Mổ xoang có khỏi hẳn không và thông tin cần biết

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Khi điều trị bảo tồn thất bại thì bác sĩ có thể cân nhắc chỉ định việc phẫu thuật để điều trị bệnh viêm xoang. Mổ xoang sẽ giúp cải thiện rất tốt các triệu chứng để nâng cao chất lượng cuộc sống. Liệu mổ xoang có khỏi hẳn không? Và sau mổ có tiềm ẩn những rủi ro phát sinh? Cùng tìm hiểu thông tin được cập nhật trong bài viết bên dưới để nắm rõ về phương pháp mổ xoang.

mổ xoang có khỏi hẳn không
Phương pháp phẫu thuật mổ xoang sẽ được cân nhắc khi điều trị nội khoa không đáp ứng

Một số thông tin cần biết về phẫu thuật mổ xoang

Mổ xoang chính là phương pháp phẫu thuật nội soi mũi xoang chức năng. Phẫu thuật này sẽ ứng dụng phương pháp nội soi để điều chỉnh mũi xoang bị vẹo hay dùng vách ngăn nhân tạo để thay thế.

Hiện nay phương pháp mổ nội soi viêm xoang đang được áp dụng phổ biến. Bởi hiệu quả điều trị cao, ít xâm lấn, cùng với đó là thời gian hồi phục nhanh hơn so với phương pháp mổ hở truyền thống.

1. Khi nào cần mổ xoang?

Không phải trường hợp nào bị viêm xoang người bệnh cũng cần can thiệp phẫu thuật. Phương pháp mổ xoang chỉ được bác sĩ cân nhắc chỉ định trong một số trường hợp cụ thể như sau:

  • Bệnh viêm xoang không đáp ứng tốt với phương pháp điều trị nội khoa. Điều này dẫn đến tình trạng mãn tính, bệnh táu phát hiều hơn 4 lần mỗi năm.
  • Viêm xoang do nhiễm trùng nấm hay có xuất hiện u nấm.
  • Người bị viêm xoang có cấu trúc mũi bất thường như xẹp lõm xoang hàm, phì đại cuống mũi, gai vách ngăn…
  • Các biến chứng nặng nề của bệnh đang có nguy cơ phát sinh.

2. Trường hợp chống chỉ định mổ xoang

Trong một số trường hợp, mặc dù bệnh chuyển biến nặng nề những việc phẫu thuật điều trị sẽ không được bác sĩ chỉ định. Nhất là đối với các trường hợp sau đây:

  • Những người mắc các bệnh lý về máu
  • Bệnh nhân suy thận
  • Phụ nữ mang thai
chống chỉ định mổ xoang
Phương pháp mổ xoang sẽ không được chỉ định cho phụ nữ mang thai

Ngoài ra, bạn cần trình bày với bác sĩ chuyên khoa về tiền sử dị ứng thuốc cũng như hiện trạng sức khỏe. Điều này sẽ giúp dự phòng những rủi ro hậu phẫu có thể phát sinh trước khi chỉ định mổ xoang.

3. Cần chuẩn bị gì trước khi mổ xoang?

Để đảm bảo tốt hơn hiệu quả của ca mổ, đồng thời tránh những vấn đề rủi ro phát sinh, người bệnh cần:

  • Thông báo với bác sĩ về tất cả các loại thuốc đang dùng để có thể xem xét mức độ ảnh hưởng. Từ đó đưa ra những biện pháp dự phòng phù hợp.
  • Tuyệt đối không hút thuốc lá trong ít nhất 2 tuần trước khi mổ. Ngoài ra, bạn cũng cần tránh việc hít phải khói thuốc thụ động. Bởi khói thuốc lá chứa nhiều chất độc có thể sẽ làm cho nguy cơ phát sinh biến chứng hậu phẫu tăng lên.
  • Trước khi phẫu thuật mổ xoang, người bệnh cần nhịn ăn khoảng 6 giờ.

4. Các bước thực hiện mổ xoang

Quy trình mổ xoang được thực hiện qua một số bước cụ thể như sau:

  • Thăm khám thực thể vách ngăn mũi xoang để xác định mức độ bất thường.
  • Vệ sinh mũi xoang sạch sẽ, sau đó tiến hành gây mê.
  • Tiếp đến, bác sĩ sẽ đặt ống nội khí quản vào trong miệng người bệnh để đảm bảo hô hấp khi thực hiện phẫu thuật.
  • Tiến hành đưa ống nội soi vào trong xoang mũi.
  • Sử dụng các dụng cụ y tế để mở rộng lỗ xoang, chỉnh hình vách ngăn mũi, đốt hay cắt cuống mũi.
  • Sau khi mổ, bác sĩ sẽ đặt 2 miếng xốp vào trong hốc mũi để giúp cầm máu trong khoảng 24 – 48 giờ.

Đối với mổ xoang thì toàn bộ thời gian thực hiện ca phẫu thuật sẽ chỉ mất khoảng 1 giờ đồng hồ.

5. Những biến chứng hậu phẫu

Với phẫu thuật nội soi xoang do mức độ xâm lấn ít nên rất hiếm khi xảy ra các biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu không chăm sóc đúng cách thì người bệnh vẫn có thể sẽ gặp phải một số biến chứng hậu phẫu như:

  • Lỗ xoang bị bít tắc
  • Tràn khí dưới da
  • Tổn thương ống lệ hay túi lệ
  • Chảy máu phía sau nhãn cầu
  • Mất thị lực
  • Rò rỉ não tủy, tổn thương tổ chức não
  • Tổn thương xoang hang và động mạch cảnh trong
  • Nhiễm trùng, xuất huyết ồ ạt
  • Tái phát polyp, biến dạng sống mũi
Biến chứng mổ xoang
Người bệnh có thể bị biến dạng lỗ mũi sau khi mổ xoang

Những biến chứng được đề cập ở trên có thể phát sinh ở mọi đối tượng đã trải qua phẫu thuật mổ xoang. Chính vì thế mà khi nhận thấy cơ thể có những biểu hiện bất thường như chảy máu nhiều, sốt cao, suy giảm thị lực… thì bạn cần chủ động đến ngay cơ sở y tế để thăm khám càng sớm càng tốt.

Mổ xoang có khỏi hẳn không?

Phẫu thuật điều trị viêm xoang là phương pháp được ứng dụng rất phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn nghi ngờ về tính hiệu quả của phương pháp này. Liệu mổ xoang có khỏi hẳn không? Trao đổi trước vấn đề này, bác sĩ Nguyễn Thị Lệ Quyên – Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc cho biết:

“Mổ xoang là phương pháp có thể điều trị dứt điểm tình trạng viêm xoang mãn tính hay tái phát nhiều lần. Đa phần người bệnh sau khi phẫu thuật đều ghi nhận rằng các triệu chứng của bệnh như chảy nước mũi, nghẹt mũi, sổ mũi hay đau đầu… thuyên giảm rất rõ rệt.

Ngoài ra, phẫu thuật mổ xoang thực hiện kịp thời khi bệnh chuyển nặng còn giúp ngăn ngừa hiệu quả các biến chứng. Điển hình như nhiễm trùng lây lan, viêm tai giữa, viêm màng não, giảm thị lực…

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, ở một số ít trường hợp thì sau 1 thời gian mổ, tình trạng viêm xoang vẫn có khả năng tái phát. Điều này thường là do sự hình thành của các khối polyp trong mũi.

Tình trạng viêm xoang tái phát sau mổ thường có nguy cơ phát sinh cao ở các đối tượng người mắc bệnh u xơ nang, tiểu đường hay dị ứng quanh năm. Bên cạnh đó, những người thường xuyên hút thuốc lá cũng rất dễ gặp phải rủi ro này.”

Hướng dẫn cách chăm sóc hậu phẫu

Đối với vấn đề mổ xoang thì việc chăm sóc hậu phẫu được đánh giá là vô cùng quan trọng. Chăm sóc đúng cách sẽ làm tăng tốc độ phục hồi, đồng thời hỗ trợ làm giảm các triệu chứng khó chịu như ngứa rát, sưng đau hay chảy dịch. Ngoài ra, chăm sóc tốt còn ngăn ngừa được nguy cơ phát sinh các biến chứng như chảy máu kéo dài, nhiễm trùng, biến dạng sống mũi…

mổ xoang có khỏi hẳn không
Cần chú ý vệ sinh mũi xoang sạch sẽ bằng nước muối sinh lý sau phẫu thuật

Người bệnh cần chú ý đến một số vấn đề dưới đây sau khi thực hiện phẫu thuật mổ xoang:

  • Chăm sóc vết mổ: Cần tránh xì mũi trong vòng 1 tuần sau mổ đồng thời hạn chế tình trạng hắt hơi bằng cách tránh tiếp xúc với các tác nhân kích thích. Sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi sạch sẽ mỗi ngày. Đồng thời tránh tiếp xúc với những người mắc bệnh truyền nhiễm, cảm cúm, cảm lạnh để tránh tác động và gây nhiễm trùng cho vết mổ.
  • Dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ: Sau mổ xoang, bác sĩ có thể kê toa cho người bệnh sử dụng thuốc giảm đau hay kháng sinh. Trường hợp thuốc được chỉ định không đáp ứng triệu chứng thì cần báo ngay với bác sĩ để được điều chỉnh. Tuyệt đối không dùng thuốc chống viêm không steroid để thay thế cho Acetaminophen.
  • Tránh một số thói quen trong sinh hoạt: Không tập thể dục, bơi lội hay di chuyển bằng máy bay, tránh mang vác vật nặng hay lao động nặng nhọc trong ít nhất 2 tuần sau mổ xoang. Hạn chế dùng máy lạnh, tránh tác dụng lực lên vùng mũi cho đến khi vết mổ hoàn toàn lành lặn. Đồng thời không nên hoạt động tình dục trong khoảng 3 ngày sau phẫu thuật.
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh: Trong 3 ngày đầu tiên nên ăn những thực phẩm mềm, lỏng, uống nhiều nước và sữa. Bổ sung trái cây, sữa chua và rau củ để tránh tình trạng tiêu chảy và táo bón sau khi dùng thuốc gây mê. Hạn chế thực phẩm khô cứng, khó tiêu, không uống rượu bia, cà phê, tránh ăn các thực phẩm cay nóng, chứa nhiều muối.
  • Theo dõi sát sao để sớm phát hiện biến chứng: Khi có các dấu hiệu như sưng nóng vùng mũi, giảm thị lực, đau dữ dội không đáp ứng thuốc, chảy máu nhiều, buồn nôn, mặt bầm tím, sốt cao, khó thở… thì bạn cần tìm gặp bác sĩ ngay.

Bài viết không chỉ giúp bạn có câu trả lời trước vấn đề “mổ xoang có khỏi hẳn không?” mà còn cung cấp đầy đủ các thông tin cần biết về phương pháp điều trị này. Khi các triệu chứng bệnh viêm xoang có xu hướng trở nặng và tái phát nhiều lần, bạn cần chủ động thăm khám ngay để bác sĩ cân nhắc việc phẫu thuật mổ xoang. Cần chú ý chăm sóc hậu phẫu thật tốt để nhanh chóng hồi phục, tránh biến chứng nguy hiểm.

Các nhóm kháng sinh chữa viêm xoang và những điều cần lưu ý

Các nhóm kháng sinh chữa viêm xoang & lưu ý khi dùng

Penicillin, Cephalosporin, Macrolid… là các nhóm kháng sinh chữa viêm xoang được dùng phổ biến. Việc sử dụng kháng sinh để chữa bệnh có thể gây ra nhiều tác dụng...

Viêm mũi xoang xuất tiết là gì? Có nguy hiểm? Cách điều trị

Bệnh viêm mũi xoang xuất tiết là một dạng nhiễm trùng thường gặp ở mũi xoang có biểu hiện đặc...

Chữa viêm xoang bằng khí dung là gì? Liệu có hiệu quả không?

Khí dung điều trị viêm xoang mũi là phương pháp điều trị tại chỗ, thực hiện bằng cách sử dụng...

Điều trị viêm xoang bằng laser liệu có hiệu quả không?

Điều trị viêm xoang bằng laser là phương pháp chữa bệnh đang được nhiều bệnh nhân tin tưởng và sử...

viêm xoang nhức đầu

Viêm xoang nhức đầu – Nguyên nhân và cách chữa nhanh nhất

Ngoài những triệu chứng như nghẹt mũi, sổ mũi hay chảy nước mũi thì bệnh viêm xoang còn gây đau...

Mẹo chữa viêm xoang bằng tinh dầu khuynh diệp đúng cách CỰC DỄ – CỰC RẺ

Cảm lạnh, dị ứng, nhiễm trùng xoang và cúm là những nguyên nhân phổ biến gây tắc nghẽn xoang. Để...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.