Đau răng khi nhai thức ăn do đâu và có gây nguy hiểm không?

5/5 - (1 bình chọn)

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau răng khi nhai thức ăn. Thông thường tình trạng này do các bệnh lý nha khoa gây nên. Chính vì vậy, nếu không áp dụng cách điều trị kịp thời có thể gây ra biến chứng cực kỳ nguy hiểm.

Đau răng khi nhai thức ăn do đâu?

Hiện tượng đau răng khi nhai thức ăn cứng hay đau răng khi nhai thịt có thể do răng bị yếu ở tuổi già hoặc do một số nguyên nhân bệnh lý gây ra. Cụ thể:

Do tuổi già

Đau răng khi nhai cũng thường xuất hiện ở người cao tuổi do cơ thể bị lão hóa. Quá trình lão hóa có thể gây ra những biến đổi ở răng như mòn mặt nhai, tuỷ răng bị xơ teo, giảm mật độ tế bào, ngà răng dần bị mất nước, răng giòn dễ mẻ, dễ bị gãy, tụt nướu, giảm tiết nước bọt, chức năng nhai giảm sút, dễ bị đau nhức,…

Sâu răng, viêm tủy

Sâu răng, viêm tủy là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra hiện tượng đau khi ăn uống. Tình trạng bệnh lý này thường diễn ra âm thầm, khi có dấu hiệu sưng đau bệnh có thể đã ở giai đoạn nặng, cần can thiệp nha khoa.

Nguyên nhân chính gây ra bệnh lý sâu răng, viêm tủy là do vệ sinh răng miệng kém, men răng yếu, ăn nhiều thực phẩm gây hại cho men răng như đường, axit,…

Chấn thương vào răng

Khi răng bị tác động mạnh như bị tai nạn khiến răng bị gãy, vỡ hoặc nứt,… sẽ khiến cho ngà răng cũng như tủy răng dễ bị lộ ra ngoài. Điều này khiến cho người bệnh cảm thấy đau nhức, ê buốt nhất là khi nhai thức ăn. Ngoài ra, khi ngà răng và tủy răng bị lộ ra ngoài còn dễ tích tụ vi khuẩn gây ra bệnh nha chu nguy hiểm.

Bệnh về nướu và các mô xung quanh răng

Nếu mắc các bệnh về nướu và các mô mềm xung quanh răng bạn chỉ cần tác động nhẹ cũng cảm thấy bị đau nhức, ê buốt. Dấu hiệu nhận biết các bệnh lý này là viêm nướu nhẹ, sưng đỏ. Lâu dần tại vị trí sưng đau sẽ xuất hiện ổ mủ và có thể chảy máu ra ngoài. Nếu không được điều trị kịp thời bệnh sẽ phát triển nặng và lây lan sang các vị trí xung quanh.

Đau răng khi nhai thức ăn có thể do mắc các bệnh lý về răng miệng
Đau răng khi nhai thức ăn có thể do mắc các bệnh lý về răng miệng

Do viêm khớp thái dương hàm

Viêm khớp thái dương hàm là bệnh rối loạn khớp hàm và các cơ mặt xung quanh khiến chức năng của khớp thái dương hàm bị suy giảm làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Nguyên nhân gây bệnh do bị nhiễm khuẩn, thoái hóa khớp, viêm thoái hóa khớp, trật khớp do mắc tai nạn, va đập mạnh hoặc hậu quả do khi nhổ răng số 7, 8,… Bên cạnh đó, bệnh lý này cũng khởi phát do một số thói quen như xấu như nghiến răng, ăn một bên, ngủ một bên,…

Bệnh viêm khớp thái dương hàm nếu không điều trị có thể gây ra biến chứng giãn khớp, trật khớp, dính khớp, thủng đĩa khớp,… Nguy hiểm hơn bệnh lý còn làm phá hủy đầu xương và xơ cứng khớp, khiến bệnh nhân không thể há miệng được.

Tẩy trắng răng quá mức

Răng bị ố vàng sẽ gây mất thẩm mỹ và làm bạn trở nên tự ti hơn khi giao tiếp. Do đó nhiều người lựa chọn tẩy răng để giúp răng trắng sáng hơn. Tuy nhiên tẩy răng quá nhiều lần hoặc thực hiện sai cách sẽ mất đi các lớp bảo vệ, răng trở nên yếu dần đi. Bên cạnh đó, men răng bị bào mòn dễ để lộ các ngà răng và tủy ra ngoài khiến bệnh nhân bị đau và ê buốt khi ăn các thức ăn lạnh, mặn,…

Đau răng khi nhai do phục hình, chỉnh nha sai kỹ thuật

Bất kể các phương pháp phục hình hay chỉnh nha nào thực hiện sai kỹ thuật cũng có thể gây ra tình trạng đau đớn cho bệnh nhân. Do đó, sau khi thực hiện các phương pháp này, nếu tình trạng đau nhức bất thường hoặc kéo dài hơn 2 ngày cần đến nha khoa thăm khám lại. Khi đó bác sĩ sẽ kiểm tra và giải quyết kịp thời một số biến chứng có thể xảy ra để ăn uống được tốt hơn cũng như đảm bảo chất lượng răng.

Đau răng hàm khi nhai thức ăn do mọc răng khôn

Một trong những nguyên nhân khiến răng đau dữ dội không thể bỏ qua là tình trạng mọc răng khôn. Thời điểm mọc răng thường từ độ tuổi 17 cho tới 25. Khi đó xương hàm đã ngừng phát triển do đó rất dễ mọc ngầm, mọc lệch. Hoặc có một số trường hợp gặp phải tình trạng lợi trùm răng khôn do răng không thể mọc lên và gây đau nhức khó chịu.

Dấu hiệu nhận biết tình trạng này là hàm sưng lên, đỏ và đau nhức, khó mở miệng và có thể kèm sốt cao. Nếu không xử lý tình trạng này kịp thời có thể gây ảnh hưởng đến các răng bên cạnh, gây viêm nhiễm, thậm chí gây ra u nang xương hàm.

Do mòn răng

Mòn răng tuy không phải là nguyên nhân cơ bản nhất gây nên cảm giác ê nhức, đau buốt răng nhưng cũng góp phần làm tổn thương đến cấu trúc của răng. Tình trạng này do sự tấn công của acid trong thức ăn và đồ uống khiến men răng mất dần đi. Ngoài ra, người bị bệnh dạ dày nếu acid dịch vị bị trào ngược cũng khến men răng nhanh chóng bị bào mòn.

Khi men răng mòn đi, ngà răng bị lộ ra ngoài và dễ bị kích thích bởi thức ăn nóng lạnh hoặc vi khuẩn tấn công gây ra đau nhức.

Cách điều trị tình trạng đau răng khi nhai thức ăn

Để giảm đau nhức răng khi nhai, người bệnh có thể điều trị theo một số cách sau:

Giảm đau răng khi nhai thức ăn bằng mẹo dân gian

Sử dụng các mẹo dân gian trị đau răng rất đơn giản, người bệnh có thể áp dụng ngay tại nhà. Tuy nhiên, cách này chỉ phù hợp với tình trạng đau nhẹ, các bệnh lý nha chu chưa phát triển mạnh và gây biến chứng nguy hiểm.

Một số cách giảm đau nhức răng tại nhà được dân gian sử dụng phổ biến bạn có thể tham khảo:

Dùng đá lạnh

Để giảm đau nhức răng, nhất là khi có dấu hiệu sưng đau bạn có thể sử dụng đá lạnh để giảm đau. Cách thực hiện: Lấy một cục đá nhỏ cọ xát vào khu vực xương hàm chữ V bên ngoài má từ 5 – 7 phút. Hơi lạnh sẽ tạm thời gây tê và làm giảm cảm cảm giác sưng đau nhanh chóng.

Chườm đá giúp giảm nhanh cơn đau nhức tại nhà
Chườm đá giúp giảm nhanh cơn đau nhức tại nhà

Lưu ý: 

  • Đá có thể gây ra bỏng lạnh trên da, do đó trong quá trình chườm bạn cần di chuyển nhẹ nhàng, tránh để đá quá lâu tại 1 vị trí.
  • Đá lạnh chỉ có tác dụng làm giảm cơn sưng đau tức thời, do đó nếu tình trạng bệnh nặng người bệnh cần thực hiện các cách điều trị khác.

Dùng nước muối ấm

Sử dụng nước muối ấm cũng là cách đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả để giảm sưng đau răng khi nhai, đau răng khi ăn đồ lạnh. Cách thực hiện:

  • Pha 1 chai nước muối với nước ấm ở nồng độ vừa phải.
  • Sau đó dùng để súc miệng nhiều lần trong ngày nhất là sau khi ngủ dậy, sau các bữa ăn và trước khi đi ngủ.

Muối có tính sát trùng, kháng viêm và khử khuẩn nên có thể loại sạch bỏ vi khuẩn gây bệnh và làm giảm triệu chứng các bệnh về răng miệng.

Sử dụng tỏi

Tỏi là nguyên liệu luôn có sẵn trong nhà bếp, vì vậy nếu giảm đau răng bằng cách này thì rất tiện dụng. Cách thực hiện: Lấy 1 củ tỏi, đem lột bỏ vỏ ngoài rồi nhai trực tiếp hoặc giã nát để chườm vào vị trí răng đau.

Trong tỏi có chứa các tinh chất giúp thúc đẩy hệ miễn dịch, ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm nặng. Đặc biệt thành phần allicin có trong nguyên liệu này còn giúp tiêu diệt vi khuẩn gây ra sâu răng.

Lưu ý: Tỏi có mùi đặc trưng, do đó bạn cần đánh răng hoặc ăn kẹo cao su không đường để làm giảm mùi hôi trong miệng. Ngoài ra, nếu bạn không chịu được mùi tỏi có thể áp dụng các mẹo giảm đau răng tại nhà khác.

Cách chữa đau răng khi nhai tại nha khoa

Trường hợp sử dụng mẹo dân gian không suy giảm hoặc nghi đau răng do bệnh lý nha khoa người bệnh cần đến bệnh viện để thăm khám và điều trị. Khi đó bác sĩ tiến hành các bước thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng để nắm được tình trạng sức khỏe răng miệng của bệnh nhân. Sau khi xác định được nguyên nhân gây đau, tùy vào từng trường hợp bác sĩ sẽ hướng dẫn điều trị như sau:

Trị đau răng do sâu răng

  • Trường hợp mới khởi phát: Bác sĩ sẽ tiến hành lấy cao răng, làm sạch vùng răng bị sâu rồi thực hiện trám bít các lỗ sâu trên răng.
  • Trường hợp sâu nặng đến ngà răng: Khi đó các bác sĩ sẽ tiến hành nạo vét sạch các ổ sâu, rồi thực hiện trám răng hoặc bọc răng sứ để tránh lây lan sang các răng bên cạnh.
  • Trường hợp răng sâu đến tủy: Bác sĩ thực hiện điều trị tủy, sau đó vệ sinh răng sạch sẽ và tiến hành hàn lại để tránh ổ sâu phát triển lại.
  • Trường hợp răng sâu có dấu hiệu mất răng: Đây là tình trạng bệnh nặng nhất, biện pháp điều trị dứt điểm tốt nhất là nhổ bỏ và trồng răng mới. Vì không nhổ bỏ, tình trạng sâu sẽ lây lan sang các răng bên cạnh và có thể khởi phát một số bệnh nha chu khác.

Xem thêm: Đau răng sưng má nên áp dụng cách nào để trị dứt điểm?

Nếu đau răng do sâu răng người bệnh cần đến nha khoa thăm khám và điều trị kịp thời
Nếu đau răng do sâu răng người bệnh cần đến nha khoa thăm khám và điều trị kịp thời

 Trị đau răng do bệnh liên quan đến nha chu

Trường hợp đau răng do bệnh lý liên quan đến nha chu, bác sĩ sẽ phải sử dụng thủ thuật dẫn lưu để loại bỏ mủ ra bên ngoài. Sau đó, bác sĩ sẽ thực hiện sát trùng, xử lý vết thương tại khu vực bị áp xe để loại bỏ triệt để mầm bệnh tránh cho chúng lây sang vị trí xung quanh.

Nếu trường hợp bệnh nặng, đã có dấu hiệu biến chứng bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng một số thuốc kháng sinh để điều trị. Tuy nhiên, các loại thuốc này có tác dụng phụ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người dùng. Do đó, trong trường hợp chưa cần thiết dùng thuốc bác sĩ có thể chỉ định một số biện pháp điều trị khác.

Trị đau răng do bị nứt răng, gãy răng

Nếu đau răng do răng bị nứt, gãy bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định bọc mão răng mới. Đây là phương pháp giúp thay thế cấu trúc răng đã bị mất, đồng thời bảo vệ răng tránh khỏi các tổn thương.

Trong một số trường hợp tình trạng nứt gãy nặng, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân nhổ bỏ răng cũ và phục hình răng bằng cách trồng răng sứ, cấy Implant hoặc dùng hàm tháo lắp. Các phương pháp này không chỉ khôi phục bề ngoài còn giúp răng chắc khỏe hơn và đảm bảo chức năng ăn nhai ở mức cao.

Khắc phục tình trạng đau răng sau khi phục hình

Cố một số trường hợp bệnh nhân sau khi trồng răng hoặc niềng răng thẩm mỹ gặp phải tình trạng đau nhức, tê buốt chân răng. Để khắc phục tình trạng này bác sĩ sẽ kiểm tra lại toàn bộ khoang miệng và tiến hành điều trị biến chứng có thể xảy ra.

Trong một số trường hợp nếu bệnh nhân đau quá mức chịu đựng sẽ được chỉ định sử dụng thêm một số thuốc giảm đau ít tác dụng phụ như: aspirin, meloxicam, diclofenac, ibuprofen, paracetamol,… Các loại thuốc giảm đau này thuộc vào nhóm thuốc Tây y an toàn nhất, tuy nhiên vẫn có thể gây ra tác dụng phụ nhất định. Vì vậy, bệnh nhân chỉ nên sử dụng thuốc theo đúng liều lượng và thời gian bác sĩ chỉ định.

Khi bị đau răng người bệnh có thể uống thuốc theo chỉ định để giảm nhanh triệu chứng bệnh
Khi bị đau răng người bệnh có thể uống thuốc theo chỉ định để giảm nhanh triệu chứng bệnh

Để ngăn ngừa tình trạng đau nhức răng sau chỉnh nha tốt nhất bạn nên lựa chọn nha khoa uy tín, có đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm và thiết bị máy móc hiện đại để thực hiện. Có như vậy mới đảm bảo ca chỉnh nha thành công, không gây biến chứng cho sức khỏe răng miệng và tiết kiệm chi phí.

Biện pháp phòng ngừa đau răng hiệu quả

Cách phòng ngừa tình trạng đau, ê răng khi nhai thức ăn bạn cần ghi nhớ:

  • Để bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt nhất, mỗi ngày bạn cần phải đánh răng 2 lần với kem đánh răng có chứa fluoride. Sau đó kết hợp dùng thêm chỉ nha khoa, nước súc miệng để loại sạch mảng bám và ngăn không cho vi khuẩn có cơ hội tấn công gây bệnh.
  • Cần từ bỏ các thói quen xấu làm ảnh hưởng tới răng miệng như sử dụng rượu bia, cà phê, đồ ngọt, tinh bột, ăn vặt, dùng tăm xỉa răng,…
  • Nên bổ sung đủ chất dinh dưỡng, nhất là các thực phẩm chứa canxi, vitamin, khoáng chất tốt cho răng trong bữa ăn hàng ngày.
  • Một trong những cách ngăn ngừa đau nhức răng khi nhai tốt nhất là nên đến nha khoa kiểm tra sức khỏe răng miệng và lấy cao răng thường xuyên. Có như vậy mới giúp bệnh nhân phát hiện sớm và điều trị dứt điểm bệnh lý về răng miệng trước khi chúng diễn tiến nặng hơn gây ra biến chứng nguy hiểm.

Đau răng khi nhai thức ăn có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nha khoa nguy hiểm. Chính vì vậy, bạn không nên chủ quan mà cần có giải pháp khắc phục kịp thời.

Gợi ý xem thêm:

BẢNG GIÁ DỊCH VỤ NHA KHOA

Đau nhức răng về đêm cảnh báo nhiều bệnh lý về răng miệng

Đau nhức răng về đêm dấu hiệu cảnh báo bệnh gì và cách chữa chi tiết

Dạo gần đây bạn xuất hiện dấu hiệu đau nhức răng về đêm, điều này gây ra những khó chịu ảnh hưởng trực tiếp tới công việc, sinh hoạt. Vậy...
sâu răng

Sâu răng là gì? Cách nhận diện và điều trị hiệu quả bệnh sâu răng

Sâu răng là tình trạng răng xuất hiện những vết đen, khiến suy giảm diện tích phần thân của các...

Sâu răng trẻ em là hiện tượng vi khuẩn tấn công khiến cho men răng bị tác động

Sâu răng trẻ em: Tất cả những gì cha mẹ cần cần phải biết

Sâu răng là một trong những bệnh lý răng miệng phổ biến ở trẻ nhỏ. Bệnh xảy ra vào giai...

Bọc Răng Sứ Trả Góp, Không Đau, Ít Mài Tại ViDental Clinic

Bọc răng sứ chất lượng cao với chính sách trả góp sẽ giúp khách hàng giảm bớt nỗi lo về...

Sâu chân răng cửa khiến việc xé và cắn thức ăn bị cản trở

Sâu răng cửa: Nguyên nhân, triệu chứng và các phương pháp điều trị hiệu quả

Sâu răng là bệnh lý về răng miệng phổ biến và làm cấu trúc răng bị phá huỷ. Trong đó,...

Niềng răng trainer cho người lớn là gì? Chi phí và những điều lưu ý

Niềng răng trainer cho người lớn là gì? Có mang lại hiệu quả không?

Niềng răng trainer cho người lớn đang là phương pháp thẩm mỹ nha khoa được sử dụng phổ biến trong...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.