái ác”. Chính vì thế, khi thấy tình trạng chướng bụng, đầy hơi trong thời gian dài không khỏi, bạn nên nhanh chóng đến bệnh viện để được kiểm tra, chẩn đoán chi tiết hơn.

Thường xuyên đi tiểu

Khi các khối u dần vỡ vỏ, phát triển, chúng sẽ gây tác động đến các cơ quan xung quanh, liền kề. Bên cạnh các trường hợp đã kể trên thì bàng quang cũng là vị trí bị ảnh hưởng. Cơ quan này bị chèn ép khiến người bệnh có cảm giác buồn tiểu liên tục. 

Có người còn gặp phải tình trạng chỉ trong một giờ phải tiểu khá nhiều lần, không kiểm soát. Ngoài ra, khi đi tiểu tiện thường xuyên, chị em phụ nữ còn cảm thấy hơi đau vùng bụng dưới. Để sớm nhận diện được bệnh lý đang đeo bám, phụ nữ nên nhanh chóng đến cơ sở y tế uy tín thăm khám.

Mệt mỏi cơ thể

Trong người có tế bào ung thư sẽ khiến cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi khá thường xuyên. Mặc dù tình trạng này có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, trong đó áp lực cuộc sống hiện đại là một trong số các yếu tố gây hại đó. Tuy nhiên, không thể loại trừ nguyên nhân cơ thể xuất hiện khối ung thư.

Đặc biệt, cảm giác mệt mỏi, uể oải cơ thể còn kèm theo các dấu hiệu khác nhau. Khi đó, bạn nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ càng sớm càng tốt. Bởi, ung thư buồng trứng nếu bùng phát đe dọa nghiêm trọng cho sức khỏe, tính mạng phụ nữ.

Chán ăn, cân nặng sụt giảm nhanh

Biểu hiện chán ăn, giảm cân nhanh chóng không phải là một dấu hiệu đặc trưng của ung thư buồng trứng. Tuy nhiên, người mắc bệnh có khả năng rơi vào trường hợp này. Theo các chuyên gia lý giải, tình trạng này xuất hiện bởi các tế bào ung thư lấy dinh dưỡng trong cơ thể để phát triển. Vì thế mà người bệnh sẽ bị tụt ký đột ngột. Bên cạnh đó, vị giác cũng kèm dần, khiến người bệnh không còn ngon miệng như trước.

Dấu hiệu ung thư buồng trứng giai đoạn đầu
Chị em phụ nữ mắc ung thư buồng trứng sụt cân nhanh, chán ăn

Đau khu vực thắt lưng

Tình trạng đau thắt lưng rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh xương khớp khác, điển hình là chứng thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống,…Phụ nữ có công việc ngồi nhiều, đứng lâu rất dễ gặp phải những triệu chứng này. Bên cạnh đó, nhiều người còn nghĩ rằng đây là báo hiệu chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng.

Tuy nhiên, chị em nên cảnh giác đối với dấu hiệu này. Bởi, đây có thể là triệu chứng sớm của căn bệnh ung thư buồng trứng nguy hiểm. Nếu tình trạng đau khu vực thắt lưng không phải đến kỳ kinh, hoặc không do chấn thương, hay bệnh lý xương khớp,…thì chị em nên nhanh chóng đến bệnh viện thăm khám để sớm nhận diện nguyên nhân và khắc phục.

Đau bụng dưới, vùng xương chậu

Ngoài đau thắt lưng, khu vực bụng dưới, vùng chậu cũng là vị trí thường xuất hiện các cơn đau. Đây có thể là dấu hiệu ung thư buồng trứng giai đoạn đầu. Khi các tế bào ung thư ác tính phá vỏ và bắt đầu xâm lấn người bệnh sẽ phải đối mặt với nhiều triệu chứng hơn. Trong đó, tình trạng đau tức khá phổ biến.

Tuy nhiên, nhiều phụ nữ có sự nhầm lẫn giữa đau do bệnh và đau khi hành kinh. Điều này khiến cho bệnh có cơ hội chuyển biến sang các giai đoạn nguy hiểm hơn. Chính vì thế, để bảo vệ sức khỏe, nếu bạn cảm thấy cơn đau ở khu vực bụng dưới, xương chậu không trong chu kỳ kinh nguyệt. Lúc này, chị em nên thăm khám y khoa càng sớm, càng tốt.

