Răng hô nhẹ là gì? Các biện pháp khắc phục hiệu quả bạn nên biết

5/5 - (1 bình chọn)

Răng hô nhẹ khiến nhiều người mất tự tin trong giao tiếp cũng như gây ra một số ảnh hưởng khi ăn uống hay phát âm. Hiện nay, nhờ sự phát triển nhanh chóng của thẩm mỹ nha khoa mà vấn đề này có thể được khắc phục hiệu quả bằng nhiều biện pháp khác nhau. Bạn đọc quan tâm muốn tìm hiểu kỹ hơn đừng bỏ qua bài viết sau đây!

Răng hô nhẹ là gì?

Răng hô nhẹ hay còn được gọi là răng vẩu nhẹ, là tình trạng răng hàm trên không mọc thẳng mà có xu hướng nhô ra bên ngoài, gây ra sự mất cân đối giữa hàm trên và dưới. Khi nhìn trực diện khuôn mặt, bạn khó có thể phát hiện ra bản thân mình bị hô nhẹ. Nhưng khi quan sát theo góc nghiêng, bạn sẽ dễ dàng thấy phần môi trên bị đẩy ra bên ngoài một chút.

Hình ảnh răng hô nhẹ khi nhìn nghiêng thường rõ ràng hơn
Hình ảnh răng hô nhẹ khi nhìn nghiêng thường rõ ràng hơn

Tuy tình trạng này không nghiêm trọng như răng hô, răng vẩu nhưng cũng khiến nhiều người cảm thấy gương mặt kém hài hòa, mất thẩm mỹ, từ đó dẫn đến sự tự ti trong giao tiếp xã hội. Ngoài ra, người bị răng hô nhẹ còn có thể gặp phải tình trạng khó nhai hoặc cắn thức ăn, ảnh hưởng đến hoạt động và nói chuyện hàng ngày.

Nguyên nhân khiến răng bị vẩu nhẹ

Theo các chuyên gia nha khoa, tình trạng răng bị hô nhẹ có liên quan đến hai nguyên nhân chính sau đây:

  • Di truyền gia đình: Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng răng hô nhẹ có thể có mối liên hệ với di truyền và mẫu gen gia đình. Theo đó, nếu cha mẹ hoặc ông bà bị răng hô thì đứa trẻ sinh ra sau này cũng có tỷ lệ cao gặp phải vấn đề tương tự. Trường hợp này thường là hô vĩnh viễn và cần nhờ cậy đến các biện pháp nha khoa.
  • Thói quen khi còn nhỏ: Một nguyên nhân khác cũng dẫn đến hiện tượng bị hô nhẹ chính là những thói quen xấu khi còn nhỏ. Ở lứa tuổi dưới 18, hàm răng vẫn chưa phát triển một cách toàn vẹn. Nếu bạn thường xuyên mút tay, dùng lưỡi đẩy răng,… thì có thể khiến răng mọc lệch gây mất thẩm mỹ.

Các biện pháp khắc phục răng hô nhẹ

Ngày nay với sự phát triển của y học hiện đại, việc chỉnh sửa lại hàm răng theo ý muốn của bản thân đã không còn là vấn đề quá khó khăn. Bạn hoàn toàn có thể khắc phục được tình trạng răng hô nhẹ bằng một số phương pháp như sau: 

Chữa răng bị hô nhẹ không dùng niềng

Các biện pháp chữa răng hô nhẹ không cần niềng răng chỉ có thể áp dụng với những trường hợp nằm trong độ tuổi từ 6 đến 12. Nguyên nhân bởi vì đây là giai đoạn cấu trúc hàm chưa hoàn thiện và có thể bị tác động khá dễ dàng. Cùng với sự giám sát và thúc đẩy của cha mẹ, các bé có khả năng điều chỉnh lại tình trạng hàm răng sau khoảng 3 đến 4 tháng.

Các biện pháp này có thể thực hiện như sau:

  • Dùng tay chỉnh răng: Phương pháp tại nhà này khá đơn giản và không tốn nhiều thời gian thực hiện. Trước tiên, dùng ngón tay trỏ đặt lên trên răng cửa, dùng một lực vừa phải đẩy răng vào bên trong. Quá trình này cần diễn ra liên tục khoảng 15 phút, mỗi ngày thực hiện 1 lần.
  • Dùng lưỡi đẩy răng: Phương pháp này cũng có cách thực hiện dễ dàng tuy nhiên với những trẻ nhỏ dưới 10 tuổi thì cha mẹ nên hướng dẫn cẩn thận. Ban đầu, cần dùng lưỡi bao lấy toàn bộ phân răng hàm trên ở bề mặt ngoài. Sau đó, ấn lưỡi vào bên trong với một lực vừa đủ, thực hiện đều đặn mỗi ngày từ 3 đến 4 lần, mỗi lần 10 đến 15 phút.

Xem thêm:

Dùng lưỡi đẩy răng có thể khắc phục phần nào tình trạng hô nhẹ
Dùng lưỡi đẩy răng có thể khắc phục phần nào tình trạng hô nhẹ

Lưu ý: Những phương pháp tại nhà nói trên thường có tỷ lệ thành công thấp, nhất là với trường hợp liên quan đến di truyền. Tốt nhất là bạn nên đến các phòng khám nha khoa chuyên nghiệp để được tư vấn và điều trị.

Can thiệp thẩm mỹ nha khoa

Thẩm mỹ nha khoa đang ngày càng trở nên phổ biến và được xem là “cứu cánh” đối với những người bị răng vẩu, răng mọc lệch, móm,… một cách hiệu quả. Theo các chuyên gia, răng hô nhẹ có thể khắc phục bằng các phương pháp sau đây:

Bọc răng sứ

Đây là biện pháp được không ít người áp dụng trong thời gian gần đây. Không chỉ cải thiện được tình trạng hô, bọc sứ răng còn giúp mang đến vẻ ngoài sáng bọc, đều và đẹp cho bạn.

Quy trình thực hiện làm răng sứ thường có các bước sau:

  • Nha sĩ sẽ kiểm tra răng của bạn, điều trị tận gốc các vấn đề sâu răng, đau răng, viêm nha chu.
  • Sau đó, dùng thiết bị chuyên dụng để mài răng hô nhẹ, khiến cho răng trở nên nhẵn mịn và có kích thước bé lại.
  • Sau đó, họ sử dụng các mão sứ để bọc răng thật lại. Những mão sứ này được thiết kế dựa trên mẫu hàm răng người bệnh nên đảm bảo vừa khớp.

Tuy nhiên, biện pháp này cũng tồn tại một số khuyết điểm như sau:

  • Người răng hô nhẹ bọc sứ bị xâm lấn đáng kể ở phần nướu và chân răng thật. Điều này đôi khi có thể gây ra cảm giác tê buốt, đau nhức khó chịu.
  • Bọc răng sứ không thể sử dụng vĩnh viễn. Sau một khoảng thời gian nhất định, bạn phải tái khám để thay bộ mão sứ mới.
  • Chi phí bọc răng sứ thường khá đắt đỏ, dao động từ 1 đến 8 triệu VNĐ cho 1 mão sứ. Mức giá càng cao thì mẫu mã mão càng đẹp, bảo hành và chất lượng cũng được nâng cao hơn.

Niềng răng

Niềng răng cũng là một biện pháp khắc phục răng bị hô nhẹ được ưa chuộng hiện nay. Niềng răng dễ dàng áp dụng cho mọi đối tượng, không phân biệt giới tính hay độ tuổi. Bạn có thể lựa chọn niềng răng silicon trong suốt hoặc niềng răng có mắc cài tùy theo tình trạng cũng như lời khuyên của nha sĩ.

Niềng răng là phương pháp chỉnh nha được sử dụng phổ biến hiện nay
Niềng răng là phương pháp chỉnh nha được sử dụng phổ biến hiện nay

Có khá nhiều thắc mắc, băn khoăn liên quan đến chủ đề này, nổi bật trong đó có thể kể đến như:

Niềng răng hô nhẹ có phải nhổ răng không?

