Niềng răng bị tụt lợi: Nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả

5/5 - (2 bình chọn)

Niềng răng bị tụt lợi không phải là hiện tượng hiếm gặp và có thể gây ra những ảnh hưởng đáng kể đối với quá trình chỉnh nha. Nguyên nhân nào thường gây ra vấn đề này? Cách khắc phục cũng như phòng ngừa là gì? Tất cả sẽ được bài viết sau đây giải đáp, bạn đọc hãy cùng theo dõi !

Niềng răng bị tụt lợi có nguyên nhân do đâu?

Tụt lợi là tình trạng lớp mô mềm bao bọc lấy chân răng dần bị thụt lùi xuống, khiến răng không còn giữ được sự vững chắc, dễ bị lung lay hoặc thậm chí là rụng sớm. Hiện tượng niềng răng bị tụt lợi cũng thường xuất hiện ở những người đang chỉnh nha bằng niềng răng và gây ra không ít hoang mang, lo lắng.

Tụt lợi khi niềng răng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Việc phát hiện sớm và tìm ra được nguyên nhân gây ra tụt lợi có thể giúp bạn phòng tránh và đưa ra được biện pháp can thiệp phù hợp.

Tụt lợi gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng với hàm răng
Tụt lợi gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng với hàm răng

Theo các chuyên gia, nguyên nhân chính của vấn đề niềng răng bị tụt lợi có thể kể đến như:

  • Mắc cài của niềng răng lắp quá chặt: Nếu bạn lựa chọn niềng răng ở các cơ sở không đảm bảo chất lượng thì có thể gặp phải tình trạng siết mắc cài của khay niềng quá chặt. Điều này vô tình khiến răng và nướu chịu áp lực lớn, lâu dần có thể dẫn đến hiện tượng tụt lợi, răng lung lay.
  • Vệ sinh răng miệng không cẩn thận: Đối với người niềng răng, sau khi ăn uống cần vệ sinh sạch sẽ để loại bỏ các mảnh vụn thực phẩm dư thừa. Tuy nhiên, nếu bạn không đảm bảo được quá trình này, thức ăn tồn đọng trong kẽ răng sẽ hình thành nên các mảng cao răng. Cao răng có khả năng khiến lợi bị tụt, kèm theo là tình trạng hôi miệng, chảy máu chân răng kéo dài.
  • Chải răng sai cách: Đây cũng là một nguyên nhân phổ biến kiến người niềng răng bị tụt lợi. Việc sử dụng đầu lông bàn chải chà xát mạnh vào bề mặt răng theo chiều ngang rất dễ gây ra tổn thương cho phần nướu và lợi. Lâu dần, lợi không còn giữ được cấu trúc và chức năng như ban đầu, dần dần tụt xuống để hở ra chân răng.
  • Không điều trị dứt điểm bệnh răng miệng trước khi chỉnh nha: Có nhiều người bị tụt lợi khi niềng răng do không xử lý triệt để các bệnh liên quan đến răng miệng trước đó như viêm nha chu, chảy máu chân răng,…. Sau khi chỉnh nha với niềng, hàm răng trở nên nhạy cảm hơn, cộng với tác động tiêu cực của các bệnh lý răng miệng thì khả năng xảy ra tụt lợi là rất cao.
Người bệnh nên vệ sinh răng miệng và điều trị các bệnh về nha chu trước khi niềng răng
Người bệnh nên vệ sinh răng miệng và điều trị các bệnh về nha chu trước khi niềng răng

Cách khắc phục hiện tượng niềng răng bị tụt lợi

Việc khắc phục tình trạng niềng răng bị tụt lợi còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, ví dụ như nguyên nhân gây ra, mức độ tụt lợi, tình trạng sức khỏe hiện tại của hàm răng,… Lời khuyên tốt nhất là bạn nên liên hệ với bác sĩ nha khoa để đặt lịch khám và hướng dẫn phương pháp điều trị thích hợp nhất.

Hiện nay, đối với các tình trạng tụt lợi do mắc cài của niềng siết quá chặt, các chuyên gia sẽ tiến hành tháo mắc cài cũ và điều chỉnh là khay niềng. Sau đó, bạn được niềng răng lại với bộ dụng cụ mới phù hợp hơn, không còn cảm giác khó chịu cũng như tác động xấu đến nướu lợi.

Trong trường hợp hiện tượng tụt lợi khi niềng răng liên quan đến cao răng và bệnh lý nha khoa, bạn sẽ được các bác sĩ sử dụng thiết bị chuyên dụng nhằm loại bỏ hết các loại mảng bám, viêm tủy đồng thời hàn lại các vết nứt, vỡ do sâu răng. Ngoài ra, họ sẽ kê đơn một số loại thuốc chống viêm răng để giúp bạn không còn gặp phải hiện tượng chảy máu chân răng hay tụt lợi nữa.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần thay đổi quá trình vệ sinh răng miệng và sử dụng bàn chải đúng cách. Bạn có thể tìm mua chỉ nha khoa hoặc tăm nước để làm sạch tốt hơn cho các kẽ răng nằm ở sâu trong hàm. Không những vậy, bạn nên dùng thêm các loại nước súc miệng để ngăn không chi vi khuẩn tích tụ và bám trên chân răng.

Xem thêm: Niềng răng nên ăn gì? Gợi ý thực đơn phù hợp nhất cho người mới

Người niềng răng bị tụt lợi nên sớm đến phòng khám để được điều trị
Người niềng răng bị tụt lợi nên sớm đến phòng khám để được điều trị

Phòng ngừa bị tụt lợi khi niềng răng như thế nào?

Để phòng ngừa tình trạng niềng răng bị tụt lợi, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Trước khi thực hiện niềng răng, hãy đảm bảo chắc chắn rằng bạn đã được điều trị triệt để các tình trạng viêm nha chu, sâu răng, cao răng,… cũng như được khám tổng thể để tìm ra dấu hiệu bệnh răng miệng (nếu có).
  • Sau khi được niềng răng, bạn có thể cảm thấy đau nhức và khó chịu khoảng 10 ngày đầu. Tuy nhiên, nếu sau đó tình trạng này không thuyên giảm, bạn nên đi khám lại sớm để tránh hậu quả về sau.
  • Đảm bảo quá trình vệ sinh răng miệng diễn ra đều đặn hàng ngày, nhất là vào thời điểm sau khi ăn. Việc chậm trễ trong đánh răng, súc miệng diệt khuẩn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho mảng bám và cao răng phát triển.
  • Lựa chọn các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe răng miệng, ví dụ như rau xanh đậm giàu chất chống viêm, thịt cá giàu omega-3, sữa và chế phẩm từ sữa với canxi dồi dào,… Ngoài ra, bạn nên hạn chế rượu bia, thuốc là, cà phê và các loại nước ngọt có gas.
  • Đặt lịch khám răng với bác sĩ 6 tháng một lần. Điều này giúp bạn được loại bỏ cao răng thường xuyên, phát hiện sớm các bệnh về răng miệng và đảm bảo quá trình chỉnh nha đạt được kết quả tốt nhất.
  • Chọn loại bàn chải có đầu lỏng mảnh và mềm. Thay vì chải răng theo chiều ngang, bạn nên chải răng theo hướng từ chân răng xuống để bảo vệ men răng và không tác động xấu đến nướu lợi.

Trên đây là những thông tin tổng hợp của bài viết về vấn đề niềng răng bị tụt lợi. Hy vọng với nguồn kiến thức mới này, bạn đọc có thể bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt hơn đồng thời nâng cao kết quả chỉnh nha với niềng răng, đạt được nụ cười tươi sáng, rạng rỡ như mong muốn.

Bài viết có liên quan:

Đau nhức răng về đêm cảnh báo nhiều bệnh lý về răng miệng

Đau nhức răng về đêm dấu hiệu cảnh báo bệnh gì và cách chữa chi tiết

Dạo gần đây bạn xuất hiện dấu hiệu đau nhức răng về đêm, điều này gây ra những khó chịu...

Niềng răng trainer cho người lớn là gì? Chi phí và những điều lưu ý

Niềng răng trainer cho người lớn là gì? Có mang lại hiệu quả không?

Niềng răng trainer cho người lớn đang là phương pháp thẩm mỹ nha khoa được sử dụng phổ biến trong...

Tới gặp bác sĩ nha khoa để có phương án điều trị bệnh hiệu quả

Men răng là gì, làm thế nào để khắc phục tình trạng men răng yếu?

Theo các bác sĩ chuyên khoa nhận định, men răng khỏe là yếu tố hàng đầu để việc chăm sóc...

Đau răng có thể dẫn đến hiện tượng bị sưng má

Đau răng sưng má nên áp dụng cách nào để trị dứt điểm?

Đau răng sưng má là tình trạng rất dễ gặp phải khi bạn vệ sinh răng miệng kém dẫn đến...

Dùng chanh tươi là cách giảm triệu chứng đau nhức răng ngay tại nhà

[Tổng hợp] Các cách chữa đau răng hiệu quả nhất hiện nay

Đau răng khiến người bệnh cảm thấy khó chịu và ảnh hưởng rất lớn đến việc ăn nhai hàng ngày....

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *