Những cách giúp trẻ dễ dàng đi vào giấc ngủ mà cha mẹ nên biết
Ở cạnh trẻ và đưa trẻ ngủ là điều quan trọng mà ba mẹ cần làm. Tuy nhiên điều này không hề dễ và thường gây mệt mỏi bởi tính bướng bỉnh, ham chơi của trẻ. Để cải thiện, bạn có thể tham khảo những cách giúp trẻ dễ dàng đi vào giấc ngủ trong bài viết.
Khi bị rối loạn giấc ngủ, trẻ sẽ thường xuyên tức giận, quấy khóc và không thể kiểm soát cảm xúc so với người lớn. Ngoài ra, điều này còn khiến trẻ gặp nhiều vấn đề về trí não, hành vi và sức khỏe. Do đó điều quan trọng mà bậc phụ huynh cần làm đó chính là đưa con vào giấc ngủ ngon.
Mách bạn những cách giúp trẻ dễ dàng đi vào giấc ngủ
Những nghi thức trước khi đi ngủ và các hoạt động đóng vai trò quan trọng trong việc giúp trẻ ngủ ngon. Khi ba mẹ hiểu, thiết lập và duy trì cho con thói quen ngủ tốt sẽ giúp đầu óc của trẻ được nghỉ ngơi, tinh thần sảng mái và giảm nhanh những căng thẳng khi đi ngủ.
1. Giấc ngủ là điều ưu tiên của gia đình
Trước khi đi ngủ bạn cần đặt thời gian ngủ và thời gian thức dậy cho cả gia đình, kể cả những ngày cuối tuần và bắt đầu thực hiện đúng với thời gian quy định. Khi đó thói quen ngủ của trẻ cũng được thiết lập và bạn có thể thấy rằng trẻ dễ dàng ngủ trong vòng 15 – 30 phút và thức dậy vào mỗi buổi sáng. Ngoài ra thời gian trong ngày trẻ cũng không có dấu hiệu gật gù và mệt mỏi.
2. Xử lý nhanh các vấn đề về giấc ngủ
Nếu bạn nhận thấy trẻ có những dấu hiệu khó ngủ vào ban đêm như: Ngủ không sâu giấc, thường xuyên thức dậy vào lúc giữa đêm, không thể ngủ tiếp khi đã thức dậy, ngủ ngáy, thở to, thở khò khè, khó thở khi ngủ… Hoặc vào ban ngày, trẻ có dấu hiệu mệt mỏi, cáu kỉnh hoặc buồn ngủ, bạn nên liên liên hệ và trao đổi với bác sĩ về tình trạng của trẻ.
Tham khảo thêm: 10 lợi ích sức khỏe tuyệt vời từ việc ngủ trưa
3. Làm việc nhóm
Bạn nên thảo luận với chồng/vợ hoặc những người thân của mình về những chiến lược thống nhất giấc ngủ cho con và cùng nhau thực hiện một cách nhất quán.
Cách thực hiện cụ thể như sau:
Đối với trẻ nhỏ
Bạn nên sử dụng những biểu đồ hoặc sách vở có chứa hình ảnh về các hoạt động như thay quần áo, đánh răng, đọc sách, đi ngủ đúng giờ… để giúp trẻ quen dần và học hỏi được những thói quen mới.
Đối với những trẻ lớn hơn
Bạn nên cho trẻ tham gia vào chiến lược thống nhất giấc ngủ của mình. Đồng thời giải thích cận kẽ những lợi ích để trẻ có thể hiểu và áp dụng chúng.
4. Thói quen
Dựa trên nhiều cuộc nghiên cứu, các nhà y học đã chỉ ra rằng đối với những trẻ có dấu hiệu rối loạn giấc ngủ từ nhẹ đến trung bình sẽ được cải thiện khi trẻ có một thói quen phù hợp vào ban đêm. Khi đó chúng sẽ cảm thấy thích thú với điều này. Trong trường hợp thói quen được phát triển mạnh và hoạt động, nó sẽ giúp trẻ học được cách buồn ngủ. Đồng thời nó cũng khiến thời gian ngủ ở trẻ trở nên thú vị và đặc biệt hơn, bé có khả năng kiểm soát cảm xúc và luôn cảm thấy an toàn khi ngủ.
Bạn nên tạo cho bé những thói quen bổ ích bao gồm: Đọc sách trên giường, nghe một câu chuyện cổ tích, rửa mặt, đánh răng, uống nước, ăn nhẹ… Dù là thói quen nào, trẻ cũng chỉ nên thực hiện trong vòng 30 phút và chắc chắn rằng sẽ kết thúc nó khi đến giờ đi ngủ.
5. Ăn nhẹ khi đi ngủ
Trẻ em nên ăn uống trên ba bữa mỗi ngày để có thể cung cấp đủ lượng dinh dưỡng mà cơ thể cần. Chính vì thế việc ba mẹ cho trẻ ăn nhẹ trước khi đi ngủ sẽ giúp cơ thể trẻ tiếp nhiên liệu suốt đêm.
Phụ huynh có thể cho trẻ sử dụng những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe bao gồm: Sữa, có thể kết hợp sữa với ngũ cốc nguyên hạt, trái cây hoặc bánh quy. Tuy nhiên mẹ không nên cho trẻ ăn vặt quá gần với giờ ngủ vì dạ dày đầy có khả năng cản trở giấc ngủ của bé.
6. Mặc quần áo và nhiệt độ trong phòng
Không chỉ riêng người lớn mà trẻ nhỏ cũng có thể ngủ ngon hơn nếu nằm trong một căn phòng mát mẻ, không lạnh. Bên cạnh đó việc mặc những bộ quần áo đơn giản và rộng rãi sẽ tạo cảm giác dễ chịu cho trẻ khi ngủ.
7. Môi trường ngủ
Phòng ngủ tối, không ồn ào, yên tĩnh sẽ giúp bé dễ dàng đi vào giấc ngủ sâu. Nếu bé không thích không gian quá tối, bạn có thể trang bị cho trẻ một đèn ngủ nhỏ hoặc bật đèn bên ngoài hành lang và để cánh cửa phòng ngủ luôn mở.
8. Trang bị thêm đối tượng
Tới giờ ngủ nhiều trẻ sẽ phải tách biệt với ba mẹ. Do đó bạn nên trang bị cho bé những đối tượng khác bao gồm chăn, gối ôm, búp bê hoặc gấu bông. Bởi điều này sẽ tạo cho trẻ một cảm giác an toàn, đồng thời giúp trấn an và an ủi trẻ trước khi ngủ.
9. Điều cuối cùng
Trước khi ngủ, trẻ sẽ luôn yêu cầu một điều cuối cùng, có thể là trao cho nhau những cái ôm, đọc thêm một cuốn sách, đến phòng tắm, uống nước… Khi đó bạn hãy loại bỏ hoặc từ chối cho trẻ thực hiện những yêu cầu. Đồng thời biến điều này thành thói quen để chúng có thể biết rằng khi đã lên giường, bé cần phải nằm yên trên giường.
Nếu trẻ đứng lên và cố gắng bước ra khỏi phòng, điều bạn cần làm là nắm tay bé và đưa bé trở lại giường. Ba mẹ không nên làm theo ý muốn của bé cũng không nên tranh luận bởi điều này sẽ khiến giấc ngủ của trẻ bị trì hoãn.
Trên đây là thông tin cơ bản về những cách giúp trẻ dễ dàng đi vào giấc ngủ mà cha mẹ nên biết. Việc đi vào giấc ngủ dễ dàng sẽ khiến cơ thể trẻ khỏe mạnh, đầu óc thư giản và tinh thần thoải mái hơn. Ngoài ra mẹ cũng không phải mệt mỏi vì những lần ngủ muộn cùng con. Chúc các bạn áp dụng thành công.
Có thể bạn quan tâm
- Mất ngủ ở tuổi dậy thì, cô bé 16 tuổi đã ngủ ngon giấc nhờ bài thuốc Định tâm An thần thang
- Rối Loạn Giấc Ngủ Trẻ Sơ Sinh Do Đâu? Cách Khắc Phục
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!