Chữa viêm tai giữa bằng cây sậy
Điều trị bệnh viêm tai giữa bằng các bài thuốc Đông y là một cách thức được nhiều người áp dụng. Một trong số các bài thuốc chữa viêm tai giữa hiệu quả đó là bài thuốc điều chế bằng cây sậy. Trong bài viết này, chúng tôi giới thiệu công dụng của cây sậy và cách thực hiện bài thuốc điều trị viêm tai giữa.
Tác dụng của cây sậy trong chữa trị viêm tai giữa
Viêm tai giữa là một căn bệnh nguy hiểm, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh.
Tai giữa là vùng giữa ở khoang tai, bao gồm hệ thống từ hòm nhĩ cho đến xương chũm. Viêm tai giữa là tình trạng khoang tai giữa bị viêm sưng. Bệnh có các triệu chứng như đau ở trong tai, tai chảy nước, giảm thính lực,…
Ông bà ta từ xưa đã có nhiều bài thuốc từ thảo mộc để trị bệnh viêm tai giữa. Một trong số những vị thuốc có thể điều trị được viêm tai giữa đó là cây sậy.
Cây sậy là một loài thực vật thuộc họ Lúa (Poaceae). Theo Đông y, rễ cây sậy là bộ phận có nhiều giá trị sức khỏe và y tế. Rễ cây sậy có vị đắng và ngọt, tính mát. Đối với bệnh viêm tai giữa, dân gian thường dùng phần thân của cây sậy để chữa bệnh.
Tham khảo thêm: Bệnh viêm tai ngoài có nguy hiểm không?
Cây sậy mang lại một số tác dụng đối với bệnh viêm tai giữa như:
- Giảm viêm sưng;
- Giảm đau;
- Sinh tân;
- Thanh nhiệt.
Bên cạnh đó, cây sậy còn có những tác dụng khác đối với sức khỏe như:
- Lợi tiểu;
- Giảm axit uric trong máu;
- Giải cảm;
- Hạ sốt;
- Tiết mồ hôi;
- Giảm bứt rứt;
- Trị sốt phát ban;
- Trị viêm đường tiết niệu;
- Giảm ho;
- Tiêu đờm.
Nhờ những tác dụng trên, cây sậy đã được ứng dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh, trong đó có bệnh viêm tai giữa.
Tham khảo thêm: Điều trị viêm tai giữa trong bao lâu thì khỏi bệnh?
Bài thuốc chữa viêm tai giữa bằng cây sậy
Nếu bị mắc bệnh viêm tai giữa, người bệnh có thể tham khảo bài thuốc từ cây sậy. Trước tiên, người dùng cần chuẩn bị 2 cây sậy non. Các bước thực hiện như sau:
- Bước 1: Rửa sạch 2 cây sậy non, sau đó để ráo nước;
- Bước 2: Hơ nóng phần bẹ của cây sậy trên bếp lửa;
- Bước 3: Dùng chày, giã nát nguyên liệu. Sau đó, chắt lấy nước cốt.
- Bước 4: Nhỏ nước cốt cây sậy vào tai.
Liều dùng bài thuốc này như sau: Mỗi lần nhỏ 1 giọt. Mỗi ngày nên thực hiện đều đặn 3 lần vào buổi sáng, buổi trưa và buổi tối.
Lưu ý, khi áp dụng bài thuốc chữa viêm tai giữa bằng cây sậy, người dùng nên lưu ý một số điều sau:
- Người bệnh cần gặp bác sĩ, khám và chẩn đoán bệnh, xác định rõ ràng căn bệnh viêm tai đang mắc phải;
- Trước khi dùng bài thuốc chữa viêm tai giữa từ cây sậy, người bệnh cần phải có sự cho phép của bác sĩ;
- Bài thuốc trị viêm tai giữa từ cây sậy có thể không phù hợp, gây dị ứng hoặc không có hiệu quả đối với một số trường hợp bệnh nhân. Nguyên nhân của tình trạng này là do cơ địa của mỗi người có sự khác nhau, có thể tương thích hoặc không tương tính với bài thuốc. Vì vậy, người bệnh không nên tự ý chữa viêm tai giữa bằng cây sậy;
- Trước khi dùng cây sậy, người dùng cần rửa sạch sẽ, nhằm loại bỏ bụi bẩn, vi trùng;
- Cân nhắc và thận trọng khi dùng cho trẻ em;
- Không nên lạm dụng nhỏ thuốc với liều lượng lớn;
- Trong quá trình điều trị viêm tai giữa, nếu có bất kỳ triệu chứng lạ, người bệnh cần khai báo với bác sĩ.
Bài viết này chỉ có tính chất tham khảo và giới thiệu. Nếu có nhu cầu điều trị bệnh viêm tai giữa bằng phương pháp đông y nói chung và bằng bài thuốc từ cây sậy nói riêng, người bệnh cần tham vấn ý kiến của bác sĩ. Chúng tôi không đưa ra tư vấn, chỉ định phương pháp điều trị thay cho bác sĩ chuyên khoa.
Có thể bạn quan tâm
- 2 cách chữa viêm tai giữa bằng rau diếp cá đơn giản không ngờ
- Bật mí cách chữa viêm tai giữa bằng lá mơ lông
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!