Có không ít người cho rằng muốn niềng răng thì bắt buộc phải nhổ để định vị lại răng nhưng thực tế thì không phải vậy. Việc nhổ răng thường được yêu cầu đối với các trường hợp hô răng, hô hàm nghiêm trọng còn đối với niềng răng hô nhẹ thì bạn chỉ cần mài kẽ răng sau đó cố định lại là được. 

Ngoài ra, loại niềng răng trong suốt bằng silicon cũng không cần nhổ tuy nhiên loại này thường dùng với các trường hợp nhẹ và từ 18 tuổi trở lên.

Răng hô nhẹ niềng mất bao lâu?

Thời gian đeo niềng răng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, ví dụ như độ tuổi, loại niềng đang sử dụng, tình trạng răng,… Theo các chuyên gia, với trẻ em bị hô răng nhẹ thì cần khoảng 12 đến 18 tháng đeo niềng. Trong khi đó, đối với người trưởng thành sẽ mất nhiều thời gian hơn, dao động trong khoảng 18 đến 24 tháng.

Trong quá trình đeo niềng răng, bạn cũng cần tối ưu thời gian sử dụng niềng. Điều này có nghĩa là bạn đeo từ 20 đến 22 tiếng mỗi ngày, chỉ tháo bỏ lúc ăn uống và vệ sinh răng miệng. Kiên trì đeo niềng theo đúng hướng dẫn của nha sĩ, kết quả niềng răng trước và sau của bạn chắc chắn sẽ đạt hiệu quả như mong muốn.

Chi phí niềng răng hô nhẹ

Một trong những vấn đề được quan tâm nhiều nhất chính là răng hô nhẹ niềng mất bao nhiêu tiền. Theo bài viết tìm hiểu, mức chi phí này tùy theo vào loại niềng mà bạn sử dụng cũng như tình trạng của răng, cụ thể như:

  • Niềng răng có mắc cài kim loại loại thường: Dao động từ 27 đến 35 triệu VNĐ.
  • Niềng răng giấu mắc cài: Dao động trong khoảng 85 đến 115 triệu VNĐ.
  • Niềng răng trong suốt Invisalign của Mỹ: Khoảng 100 đến 120 triệu VNĐ.
  • Niềng răng vô hình nội địa Việt Nam: Dao động từ 50 đến 80 triệu VNĐ.

Bài viết hy vọng đã mang lại cho bạn đọc thêm nhiều thông tin hữu ích có liên quan đến tình trạng răng hô nhẹ và các biện pháp khắc phục hiệu quả. Đối với những người đang gặp phải vấn đề thẩm mỹ nha khoa, tốt nhất là nên tìm đến các cơ sở, trung tâm uy tín để được tư vấn cũng như điều chỉnh hàm răng phù hợp nhất.

Có thể bạn quan tâm:

Niềng răng có hôn được không và những thông tin bạn nên biết

Niềng răng có hôn được không và những thông tin bạn nên biết

Niềng răng có hôn được không là thắc mắc của không ít người đồng thời là vấn đề tế nhị...

Niềng răng trainer cho người lớn là gì? Chi phí và những điều lưu ý

Niềng răng trainer cho người lớn là gì? Có mang lại hiệu quả không?

Niềng răng trainer cho người lớn đang là phương pháp thẩm mỹ nha khoa được sử dụng phổ biến trong...

Đau răng khi nhai thức ăn có thể do mắc các bệnh lý về răng miệng

Đau răng khi nhai thức ăn do đâu và có gây nguy hiểm không?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau răng khi nhai thức ăn. Thông thường tình trạng này...

Niềng răng không mắc cài 3D Clear: Hiệu quả, quy trình và mức giá

Tìm hiểu niềng răng không mắc cài 3D Clear: Hiệu quả, quy trình và mức giá

Niềng răng không mắc cài 3D Clear đang là một trong những biện pháp chỉnh nha được nhiều người Việt...

Đau răng dẫn đến đau đầu là những cơn đau thường thấy nhất

Đau răng dẫn đến đau đầu – Vạch mặt 5 nguyên nhân và cách chữa

Đau răng kèm theo đau đầu là dấu hiệu cho thấy bệnh lý về răng miệng của bạn đang khá...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *