Các biện pháp chữa viêm amidan tại nhà được nhiều người áp dụng

Một số trường hợp bệnh viêm amidan có thể tự khỏi nhưng nhiều người phải dùng thuốc kháng sinh để điều trị mới khỏi hẳn. Ngoài ra có một số biện pháp khắc phục tại nhà có thể điều trị hoặc làm giảm các triệu chứng viêm amidan mà có thể bạn chưa biết.

chữa viêm amidan tại nhà
Chúng ta có thể áp dụng các biện pháp điều trị viêm amidan tại nhà

5 biện pháp chữa viêm amidan tại nhà nên áp dụng

Có rất nhiều biện pháp chữa viêm amidan mà người bệnh có thể áp dụng ngay tại nhà. Chẳng hạn như 5 cách mà chúng tôi sẽ gợi ý sau đây:

1/ Súc miệng bằng nước muối

Súc miệng bằng nước muối ấm có thể làm dịu cơn đau họng và giảm đau do viêm amidan. Nó cũng có thể làm giảm viêm, thậm chí điều trị nhiễm trùng.

điều trị amidan
Nước muối có thể làm giảm các triệu chứng viêm amidan

Bạn nên khuấy khoảng ½ muỗng cà phê muối trong 100ml nước ấm và khuấy đều cho đến khi muối được hòa tan. Dùng nước muối để súc miệng và ngậm trong miệng trong vài giây và sau đó nhổ ra ngoài. Cuối cùng là vệ sinh họng bằng nước sạch.

2/ Dùng viên ngậm thảo dược

Viên ngậm có thể làm dịu cổ họng, giảm các triệu chứng viêm amidan. Mỗi viên ngậm có một thành phần nhất định, có tính chống viêm tự nhiên, hoặc các thành phần giúp làm dịu những cơn đau. Trong đó viên ngậm chứa cam thảo là thành phần có khả năng chống viêm mạnh mẽ, giúp làm giảm những cơn đau, khó chịu ở cả amidan và cổ họng.

Nhưng lưu ý không nên dùng viên ngậm cho trẻ nhỏ vì trẻ dễ nuốt và gây nghẹt thở. Thay vào đó hãy dùng thuốc xịt họng cho trẻ hoặc tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa để có biện pháp triệt để hơn.

3/ Dùng trà mật ong

Một tách trà ấm có thể làm giảm bớt sự khó chịu khi bị viêm amidan. Ngoài ra do mật ong có tính kháng khuẩn mạnh nên có thể điều trị các triệu chứng nhiễm trùng khi viêm amidan.

giảm viêm amidan
Dùng trà mật ong ấm có tác động tích cực đến các triệu chứng bệnh viêm amidan

Trà nóng có thể làm tổn thương niêm mạc vì vậy hãy lựa chọn những cốc trà ấm. Sau đó cho mật ong vào khuấy cho đến khi mật ong tan hẳn.

Ngoài ra có một số loại trà có tác dụng tương tự mà bạn có thể thử. Chẳng hạn như trà gừng cũng có khả năng chống viêm mạnh mẽ còn trà từ lá cũng có khả năng giảm viêm và giảm các triệu chứng khó chịu.

4/ Dùng kem que hoặc đá bào

Nhiệt độ lạnh có thể tác động tích cực đến việc điều trị các triệu chứng đau, viêm và sưng khi bị viêm amidan. Ăn những que kem, đồ uống đông lạnh,… là phương pháp khắc phục tại nhà an toàn có thể dùng cho trẻ nhỏ. Còn người lớn thì có thể dùng đá vụn để làm giảm các triệu chứng.

Có lẽ như nhiều người sẽ cảm thấy cách này thật phi lý. Nhưng theo nhiều nghiên cứu được công bố gần đây thì đá lạnh có thể làm giảm tình trạng kích ứng ở niêm mạc họng. Sở dĩ đá lạnh có thể làm bệnh trầm trọng hơn là do vi khuẩn từ nguyên liệu này. Vì vậy chúng ta có thể sử dụng được đồ lạnh nếu đảm bảo được nguồn gốc và mức độ vệ sinh của thực phẩm.

5/ Dùng máy tạo độ ẩm

Máy tạo độ ẩm có thể hỗ trợ làm giảm đau họng do không khí khô hoặc làm giảm tình trạng khô miệng do viêm amidan. Trong khi không khí khô có thể gây kích ứng ở cổ họng thì máy tạo độ ẩm có thể làm giảm sự khó chịu trong cổ họng và amidan bằng cách tăng thêm độ ẩm trong không khí. Với trường hợp viêm amidan do virus thì nên dùng máy ẩm dạng phun sương là tốt nhất.

biện pháp chữa viêm amidan tại nhà
Dùng máy tạo độ ẩm thường xuyên rất tốt cho bệnh nhân bị viêm amidan

Duy trì hoạt động của máy tạo độ ẩm thường xuyên là rất cần thiết, nhất là khi bạn ngủ vào ban đêm. Điều này giúp cho các triệu chứng viêm amidan giảm hẳn. Nếu bạn không có máy tạo hơi nước thì nên bỏ trong phòng một chậu nước đầy cũng có thể tạo ra độ ẩm khá tốt.

Trường hợp bệnh nhân viêm amidan cần đi khám bác sĩ

Bệnh viêm amidan cần được điều trị sớm nên hãy đến gặp bác sĩ ngay khi có các triệu chứng bệnh. Một số nhiễm trùng do vi khuẩn có thể làm ảnh hưởng đến amidan, chẳng hạn như tình trạng viêm họng liên cầu khuẩn. Với những trường hợp này cần phải khắc phục bằng cách dùng thuốc kháng sinh.

Người bệnh cần đến gặp bác sĩ ngay khi viêm amidan xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Sốt
  • Đau họng, ngứa họng kéo dài từ 1 đến 1 ngày
  • Nuốt đau và khó nuốt
  • Mệt mỏi
  • Sưng hạch bạch huyết
  • Quấy khóc (ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ)

Khả năng chữa khỏi khi bị viêm amidan

Tùy theo từng trường hợp mà thời gian điều trị có thể nhanh chậm khác nhau. Nhiều trường hợp viêm amidan được chữa trị nhanh chóng. Thông thường viêm amidan do virus thường hết trong vòng từ 7 đến 10 ngày khi nghỉ ngơi và uống nhiều nước. Trường hợp viêm amidan do vi khuẩn có thể mất khoảng 1 tuần nhưng nhiều bệnh nhân cảm thấy ổn hơn chỉ sau 1 ngày dùng thuốc kháng sinh.

điều trị viêm amidan
Trong trường hợp viêm amidan quá nặng bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật

Cho dù bạn đang điều trị theo toa của bác sĩ hay dùng các biện pháp chữa amidan tại nhà thì cũng cần uống nhiều nước và nghỉ ngơi nhiều để giúp cơ thể phục hồi tốt hơn.

Trong một số ít trường hợp, nếu bệnh quá nghiêm trọng, các triệu chứng viêm amidan tái phát và kéo dài thì bác sĩ sẽ chỉ định cắt amidan. Đây là dạng tiểu phẫu đơn giản có thể áp dụng ở cả người lớn và trẻ em. Bệnh nhân sẽ được phục hồi hoàn toàn trong khoảng 2 tuần.

Thuocdantoc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Phì đại amidan

Phì đại amidan là gì? Điều trị như thế nào? – Bạn nên biết

Phì đại amidan xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng nguyên nhân do các bệnh lý chiếm tỷ...

Viêm Amidan xơ teo là gì? Cách điều trị và phòng ngừa

Viêm amidan xơ teo là một trong những bệnh lý xảy ra khá phổ biến ở người trưởng thành và...

Viêm amidan và viêm họng liên cầu khuẩn khác nhau như thế nào?

Viêm amidan và viêm họng liên cầu khuẩn đều là bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp. Mặc dù triệu...

Viêm amidan có cần uống kháng sinh? Lời khuyên từ bác sĩ

Hầu hết người bệnh đều lựa chọn thuốc kháng sinh làm giải pháp chữa bệnh đầu tiên. Tuy nhiên, không...

Sau khi cắt amidan, bệnh nhân có thể nói chuyện trở lại bình thường sau 2 ngày.

Cắt amidan xong mấy ngày thì nói được bình thường?

Khi cắt amidan xong, sau 2 ngày, người bệnh có thể nói chuyện trở lại bình thường. Việc kiêng nói...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.