Bé 2 tuổi bị sâu răng phải làm sao và 5 cách khắc phục hiệu quả nhất
Từ 2 đến 4 tuổi là độ tuổi trẻ dễ mắc phải các bệnh lý về răng miệng, trong đó sâu răng chiếm tỉ lệ rất lớn. Vậy bé 2 tuổi bị sâu răng phải làm sao, nên áp dụng cách nào để khắc phục và phòng ngừa như thế nào mới hiệu quả? Các bậc phụ huynh hãy cùng tham khảo ngay chia sẻ dưới đây!
Đi tìm nguyên nhân khiến bé 2 tuổi bị sâu răng
Sâu răng là bệnh lý không chỉ gặp phải ở người trưởng thành, ngay cả trẻ nhỏ cũng đều có thể mắc phải. Theo số liệu thống kê cho thấy, ở nước ta tỷ lệ trẻ em bị sâu răng đang chiếm khoảng 79%. Nguyên nhân khiến bé 2 tuổi bị sâu răng thường do các yếu tố sau đây:
- Chăm sóc, vệ sinh răng miệng không hiệu quả: Ở độ tuổi này, trẻ nhỏ nếu không được cha mẹ chăm sóc và hướng dẫn kỹ lưỡng việc vệ sinh răng miệng dễ có nguy cơ bị sâu răng.
- Chế độ dinh dưỡng không hợp lý: Trẻ em rất thích đồ ngọt, bánh kẹo, quà vặt, nước có gas… Nếu sử dụng thường xuyên sẽ khiến nguy cơ sâu răng tăng cao.
- Di truyền: Theo các nghiên cứu đã cho thấy, sâu răng là bệnh lý răng miệng có tính di truyền cao nên trong trường hợp bố mẹ bị men răng kém, sâu răng thì con sinh ra có nguy cơ mắc bệnh về răng miệng cũng sẽ cao hơn.
- Sinh non: Yếu tố sinh non cũng sẽ khiến cho trẻ gặp phải khiếm khuyết về men răng. Đây là hiện tượng răng dễ bị sứt mẻ, men răng kém khoáng và tăng nguy cơ sâu răng ở trẻ 2 tuổi lên cao hơn.
- Không đảm bảo lượng Fluor tiêu thụ: Nguồn nước tại khu vực đang sinh sống khiến cho lượng Fluor không đủ khiến cho bé tiếp xúc với thành phần này không đảm bảo theo đúng yêu cầu.
Sâu răng ở trẻ 2 tuổi gây ra tác hại gì?
Nếu không có phương án điều trị cho trẻ 2 tuổi bị sâu răng kịp thời, có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng sau đây:
- Mất răng sớm: Sâu răng có thể biến chứng sang viêm tủy răng, áp xe răng, hỏng răng, hoại tử răng khiến bạn phải nhổ bỏ răng.
- Suy giảm trí não: Răng miệng thường liên kết với bộ não chặt chẽ. Do đó khi sâu răng xảy ra sẽ thấy động mạch não bị ảnh hưởng khiến cho các hoạt động của vùng não bị rối loạn. Trường hợp trẻ bị sâu răng quá sớm <7 tuổi khiến cho sự phát triển IQ và trí nhớ của trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều.
- Đau đớn và khó chịu: Răng sữa bị sâu sẽ khiến bé cảm thấy khó chịu, đau đớn làm ảnh hưởng tới sinh hoạt thường ngày của bé.
- Ảnh hưởng tới hệ tiêu hoá: Khi răng bị sâu sẽ khiến việc thưởng thức bữa ăn không trọn vẹn, quá trình nghiền và nhai thức ăn bị bỏ qua. Khi thức ăn di chuyển xuống dạ dày sẽ rất khó để tiêu hoá.
- Ảnh hưởng tới phát triển chiều cao: Nếu răng sữa phát triển gặp trở ngại như mất răng, sâu răng sẽ khiến cho trẻ gặp khó khăn khi sinh hoạt, ăn uống, nghỉ ngơi nên bé sẽ bị suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến chiều cao.
Hướng dẫn cách chữa sâu răng cho bé 2 tuổi
Khi thấy bé 2 tuổi sâu răng cửa, các bậc phụ huynh có thể áp dụng những cách điều trị sau đây:
Cách chữa đau răng tại nhà đơn giản
Nếu chưa thể đưa bé tới bệnh viện kiểm tra, các bậc phụ huynh có thể sử dụng các nguyên liệu sau đây để chữa đau răng cho bé 2 tuổi:
Chườm đá
- Hãy cho vài viên đá bọc vào trong một chiếc khăn rồi chườm trực tiếp lên vị trí bên ngoài má bị sưng đau.
- Cách này có tác dụng tốt trong giảm cảm giác ê buốt, đau nhức nhanh chóng cho bé.
Túi trà lọc
- Trong trà lọc thường có chứa hợp chất tannins có công dụng trong việc giảm đau và giảm sưng nhanh chóng.
- Khi bé có triệu chứng đau răng, hãy sử dụng 1 túi trà lọc thấm nước nhẹ nhàng rồi đặt lên vị trí răng đau để trẻ ngậm sẽ giúp giảm cảm giác khó chịu.
Khoai tây
- Đem khoai tây đi gọt sạch phần vỏ, sau đó thái thành từng lát bỏ cho lên bề mặt răng đau cũng có tác dụng giúp bé giảm đau nhức.
- Ngoài ra, hãy nghiền nát khoai tây bằng máy xay, cho thêm chút muốn để tạo ra hỗn hợp giúp giảm đau do sâu răng hiệu quả.
Bạc hà
- Trong bạc hà thường có chứa nhiều hợp chất có tác dụng khám viêm, giảm đau nhanh chóng.
- Ngoài ra, các nghiên cứu cũng cho thấy thảo dược này còn có tác dụng làm răng bị tê cứng. Đây cũng là lý do vì sao sử dụng lá bạc hà đun thành trà súc miệng có thể giúp bé nhanh chóng thấy dễ chịu, thoải mái.
Muối
- Hãy sử dụng 1 chút muối trắng pha với 1 cốc nước ấm, sử dụng nước này cho bé súc miệng nhiều lần.
- Trong muối có chứa các thành phần giúp chống viêm, sát khuẩn nên súc miệng với nước muối sẽ loại bỏ vi khuẩn, giảm đau nhanh.
Tỏi và gừng
- Cả 2 nguyên liệu này đều có những tinh chất giúp giảm đau, chống viêm, làm giảm sự khó chịu do đau răng.
- Do đó, với trẻ đang bị đau răng bạn có thể sử dụng cách này bằng việc giã nát gừng và tỏi rồi đắp vào vị trí răng sâu.
Chữa sâu răng ở trẻ 2 tuổi bằng các phương pháp y khoa hiện đại
Để giúp trẻ giảm bớt khó chịu, đau nhức tuỳ vào từng trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện một số biện pháp sau đây:
Sử dụng thuốc
Với trẻ 2 tuổi, việc sử dụng thuốc trị sâu răng là giải pháp được nhiều bác sĩ lựa chọn. Nếu bé bị vết sâu ở giai đoạn sơ khai, bác sĩ sẽ sử dụng gel Fluoride hay các thuốc sinh học để điều trị chỗ sâu hiệu quả nhất.
Trám răng
Vết sâu ở giai đoạn nhẹ, viêm nhiễm chưa nhiều, trám răng sẽ là phương pháp tối ưu. Khi đó, các bác sĩ sẽ cần phải loại bỏ vi khuẩn gây hại bằng việc làm sạch những vết sâu kỹ lưỡng rồi sử dụng vật liệu chuyên dụng để tái tạo lại hệ mô răng và cấu trúc răng thật.
Xem thêm: Sâu răng trẻ em nên biết để phòng tránh
Điều trị tuỷ
Nếu vết sâu đã bị lan nhiều tới tủy răng dẫn tới tuỷ viêm nhiễm thì việc điều trị tuỷ sẽ là giải pháp cần thiết lúc này. Nha sĩ sẽ làm sạch hoàn toàn vi khuẩn tại mô tủy, ống tủy bị viêm nhiễm rồi trám kín lại để ngăn không cho vi khuẩn có cơ hội xâm nhập vào tuỷ răng lần nữa.
Sử dụng phương pháp tái khoáng
Khi thấy bé có dấu hiệu mới chớm sâu răng, thay vì việc áp dụng các phương pháp nha khoa. Các bác sĩ có thể chỉ định tái khoáng để giúp răng miệng bé chắc khỏe bằng sự hỗ trợ của các chất dinh dưỡng cần thiết. Trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày các mẹ cần bổ sung cho bé các chất thiết yếu như canxi, vitamin D3, vitamin K2, Collagen, Magie…
Hướng dẫn cách phòng ngừa bé 2 tuổi bị sâu răng cửa
Đối với trẻ nhỏ, việc đề phòng sâu răng hoàn toàn không quá khó. Các bậc phụ huynh cần chú ý các yêu cầu sau đây:
- Chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng: Mỗi ngày bạn cần đảm bảo vệ sinh răng miệng cho bé đều đặt 2 lần, bắt đầu từ khi bé mọc chiếc răng sữa đầu tiên. Đặc biệt chú ý thời điểm vệ sinh răng vào buổi tối trước khi đi ngủ.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý: Hãy kiểm soát các thực phẩm có nhiều đường trong thực đơn bằng việc giảm lượng bánh kẹo, thực phẩm nhiều đường nạp vào mỗi ngày. Không được để cho bé vừa bú bình vừa ngủ hoặc không làm sạch răng trước khi ngủ vì sẽ giúp răng tránh bị tiếp xúc với nước. Cho bé dùng ly để uống nước, sữa tươi thay vì dùng bình và không sử dụng chung dụng cụ ăn uống.
- Cho bé khám răng theo định kỳ: Khoảng 3-6 tháng/ lần cần cho bé đi khám răng. Với những bé mắc phải bệnh mủn răng, sâu răng, răng sữa lung lay phụ huynh cần phải lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín để bác sĩ có chuyên môn thăm khám và có phương án can thiệp kịp thời.
Bé 2 tuổi bị sâu răng là triệu chứng khá phổ biến hiện nay. Nếu không có phương án điều trị và can thiệp kịp thời có thể gây ra nhiều phiền toái ảnh hưởng trực tiếp tới thẩm mỹ và sức khỏe. Các bậc phụ huynh cũng cần có kế hoạch xây dựng chế độ chăm sóc, bảo vệ răng miệng cho trẻ ngay từ sớm để tránh được sâu răng và nhiều bệnh răng miệng khác.
Dành cho bạn:
- Sâu răng cửa: Nguyên nhân, triệu chứng và cách trị hiệu quả
- Các mức độ sâu răng và cách điều trị phù hợp
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!