Âm đạo chảy máu bất thường

Thông thường, một chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ sẽ kéo dài trong khoảng 28 – 30 ngày. Người có chu kỳ ngắn sẽ khoảng 25 – 17 ngày, hoặc chu kỳ dài 33 – 35 ngày. Ngày hành kinh bình thường từ 3 – 5 ngày, hoặc kéo dài hơn, thường rơi vào 7 – 10 ngày vẫn có thể chấp nhận được nếu lượng máu kinh ra không nhiều.

Dấu hiệu ung thư buồng trứng giai đoạn đầu
Âm đạo nữ giới chảy máu bất thường báo hiệu những bất thường tại cơ quan sinh sản

Tuy nhiên, nếu nằm ngoài chu kỳ bình thường mà âm đạo chảy máu thì đây được xem là dấu hiệu bất ổn. Phụ nữ có thể đứng trước nguy cơ mắc các vấn đề viêm nhiễm phụ khoa. Trong đó không loại trừ bệnh ung thư buồng trứng phát triển và gây triệu chứng. Do đó, nếu thấy máu xuất hiện bất thường, kèm theo cảm giác đau khó chịu, chị em nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ.

Làm thế nào để phát hiện sớm ung thư buồng trứng?

Ung thư buồng trứng nói riêng và các bệnh ung thư khác nói chung đều có tốc độ phát triển nhanh chóng, khó lường. Chính vì thế, nhiều chị em cảm thấy hoang mang, lo lắng. Họ mong muốn có biện pháp nhận biết sớm để kịp thời điều trị, kéo dài sự sống.

Vì nhu cầu này mà phương pháp tầm soát ung thư ra đời. Đây là cách được nhiều người áp dụng để kiểm tra các bệnh lý liên quan đến các tế bào phát triển bất thường trong cơ thể. Vậy, tầm soát ung thư là gì?

Thực chất, tầm soát ung thư là biện pháp áp dụng các phương pháp y học để kiểm tra sự tồn tại của tế bào ung thư trong buồng trứng nữ giới. Trường hợp chị em không có các triệu chứng nào cụ thể, bác sĩ thường sẽ cho tiến hành tất cả các xét nghiệm cần thiết. Nếu có mắc bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Làm thế nào để phát hiện sớm ung thư buồng trứng?
Tầm soát ung thư, phát hiện sớm giúp việc điều trị đạt hiệu quả cao nhất

Ngoài ra, nếu trong quá trình thăm khám, bác sĩ nhận thấy người bệnh có nguy cơ mắc ung thư buồng trứng, chị em cũng sẽ được chỉ định thực hiện tầm soát ung thư. Nhất là phụ nữ giai đoạn mãn kinh, tiền mãn kinh. Bên cạnh đó, nếu trong gia đình có người mắc phải căn bệnh này, bạn cũng nên tầm soát ung thư sớm, phòng tránh rủi ro.

Để phát hiện sớm bệnh ung thư buồng trứng, các chuyên gia khuyến cáo chị em phụ nữ nên thực hiện tầm soát ung thư và kiểm tra định kỳ. Bởi, nếu phát hiện sớm, tỷ lệ điều trị thành công là khá cao, phòng tránh được các rủi ro, giúp kiểm soát tế bào ung thư.

Điều trị ung thư buồng trứng giai đoạn đầu

Sớm phát hiện căn bệnh này, phụ nữ càng có nhiều cơ hội điều trị và kéo dài tuổi thọ. Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra, xét nghiệm và đưa ra phác đồ điều trị riêng phù hợp cho từng bệnh nhân. Tùy theo các giai đoạn cụ thể cũng như tình trạng sức khỏe của người bệnh mà các phương án điều trị sẽ được lựa chọn sao cho hiệu quả cao nhất.

Phẫu thuật cắt khối u buồng trứng

Trường hợp phụ nữ bị ung thư buồng trứng giai đoạn đầu, phẫu thuật là phương án tối ưu nhất. Bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ khối u bằng cách cắt bỏ một phần hay toàn bộ buồng trứng, vòi dẫn, tử cung, mạc nối. Song song đó, người thực hiện cũng sẽ nạo vét hạch xung quanh để đảm bảo loại bỏ được hết các khối u. 

Nếu ung thư có dấu hiệu di căn, bác sĩ sẽ cắt bỏ gần như hoàn toàn khối u và vùng bị di căn. Nhờ đó loại bỏ được hết các tế bào sót lại trong cơ thể.

Tuy nhiên, phẫu thuật ung thư buồng trứng cũng gây tác dụng phụ cho bệnh nhân. Cụ thể là làm xuất hiện một số cơn đau trong thời gian ngắn, cơ thể trở nên mẫn cảm hơn. Lúc này, người bệnh sẽ được bác sĩ kê đơn thuốc giảm đau phù hợp. Bên cạnh đó, một số người còn gặp khó khăn khi đi tiểu tiện.

Làm thế nào để phát hiện sớm ung thư buồng trứng?
Phẫu thuật cắt bỏ khối u buồng trứng là biện pháp ưu tiên thực hiện

Phụ nữ trải qua phẫu thuật cắt bỏ một bên buồng trứng vẫn có khả năng sinh con. Mặc dù thế, họ vẫn cần sự theo dõi của bác sĩ chuyên khoa. Do đó, thai phụ nên lưu ý tái khám theo lịch hẹn để kiểm tra, kịp thời phát hiện nếu trường hợp khối u tái phát, nhằm đảm bảo sức khỏe cho mẹ và con. 

Trường hợp cắt toàn bộ buồng trứng, phụ nữ sẽ mất hoàn toàn khả năng mang thai. Bên cạnh đó, hormone giới tính cũng bị rối loạn, mãn kinh sớm. Người bệnh cần tham vấn cụ thể với bác sĩ chuyên khoa trước khi điều trị để tìm phương án tối ưu, tránh được nhiều rủi ro nhất.

Chữa ung thư buồng trứng bằng hóa trị, xạ trị

Nhằm loại bỏ các tế bào ung thư còn sót lại trong cơ thể người bệnh, phương pháp hóa trị hoặc xạ trị sẽ được tiến hành. Tùy theo tình hình thực tế của người bệnh mà bác sĩ sẽ tiến hành biện pháp sao cho phù hợp nhất. Cả hai phương pháp này đều có thể mang đến tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, người bệnh nên nhận sự tư vấn cụ thể hơn từ bác sĩ chuyên khoa trước khi thực hiện.

Nhận biết các dấu hiệu ung thư buồng trứng giai đoạn đầu sẽ giúp chị em phụ nữ tăng cơ hội điều trị, giảm thiểu nguy cơ. Do đó, nếu thấy cơ thể có những biểu hiện kể trên, chị em nên tiến hành đến bệnh viện để kiểm tra. Tìm hiểu nguyên nhân gây ra những triệu chứng và có hướng điều trị phù hợp, bảo vệ sức khỏe sinh sản và tính mạng. 

Có thể bạn quan tâm

Phẫu thuật ung thư buồng trứng khi nào? Chi phí, phương pháp

Phẫu thuật ung thư buồng trứng khi nào? Chi phí, phương pháp

Phẫu thuật ung thư buồng trứng có thể nói là phương pháp được ưu tiên thực hiện điều trị căn bệnh ác tính này. Người bệnh có thể bị cắt...
Ung thư buồng trứng ở trẻ em - Dấu hiệu cần cảnh giác!

Ung thư buồng trứng ở trẻ em – Dấu hiệu cần cảnh giác!

Ung thư buồng trứng ở trẻ em khá hiếm gặp. Theo nghiên cứu chỉ có khoảng 0,1% trường hợp mắc...

Bị ung thư buồng trứng có nên mang thai và sinh con?

Bị ung thư buồng trứng có nên mang thai và sinh con không là vấn đề được nhiều nữ giới...

Bệnh ung thư buồng trứng có lây hay di truyền không?

Bệnh ung thư buồng trứng có lây hay di truyền không?

Ung thư buồng trứng có lây không, có di truyền không là thắc mắc của nhiều chị em phụ nữ....

điều trị ung thư buồng trứng bằng đông y

Cách điều trị bệnh ung thư buồng trứng bằng đông y

Điều trị ung thư buồng trứng bằng đông y là giải pháp an toàn được nhiều người áp dụng. Đây...

Hóa trị ung thư buồng trứng khi nào? Điều cần biết

Hóa trị ung thư buồng trứng là phương pháp điều trị hàng đầu được chỉ định cho những bệnh nhân...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *