Cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh bằng phương pháp dân gian

Cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh bằng phương pháp dân gian không thể mang lại tác dụng tức thì bằng việc sử dụng những loại thuốc Tây. Tuy nhiên những phương pháp này thường rất an toàn và không gây tác dụng phụ cho trẻ. Đồng thời mang lại hiệu quả điều trị cao nếu mẹ kiên trì áp dụng cho con.

Cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh bằng phương pháp dân gian
Tìm hiểu cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh bằng phương pháp dân gian

Tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi

Nghẹt mũi là tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh. Tình trạng này đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:

Cảm lạnh

Tương tự như người lớn, khi thời tiết thay đổi thất thường, mùa đông kéo dài cùng với đó là sức đề kháng và hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, trẻ sơ sinh rất dễ bị cảm lạnh. Đồng thời kéo theo tình trạng nghẹt mũi gây khó chịu cho trẻ. Nếu nghẹt mũi không đi kèm với triệu chứng sốt, hắt hơi, nóng, đau họng… thì mẹ có thể hoàn toàn yên tâm. Bởi đây chỉ là một phản ứng bình thường của cơ thể khi mùa đông kéo dài hoặc thời tiết thay đổi thất thường.

Dị ứng

Khi bị dị ứng, tình trạng nghẹt mũi sẽ xuất hiện kèm theo đó là những triệu chứng sau: Đỏ mắt, đỏ đầu mũi, ngứa mũi, sổ mũi, hắt hơi.

Cảm cúm

Khi bị nhiễm virus, bệnh cảm cúm sẽ nhanh chóng xuất hiện. Khi đó ba mẹ sẽ nhận thấy cơ thể của trẻ xuất hiện đồng thời những triệu chứng đặc trưng sau: Nghẹt mũi, sổ mũi, có thể mệt mỏi, lạnh rung, chóng mặt, chán ăn, ăn không ngon miệng, chóng mặt, khó thở, thở khò khè, đau ê các cơ…

Có dị vật trong mũi

Ngoài nguyên nhân là những bệnh lý thường gặp, tình trạng nghẹt mũi còn xuất hiện khi có dị vật trong mũi khiến trẻ khó chịu. Đây là một trong những trường hợp vô cùng nguy hiểm và cần được xử lý nhanh. Bởi khi mũi có dị vật, trẻ có thể bị nghẹt mũi, chảy nước mũi lẫn máu, khó thở, đau rát vùng niêm mạc… Lâu ngày dẫn đến tình trạng viêm loét.

Hướng dẫn cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh bằng phương pháp dân gian

Mẹ có thể lưu lại và áp dụng một trong những cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh bằng phương pháp dân gian dưới đây:

Nhỏ nước muối sinh lý

Theo các bác sĩ chuyên khoa Nhi, nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý là một phương pháp chữa nghẹt mũi vừa đơn giản, an toàn lại mang hiệu quả chữa bệnh cao. Phương pháp này giúp trẻ khắc phục được tình trạng nghẹt mũi, chảy nước mũi. Bên cạnh đó còn giúp làm ẩm, cải thiện tình trạng khô rát và khắc phục một số vấn đề khác liên quan đến mũi.

Trong dân gian nước muối rất nổi tiếng trong việc kháng viêm, kháng khuẩn. Đồng thời ức chế hoạt động và tiêu diệt nhanh các tác nhân gây hại. Chính vì thế việc nhỏ nước muối sinh lý cho trẻ sơ sinh không chỉ giúp trẻ khắc phục nhanh tình trạng nghẹt mũi mà còn giúp trẻ kháng viêm và phòng ngừa những rủi ro không mong muốn.

Nhỏ nước muối sinh lý
Nhỏ nước muối sinh lý trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh

Cách thực hiện:

  • Nhẹ nhàng bế và đặt bé vào trong lòng mẹ. Đồng thời giữ cho đầu trẻ hơi ngả về phía sau
  • Nhỏ 2 – 3 giọt nước muối sinh lý vào mũi của trẻ
  • Bạn cần giúp trẻ giữ nguyên tư thế từ 1 – 2 phút
  • Sau 2 phút, nhẹ nhàng nâng đầu bé dậy
  • Sử dụng dụng cụ hút mũi hút sạch nước mũi cho trẻ.

Hút mũi

Đa phần những trẻ dưới 24 tháng tuổi thường chưa biết cách tự xì mũi. Chính vì thế để có thể giúp bé giảm cảm giác khó chịu do tình trạng nghẹt mũi gây ra, mẹ cần sử dụng dụng cụ hỗ trợ hút mũi. Dùng cụ này có thể đưa hoàn toàn dịch nhầy mũi ra bên ngoài. Việc sử dụng dụng cụ hút mũi sẽ giúp vùng mũi của trẻ trở nên khô và thông thoáng hơn.

Cách thực hiện:

  • Đặt bé vào trong lòng mẹ. Bên cạnh đó, bạn cần giữ cho đầu của trẻ hơi ngả về phía sau
  • Nhỏ 2 – 3 giọt nước muối sinh lý vào mũi của trẻ
  • Dùng tay bóp nhẹ đầu ống hút mũi để tạo chân không
  • Nhẹ nhàng đưa đầu bút vào một bên mũi của trẻ
  • Từ từ nhả đầu bút để chất dịch nhầy bị tác động và bị hút ra ngoài
  • Dùng khăn bông lau sạch dịch nhầy còn động lại trên mũi của trẻ
  • Mẹ cần thực hiện nhiều lần trong ngày. Nhất là những khi nhận thấy mũi của trẻ chứa nhiều dịch nhầy gây nghẹt dẫn đến khó thở.

Ngửi hương tinh dầu bạc hà

Tinh dầu bạc hà có khả năng tác động và kích thích các mạch máu giãn ra. Khi đó vùng mũi của trẻ sẽ trở nên thông thoáng, giảm nhanh tình trạng nghẹt mũi, không khí có thể dễ dàng đi vào. Đồng thời giúp các bé dễ thở hơn, tạo cảm giác dễ chịu.

Ngửi hương tinh dầu bạc hà
Trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh bằng cách ngửi hương tinh dầu bạc hà

Cách thực hiện:

  • Ba mẹ đốt tinh dầu bạc hà trong phòng để tạo mùi hương
  • Mẹ cần đốt từ 1 – 2 lần/ngày để cải thiện tình trạng nghẹt mũi cho trẻ.

Lưu ý:

  • Mẹ cần đặt tinh dầu cách xa nơi bé nằm
  • Trong thời gian chữa bệnh, mẹ cần quan sát phản ứng của bé khi ngửi hương thơm từ tinh dầu
  • Mẹ không nên đốt quá nhiều tinh dầu trong cùng một thời gian. Bởi nếu mùi hương quá mạnh sẽ làm tăng triệu chứng thở khò khè của trẻ. Khi đó mẹ cần ngưng sử dụng tinh dầu bạc hà để phòng ngừa những rủi ro không mong muốn.

Thoa tinh dầu

Thoa tinh dầu là một cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh bằng phương pháp dân gian được nhiều phụ huynh tin tưởng và áp dụng. Bởi phương pháp này không chỉ giúp trẻ mau chóng khắc phục được tình trạng nghẹt mũi mà còn giúp trẻ phòng ngừa và điều trị bệnh cảm cúm, cảm lạnh. Bên cạnh đó việc thoa tinh dầu còn giúp khí huyết của trẻ lưu thông tốt hơn. Đồng thời giúp cải thiện một số vấn đề liên quan đến bệnh cảm lạnh, cảm cúm, dị ứng… mà trẻ đang gặp phải.

Nhằm cải thiện tình trạng sức khỏe cho con, mẹ có thể dùng tinh dầu tràm hoặc tinh dầu bạc hà thoa vào huyệt dũng tuyền của trẻ. Đồng thời dùng tay nhẹ nhàng day ấn vào huyệt đạo để máu huyết lưu thông giúp trẻ mau chóng cải thiện triệu chứng nghẹt mũi. Huyệt dũng tuyền được xác định nằm ở dưới lòng bàn chân của trẻ.

Ngoài ra, mẹ nên thoa một ít tinh dầu lên vùng ngực và vùng lưng của trẻ. Điều này sẽ giúp phương pháp thoa tinh dầu trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh phát huy tối đa công dụng, trẻ mau chóng khỏe mạnh. Tốt nhất mẹ nên thoa tinh dầu cho trẻ 2 lần/ngày (sau khi tắm cho trẻ và trước khi trẻ đi ngủ).

Cho trẻ ăn súp gà

Đối với những bé đã bắt đầu ăn dặm, mẹ có thể sử dụng súp gà để giúp trẻ khắc phục tình trạng nghẹt mũi. Trong dân gian đây là một phương pháp phổ thông giúp điều trị bệnh cảm cúm, cảm lạnh cho trẻ em. Tùy thuộc vào từng độ tuổi, mẹ có thể chế biến món súp gà sao cho phù hợp nhất. Ngoài ra cháo gà cũng có tác dụng tương tự. Mẹ có thể xay nhuyễn cháo gà giúp bé dễ ăn hơn. Bên cạnh đó mẹ nên sử dụng thêm những loại rau xanh. Điều này sẽ giúp bé bổ sung nhiều dưỡng chất cần thiết. Đồng thời giúp bé nâng cao sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch và hỗ trợ tốt quá trình chữa bệnh.

Cho trẻ ăn súp gà
Cho trẻ ăn súp gà giúp điều trị nghẹt mũi

Xông hơi

Tương tự như phương pháp trị nghẹt mũi bằng nước muối sinh lý, xông hơi cũng là một trong những cách giúp triệu chứng nghẹt mũi của trẻ mau chóng được khắc phục. Ngoài khả năng làm thông mũi, phương pháp xông hơi còn giúp trẻ giảm tức ngực, giảm ho. Đồng thời mang lại nhiều lợi ích trong việc điều trị bệnh cảm và bệnh viêm thanh quản ở trẻ nhỏ. Hơn thế, khi tiếp xúc với hơi nước, vùng mũi của trẻ sẽ được làm ẩm. Lượng dịch nhầy trong mũi cũng được tác động làm loãng. Điều này giúp mẹ dễ dàng mang lượng dịch nhầy ra ngoài, giúp mũi của trẻ trở nên thông thoáng hơn.

Cách thực hiện:

  • Sử dụng phòng tắm làm nơi xông mũi cho trẻ
  • Đóng kín cửa sao đó xả nước nóng vào bồn tắm
  • Đợi hơi nóng bốc lên thì tiến hành xông mũi cho trẻ trong 15 phút
  • Khi triệu chứng nghẹt mũi của trẻ có dấu hiệu thuyên giảm, mẹ dùng tay nhẹ nhàng vỗ vào ngực của trẻ. Hoạt động này không chỉ giúp trẻ cải thiện tình trạng nghẹt mũi mà còn tạo ra nhiều lợi ích trong quá trình hô hấp của trẻ.

Lưu ý:

  • Cơ thể của trẻ còn khá yếu. Vì thế mẹ không nên sử dụng nước quá nóng hoặc sử dụng nước nóng kèm theo những loại thảo dược đậm mùi. Bởi điều này sẽ làm tăng tình trạng khó thở của trẻ
  • Mẹ cần áp dụng phương pháp xông hơi điều trị nghẹt mũi cho trẻ từ 1 – 2 lần/ngày (vào buổi sáng và vào buổi tối trước khi đi ngủ).

Sử dụng tỏi

Những thành phần có lợi trong tỏi có khả năng giúp trẻ sơ sinh cải thiện tình trạng nghẹt mũi. Đồng thời ngăn ngừa tình trạng viêm mũi, ức chế sự hình thành và phát triển của những tác nhân gây hại.

Cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh bằng tỏi
Cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh bằng tỏi

Cách thực hiện:

  • Tỏi mang đi bóc vỏ và rửa sạch
  • Cho tỏi vào cối và thực hiện giã nát
  • Dùng vải mùng chắt lấy phần nước cốt tỏi
  • Cho nước cốt tỏi vào chén và trộn với dầu vừng theo tỉ lệ 1:1
  • Dùng nước muối sinh lý vệ sinh mũi cho trẻ
  • Nhẹ nhàng lau khô mũi cho trẻ bằng khăn bông
  • Dùng bông gòn thấm một ít hỗn hợp nước cốt tỏi và dầu vừng
  • Nhét bông gòn vào mũi của trẻ khoảng 15 phút
  • Thực hiện thay phiên mỗi bên mũi 1 lần.

Những cách phòng tránh nghẹt mũi tái phát cho trẻ

Bên cạnh những phương pháp điều trị, mẹ có thể phòng tránh nghẹt mũi tái phát cho trẻ bằng những cách sau đây:

  • Dựa vào nguyên nhân gây bệnh để điều trị và phòng tránh nghẹt mũi tái phát cho trẻ
  • Mẹ cần giữ ấm cho trẻ vào mùa lạnh hoặc khi thời tiết thay đổi thất thường
  • Mẹ cần hạn chế cho trẻ tiếp xúc với khói bụi, nấm mốc, không khí ô nhiễm
  • Mẹ có thể kê thêm gối cho trẻ khi ngủ. Đồng thời luôn bế bé ở tư thế thẳng
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ của bé
  • Mẹ cần cho bé tắm trong phòng kín và tắm cùng với nước ấm.
Những cách phòng tránh nghẹt mũi tái phát cho trẻ
Mẹ cần tắm cho trẻ sơ sinh trong phòng kín và tắm cùng với nước ấm để phòng tránh nghẹt mũi tái phát

Trong trường hợp mẹ đã áp dụng những phương pháp điều trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh nhưng không mang lại hiệu quả, mẹ cần đưa bé đến bệnh viện. Khi đó các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra và có những biện pháp điều trị thích hợp hơn, tránh gây nguy hiểm.

Cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh bằng phương pháp dân gian trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Phụ huynh nên liên hệ trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và giải đáp cụ thể. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán và những phương pháp y khoa thay cho bác sĩ có chuyên môn.

Một số bài thuốc nam có khả năng điều trị bệnh viêm phế quản mãn tính và cấp tính.

5 cách chữa viêm phế quản bằng thuốc nam

Bệnh viêm phế quản thường gây ra những đảo lộn, cảm giác khó chịu trong sinh hoạt đời sống của người bệnh. Ngoài việc dùng thuốc Tây, người bệnh còn...

Chữa viêm họng bằng cây nhọ nồi (cỏ mực) bạn nên thử

Cây nhọ nồi là một loại cây bụi thường được dân gian bào chế thành thuốc để chữa một số...

Màu sắc ráy tai phản ánh điều gì về sức khỏe của bản thân?

Trong tất cả các chất do cơ thể của chúng ta bài tiết ra thì có lẽ ráy tai là...

Điếc đột ngột – Điều trị như thế nào mới đúng?

Điếc đột ngột là tình trạng mất thính giác một cách đột ngột do sự vận chuyển máu đến nuôi...

Trong khi phẫu thuật cắt amidan hoặc sau khi phẫu thuật, người bệnh có thể sẽ gặp phải một số rủi ro, một số biến chứng không thể lường trước.

Sau khi cắt amidan có phải nằm viện không? [Hỏi – Đáp]

Sau khi cắt amidan, nếu không có những dấu hiệu của biến chứng, người bệnh không cần phải nằm viện...

Trẻ bị hắt hơi sổ mũi là bệnh gì? Cách trị nhanh

Trẻ bị hắt hơi sổ mũi là triệu chứng thường gặp khi thời tiết thay đổi hoặc khi bé mắc...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.