Viêm Khớp Thái Dương Hàm: Biểu Hiện và Cách Chữa Trị
Viêm khớp thái dương hàm cần được phát hiện và điều chỉnh sớm. Bởi, nhiều khả năng bệnh tiến triển nặng có thể gây ra nhiều biến chứng, đặc biệt làm ảnh hưởng đến chức năng nhai, giao tiếp,… dẫn đến suy giảm chất lượng cuộc sống.
Viêm khớp thái dương hàm là gì?
Viêm khớp thái dương gần đây xuất hiện ngày càng nhiều, đối tượng mắc phải đa dạng. Theo các chuyên gia, khớp thái dương hàm là khớp động trong hộp sọ, vị trí nằm gần tai, nối với hệ thống dây chằng. Chức năng chính của khớp giúp điều chỉnh đóng mở hàm, điều khiển hoạt động nhai thức ăn, cử động hàm khi nói chuyện.
Khớp thái dương hàm được bao bọc bởi lớp sụn, khớp được phân cách nhau bởi đĩa đệm giúp cho quá trình cử động ổn định và trơn tru. Tình trạng viêm khớp xảy ra khiến khu vực này bùng phát một vài triệu chứng khó chịu. Đặc biệt, cơn đau thắt theo chu kỳ do viêm khớp thái dương hàm gây ra gây cản trợ việc ăn uống, nói chuyện.
Người ta còn hay gọi chứng bệnh này là đau quai hàm, xảy ra ngày càng phổ biến. Viêm khớp thái dương hàm xuất hiện đồng nghĩa với việc cơ xương hàm đã có sự suy giảm về chức năng. Điều này làm phát sinh các cơn đau nhức có chu kỳ. Lâu dần nếu không được điều trị kiểm soát, bệnh có khả năng phát sinh các biến chứng nguy hại.
→Xem thêm: Viêm Khớp Thái Dương Hàm: Biểu Hiện và Cách Chữa Trị
Nguyên nhân viêm khớp thái dương hàm
Vậy nguyên nhân do đâu gây viêm khớp thái dương hàm? Có rất nhiều yếu tố liên quan gây ra bệnh lý này. Dưới đây là một số nguyên nhân chính:
- Thói quen sinh hoạt không đảm bảo như tình trạng nghiến răng khi ngủ, siết hàm, ăn các món quá cứng, hay cắn móng tay,… Khớp thái dương hàm chịu áp lực trong thời gian dài dẫn đến xuất hiện các cơn đau nhức khó chịu, thậm chí còn có nguy cơ lệch khớp nhai, mắc phải nhiều bệnh lý khác.
- Viêm khớp thái dương hàm có thể xảy ra do ảnh hưởng bởi các tác nhân vật lý từ bên ngoài như cho chấn thương té ngã, tai nạn giao thông, chơi thể thao, tai nạn khi lao động, sản xuất,… Khớp hàm bị đau nhức khó chịu, ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày.
- Bệnh xương khớp là một trong những nguyên nhân gây viêm khớp thái dương hàm thường gặp. Một số bệnh lý có liên quan như viêm khớp dạng thấp, bệnh thoái hóa khớp, viêm khớp nhiễm khuẩn,… Trong đó, người ta thống kê có đến 50% người bệnh viêm khớp thái dương hàm là do bệnh viêm khớp dạng thấp gây ra.
- Một số trường hợp khi thực hiện các thủ thuật nha khoa không đảm bảo bị viêm khớp thái dương hàm. Trong đó có thể kể đến các phương pháp như nhổ răng, chỉnh hình, niềng răng,… Nhất là khi người bệnh thực hiện tại các cơ sở y tế không đảm bảo.
- Ngoài các yếu tố kể trên, bệnh còn xảy ra do ảnh hưởng từ các nguyên nhân khác như do răng mọc lệch, do di truyền, stress, áp lực tâm lý trong thời gian dài,…
Việc xác định nguyên nhân gây bệnh là thật sự cần thiết để bạn điều trị chứng bệnh này càng sớm càng tốt. Do đó, khi thấy khớp hàm có triệu chứng bất thường, bạn nên đến bệnh viên thăm khám. Khai báo với bác sĩ thói quen sinh hoạt, chấn thương gặp phải,… để được chẩn đoán và khắc phục viêm khớp thái dương hàm.
Dấu hiệu nhận biết viêm khớp thái dương hàm
Bệnh viêm khớp thái dương hàm có thể xảy ra ở một bên hay cùng một lúc cả hai bên mặt. Người bệnh sẽ không nhận thấy quá nhiều triệu chứng khi bệnh khởi phát. Cơn đau thường nhẹ, âm ỉ trong giai đoạn đầu, dễ gây nhầm lẫn. Tuy nhiên sau một thời gian, triệu chứng sẽ càng rõ ràng hơn.
Nhận biết dấu hiệu bất thường và khám chữa sớm. Một số triệu chứng điển hình như sau:
- Cơn đau nhức xuất hiện ở hàm khiến người bệnh khó khăn khi nhai thức ăn, khi nói chuyện. Cảm giác này có thể xảy ra ở một bên hoặc cả hai bên khớp thái dương hàm.
- Vùng hạch ở cổ xuất hiện, ngoài ra còn sưng to dẫn đến cơn đau ngày càng dữ dội hơn.
- Tần suất đau nhức ngày càng dày đặc khiến cho hoạt động khớp hàm khó khăn hơn. Một số đối tượng viêm nặng không thể cử động được hàm như bình thường.
- Khi đóng mở khớp hàm có tiếng lạo xạo, lục cục bất thường.
- Cơ nhai bị phì đại do ảnh hưởng bởi hạch tại cổ, một bên mặt hoặc cả hai bên mặt sưng to, biến dạng do hàm sưng.
- Ngoài các biểu hiện tại chỗ, người bệnh còn gặp phải nhiều triệu chứng khác có thể kể đến như tình trạng hoa mắt, đau đầu, ù tai, nóng sốt,…
Thăm khám khi nhận thấy các biểu hiện bất thường xảy ra và kéo dài không cải thiện. Thông qua chẩn đoán, bác sĩ sẽ xác định mức độ viêm khớp thái dương hàm sau đó chỉ định phương án điều trị cho bệnh nhân. Khắc phục càng sớm giúp bạn phòng tránh nhiều rủi ro không mong muốn.
Viêm khớp thái dương hàm nguy hiểm không?
Như đã đề cập, viêm khớp thái dương hàm không đe dọa trực tiếp tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên nếu không được kiểm soát tốt, cơn đau nhức và các triệu chứng bất thường của bệnh có thể gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe và đời sống của bệnh nhân.
Dưới đây là các rủi ro mà bạn có thể gặp phải nếu viêm khớp thái dương hàm kéo dài không được kiểm soát:
- Đau đớn khớp hàm lan rộng ra các vùng xung quanh khiến người bệnh gặp khó khăn khi ăn uống, nói chuyện, ảnh hưởng đến giấc ngủ,… Lâu dần làm cơ thể trở nên suy nhược, suy giảm chất lượng đời sống, công việc.
- Việc ăn uống gặp khó khăn khiến cơ thể không được cung cấp đủ dinh dưỡng, suy giảm đề kháng và hệ miễn dịch kéo theo nhiều vấn đề khác. Người bệnh có khả năng đối mặt với nhiều bệnh lý liên quan khác.
- Một số biến chứng có thể xảy ra với các vùng lân cận như suy giảm thính giác, trật khớp, liệt mặt, biến dạng mặt, kẹt xương hàm vĩnh viễn không thể khắc phục,…
→Xem thêm: Viêm khớp thái dương hàm nổi hạch và Thông tin cần biết
Chẩn đoán viêm khớp thái dương hàm
Khi nhận thấy biểu hiện bất thường xảy ra thường xuyên, kéo dài, bạn nên chủ động đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ sớm. Tại bệnh viện, tùy vào triệu chứng và tình hình sức khỏe thực tế của bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định thủ thuật chẩn đoán tương ứng.
Bác sĩ thăm hỏi triệu chứng, thói quen sinh hoạt, bệnh lý mà người bệnh đang gặp phải, các thuốc đang dùng,… Sau đó, tiến hành kiểm tra vùng quanh hàm, xem xét mức độ sưng viêm và các vấn đề liên quan. Một số kỹ thuật chẩn đoán sẽ được chỉ định thực hiện, chẳng hạn như chụp X quang, CT, MRI, nội soi,…
Sau khi có kết quả cuối cùng, bác sĩ sẽ kết luận dạng bệnh lý mà người bệnh gặp phải, xác định mức độ và chỉ định phác đồ điều trị tương ứng. Người bệnh nên tuân thủ theo hướng dẫn để quá trình chẩn đoán đạt độ chính xác cao nhất, đồng thời điều trị theo phác đồ để kiểm soát bệnh, phòng tránh biến chứng ảnh hưởng sức khỏe.
Điều trị viêm khớp thái dương hàm
Điều trị viêm khớp thái dương hàm sớm giúp bạn tránh trường hợp gặp các biến chứng gây hại đời sống và sức khỏe. Dựa vào kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên tốt nhất dành cho bạn. Theo đó, hiện nay đối với căn bệnh này thông thường người bệnh được chỉ định dùng thuốc, thủ thuật y khoa điều trị.
Điều trị bằng phương pháp Tây y
Sử dụng thuốc hoặc can thiệp ngoại khoa khi cần thiết theo chỉ định của bác sĩ. Mục đích chính khi dùng thuốc là giúp giản cơ, kháng viêm, đặc biệt là xoa dịu cơn đau cho người bệnh. Chỉ dùng theo phác đồ, bệnh nhân không nên tự ý dùng thuốc bừa bãi để tránh gặp tác dụng phụ ảnh hưởng sức khỏe. Một số thuốc thường dùng như:
- Thuốc kháng sinh
- Thuốc chống viêm
- Thuốc giảm đau
Các biện pháp được áp dụng có thể kể đến như nhổ răng, chỉnh nha, rửa khớp, trồng răng giả,… Mục đích là điều chỉnh lại khớp cắn cân đối, tránh tình trạng viêm khớp, đau nhức ảnh hưởng đến chức năng nhai. Nếu tình trạng viêm không thuyên giảm, phẫu thuật là phương án sau cùng được áp dụng.
Chữa trị bằng thuốc Đông y
Không chỉ cải thiện tình trạng viêm khớp đau nhức, bài thuốc Đông y còn bồi bổ dưỡng chất giúp sức khỏe cải thiện, ngăn chặn cũng như hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý khác. Tham khảo các thang thuốc được dùng như:
- Thang thuốc 1: 16g hoàng kì kết hợp với 12g mỗi vị đại táo, đương quy, khương hoàng, khương hoạt và xích thược, cam thảo, sinh thương hai vị mỗi loại 6g, cùng với 8g mỗi vị quế chi, trần bì, phòng phong. Đun sắc nước uống mỗi ngày, uống 2 lần sáng tối. Dùng kiên trì khoảng 1 tháng triệu chứng bệnh thuyên giảm đáng kể.
- Thang thuốc 2: 10g mỗi vị gồm rau diếp cá, sài đất, kim ngân hoa, 16g các loại gồm hy thiêm, hạt ý dĩ, 12g mỗi loại cỏ xước, nga truật, tỳ hải,… Dùng theo thang thuốc thầy thuốc bốc, mỗi ngày uống 3 lần. Sắc nấu 2 – 3 lít nước đến khi cạn còn 3 chén.
Phương pháp hỗ trợ tại nhà
Hỗ trợ điều trị viêm khớp thái dương hàm nhẹ tại nhà bằng các phương pháp đơn giản. Tuy nhiên bạn cần lưu ý, hướng điều trị này chỉ có tác dụng cải thiện triệu chứng tạm thời.
Dưới đây là một vài phương pháp giúp giảm triệu chứng bệnh tại nhà, bạn đọc có thể tham khảo:
- Sử dụng thảo dược: Bạn có thể sử dụng lá lốt, ngải cứu, gừng,… đun nấu nước uống giúp làm ấm, giảm đau nhức hàm tại nhà.
- Chườm lạnh, chườm nóng: Chườm lạnh giai đoạn mới chấn thương, hàm sưng viêm, chườm nóng sau 1 – 2 ngày giúp làm tan máu bầm, giảm đau tại chỗ.
- Tập vận động hàm: Mở miệng, khép miệng, thư giãn quai hàm, nắn cằm,… là các bài tập hỗ trợ giúp cơ hàm vận động, giảm triệu chứng đau nhức khó chịu.
Các biện pháp hỗ trợ tại nhà giúp tăng độ linh hoạt cho khớp hàm, giảm triệu chứng đau nhức tạm thời. Để đảm bảo an toàn, bạn đọc nên thăm khám, theo dõi y tế để kịp thời điều chỉnh khi cần thiết, tránh các rủi ro không mong muốn.
Chăm sóc và phòng tránh viêm khớp thái dương hàm
Viêm khớp thái dương hàm là một trong những vấn đề ngày càng phổ biến hiện nay. Nguyên nhân gây viêm do ảnh hưởng từ nhiều yếu tố. Nhận biết sớm và điều trị giúp người bệnh phòng tránh được nhiều biến chứng. Bên cạnh đó, chuyên gia khuyến khích bạn nên chủ động phòng tránh bệnh lý này. Một số lưu ý như:
- Không nên nhai, cắn những vật quá cứng, quá dai thường xuyên
- Lựa chọn thực phẩm dinh dưỡng, phù hợp với cơ thể
- Hạn chế ăn nhiều đồ ngọt, đồ ăn quá béo, đồ ăn chế biến sẵn
- Hạn chế sử dụng đồ uống chứa cồn, đồ cay nóng nhiều dầu mỡ,…
- Massage hàm, cơ mặt thường xuyên bằng đầu ngón tay giúp kích thích máu huyết lưu thông, giảm nguy cơ sưng viêm xương hàm.
- Điều chỉnh thói quen sinh hoạt, không nên nghiến, cắn siết răng thường xuyên.
- Nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế stress, căng thẳng ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.
- Thăm khám định kỳ, kiểm tra các vấn đề bất thường để sớm phát hiện và điều trị bệnh
Hy vọng bạn đọc đã có thêm các thông tin cần thiết về chứng viêm khớp thái dương hàm qua bài đọc bên trên. Nếu nhận thấy cơ thể có biểu hiện bất thường, bạn nên chủ động thăm khám sớm, tuân thủ theo phác đồ điều trị để kiểm soát bệnh, bảo vệ sức khỏe tổng thể.
Có thể bạn quan tâm
- Viêm khớp thái dương hàm nên ăn gì, kiêng gì để cải thiện?
- Chi Phí Điều Trị Viêm Khớp Thái Dương Hàm [Bảng Giá Mới]
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!