Niềng răng có hôn được không và những thông tin bạn nên biết

5/5 - (2 bình chọn)

Niềng răng có hôn được không là thắc mắc của không ít người đồng thời là vấn đề tế nhị mà không phải ai cũng dám hỏi bác sĩ nha khoa. Bài viết sau đây tổng hợp một số thông tin cơ bản liên quan đến chủ đề này. Hy vọng có thể phần nào giải đáp được những thắc mắc của bạn đọc và đem lại thật nhiều kiến thức hữu dụng.

Niềng răng có hôn được không là vấn đề được nhiều người quan tâm
Niềng răng có hôn được không là vấn đề được nhiều người quan tâm

Giải đáp thắc mắc niềng răng có hôn được không?

Niềng răng là một biện pháp chỉnh nha đang ngày càng trở nên phổ biến trong những năm trở lại đây. Công dụng chính của niềng răng là giúp giải quyết triệt để những vấn đề gây mất thẩm mỹ ở hàm răng như răng thưa, mọc lệch, vẩu, răng hô,… đem đến cho mọi người nụ cường tươi sáng, khỏe mạnh.

Có rất nhiều chủ đề xoay quanh phương pháp niềng răng được mọi người quan tâm, nổi bật trong số đó có thể kể đến là “Niềng răng có hôn được không?”. Đây là câu hỏi khá tế nhị và riêng tư nên nhiều người có tâm lý e ngại không thể hỏi trực tiếp nha sĩ điều trị.

Theo tìm hiểu của bài viết, người niềng răng hoàn toàn có thể hôn môi hoặc có tiếp xúc thân mật với đối phương như bình thường. Tâm lý của người niềng răng đa phần đều cho rằng khay niềng hoặc mắc cài có thể bị xô lệch, tuột ra khi hôn nhau. Tuy nhiên, trên thực tế thì điều này khó có thể xảy ra do kỹ thuật niềng cài hiện nay rất chắc chắn và đảm bảo.

Bên cạnh đó, niềng răng trong suốt được cho là có nhiều ưu điểm cải tiến hơn so với loại truyền thống, giúp người chỉnh nha không còn lo ngại trong các giao tiếp hàng ngày, thậm chí là hôn môi. Nguyên nhân là vì nó có bề mặt nhẵn, không cộm, không dễ tuột hoặc gây vướng mắc trong khi trong khi hôn.

Xem thêm: 

Niềng răng trong suốt giúp mọi người thoải mái trong các tiếp xúc thân mật như hôn môi
Niềng răng trong suốt giúp mọi người thoải mái trong các tiếp xúc thân mật như hôn môi

Người niềng răng khi hôn cần chú ý gì?

Ngoài việc đi tìm lời giải cho vấn đề “Niềng răng có hôn được không?”, có không ít người còn quan tâm đến những mẹo vặt giúp nụ hôn được thăng hoa và không gặp cản trở. Theo các chuyên gia, người niềng răng khi hôn nên chú ý một số vấn đề sau đây:

  • Không nên hôn ngay sau khi chỉnh nha: Khi vừa đeo niềng, mọi người sẽ có cảm giác đau nhức, nhói buốt ở hàm răng. Đây là thời điểm răng rất nhạy cảm nên mọi người cần hạn chế tiếp xúc thân mật. Lời khuyên tốt nhất là nên đợi khoảng 10 ngày khi mà mọi người đã kiểm soát được vấn đề liên quan như vệ sinh răng miệng, ăn uống sinh hoạt hàng ngày.
  • Giữ gìn vệ sinh răng miệng: Những người chỉnh nha bằng niềng răng cần đặc biệt cẩn thận trong vấn đề vệ sinh răng miệng. Bởi vì nếu không đảm bảo được yếu tố này, thức ăn tồn đọng trong kẽ răng sẽ gây ra nhiều vấn đề như hôi miệng, viêm lợi, sâu răng,… Hậu quả liên đới chính là việc hôn môi, hôn sâu sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều.
  • Kỹ thuật hôn: Trong quá trình đeo niềng, nếu muốn nụ hôn có cảm xúc và tự nhiên thì mọi người nên chú ý đến kỹ thuật hơn. Điều đầu tiên là bắt đầu với nhịp độ chậm, khi hôn phải nhẹ nhàng, tránh những nụ hôn dồn dập dễ gây tổn thương cho mô mềm. Điều thứ hai là thay vì hôn kiểu Pháp nóng bỏng, mọi người có thể lựa chọn hôn môi đồng thời phải giữa cho bản thân một tâm lý thoải mái, thả lỏng.
  • Đảm bảo đủ thời gian đeo niềng: Đối với người sử dụng niềng răng trong suốt, bạn có thể tháo niềng trước khi hôn để có được nụ hôn cháy bỏng nhất. Tuy nhiên hãy nhớ vẫn phải đảm bảo đeo đủ 22h/ngày.
  • Sử dụng các loại mỹ phẩm hỗ trợ: Có một số trường hợp đeo niềng răng bị khô miệng và môi. Đối với vấn đề này, người chỉnh nha nên tăng cường uống nước cũng như sử dụng thêm son dưỡng môi có thành phần thiên nhiên. Ngoài ra, mọi người có thể tìm mua cả sáp nha khoa để hạn chế sự vướng víu của mắc cài và tránh tổn thương khi hôn sâu.

Bài viết trên đây hy vọng đã giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc về vấn đề “Niềng răng có hôn được không?”. Người niềng răng hoàn toàn có thể tự tin tiếp xúc thân mật bằng những nụ hôn, điều quan trọng là nắm vững được những kiến thức cần thiết và hữu dụng.

Bài viết liên quan:

Tới gặp bác sĩ nha khoa để có phương án điều trị bệnh hiệu quả

Men răng là gì, làm thế nào để khắc phục tình trạng men răng yếu?

Theo các bác sĩ chuyên khoa nhận định, men răng khỏe là yếu tố hàng đầu để việc chăm sóc...

Niềng răng trước và sau có gì khác biệt, bạn đã biết hay chưa?

Niềng răng trước và sau làm thay đổi gương mặt sẽ như thế nào?

Nhiều người thắc mắc không biết niềng răng trước và sau có thể đem lại những thay đổi như thế...

Đau răng khi nhai thức ăn có thể do mắc các bệnh lý về răng miệng

Đau răng khi nhai thức ăn do đâu và có gây nguy hiểm không?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau răng khi nhai thức ăn. Thông thường tình trạng này...

Niềng răng bị tụt lợi có nguyên nhân do đâu và các cách khắc phục

Niềng răng bị tụt lợi: Nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả

Niềng răng bị tụt lợi không phải là hiện tượng hiếm gặp và có thể gây ra những ảnh hưởng...

sâu răng

Sâu răng là gì? Cách nhận diện và điều trị hiệu quả bệnh sâu răng

Sâu răng là tình trạng răng xuất hiện những vết đen, khiến suy giảm diện tích phần thân của các...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *