Bị ung thư đại tràng nên ăn gì, kiêng ăn gì để hỗ trợ điều trị bệnh?
Ăn uống đúng cách chính là chìa khóa quan trọng giúp bạn duy trì sức khỏe và hỗ trợ điều trị bệnh ung thư đại tràng. Vì vậy bạn nên tìm hiểu kỹ ung thư đại tràng nên ăn gì và kiêng ăn gì ngay từ khi mới phát hiện ra bệnh để xây dựng được một thực đơn lành mạnh nhất.
Nguyên tắc ăn uống khi bị ung thư đại tràng
Người mắc bệnh ung thư đại tràng thường gặp vấn đề về ăn uống và tiêu hóa thức ăn. Nguyên nhân chủ yếu là do tác dụng phụ của hóa trị liệu hoặc chức năng đại tràng bị suy giảm nhiều sau ca phẫu thuật cắt dạ dày. Nếu không được chăm sóc bằng một chế độ dinh dưỡng hợp lý, bệnh nhân dễ bị thiếu hụt dưỡng chất gây sụt cân nhanh và suy kiệt sức khỏe.
Khi xây dựng chế độ ăn uống cho người bị ung thư đại tràng cần tuân thủ theo nguyên tắc sau:
- Bữa ăn nên có đầy đủ các nhóm chất bao gồm: Chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.
- Tất cả đồ ăn phải được nấu chín trước khi sử dụng để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
- Các thức ăn nên được chế biến dưới dạng lỏng, nhạt, hấp hoặc luộc để dễ tiêu hóa
- Ăn uống đúng giờ giấc, tránh bỏ bữa
- Chia nhỏ 3 bữa chính thành nhiều bữa nhỏ trong ngày với lượng thức ăn ít hơn. Điều này sẽ giúp tránh được tình trạng quá tải cho dạ dày.
- Kết hợp uống nhiều nước để tăng cường khả năng chuyển hóa chất dinh dưỡng, hỗ trợ đào thải chất độc hại ra khỏi cơ thể.
Sau khi đã nắm rõ được nguyên tắc ăn uống khi bị bệnh, việc tiếp theo bạn nên làm là lên một danh sách các thực phẩm nên và không nên ăn khi mắc ung thư đại tràng để xây dựng được thực đơn ăn uống có lợi nhất.
Xem thêm: Chế độ ăn uống sau phẫu thuật ung thư đại tràng bạn có thể tham khảo qua
Người bị ung thư đại tràng nên ăn gì?
Để cải thiện sức khỏe và hỗ trợ tốt nhất cho quá trình điều trị ung thư, người bệnh nên ăn các loại thực phẩm sau:
1. Thực phẩm giàu axit folic
Axit folic đóng vai trò trong cuộc chiến chống ung thư. Nó tham gia vào quá trình hình thành các tế bào và mô mới cũng như giữ cho các tế bào hồng cầu khỏe mạnh.
Bạn có thể bổ sung axit folic bằng cách tăng cường ăn các loại thực phẩm như trái cây họ cam quýt và các loại rau lá xanh đậm, đặc biệt là rau bina.
2. Trái cây tươi
Nếu đang phân vân không biết ung thư đại tràng nên ăn trái cây, hoa quả gì tốt thì bơ chính là một gợi ý hữu ích cho bạn. Quả bơ giàu vitamin B, K , E, C, đồng, kali… có lợi cho sức khỏe. Bên cạnh đó, nó còn bổ sung chất xơ giúp kích thích tiêu hóa.
Ngoài ra, bệnh nhân có thể ăn xoài, quả mơ, dưa hấu và các quả mọng khác. Có nhiều hình thức sử dụng trái cây như làm món tráng miệng, làm món ăn nhẹ giữa các bữa ăn hoặc ép lấy nước uống.
3. Gừng kháng viêm, tiêu diệt tế bào ung thư đại tràng
Phân tích thành phần của gừng, các nhà dinh dưỡng nhận thấy loại gia vị này chứa nhiều chất gingerol. Đây là một chất kháng viêm và có tác dụng chống oxy hóa mạnh. Nó giúp cơ thể tăng khả năng chống lại tế bào ung thư.
Một cách đơn giản để tận dụng nguồn dinh dưỡng quý giá từ gừng đó chính là sử dụng nó làm nước chấm hoặc làm gia vị tẩm ướp trong các món ăn. Nếu đang gặp các dấu hiệu ung thư đại tràng như chướng bụng, đầy hơi, ăn uống không tiêu thì có thể nhâm nhi một tách trà gừng mật ong để cải thiện.
4. Thực phẩm chứa canxi và vitamin D
Hai chất này không chỉ giúp xương chắc khỏe mà còn có thể giúp chống lại ung thư đại tràng. Nguồn thực phẩm bổ sung vitamin canxi tốt nhất bao gồm: Phô mai, sữa chua, các loại cá (cá hồi, cá mòi ) và rau lá xanh đậm như cải xoăn, mù tạt.
Trong khi đó, vitamin D được tìm thấy nhiều trong các loại thực phẩm như cá hồi, cá mòi, lòng đỏ trứng và gan gà. Bên cạnh đó, bạn có thể tắm nắng khoảng 20 phút mỗi ngày trước 10 giờ sáng hoặc sau 3 giờ chiều để tận dụng nguồn vitamin D dồi dào có trong ánh nắng mặt trời.
5. Ung thư đại tràng nên ăn khoai lang
Khoai lang được sử dụng giống như một vị thuốc nhuận tràng tự nhiên. Thực phẩm này giúp bổ sung chất xơ hỗ trợ hệ tiêu hóa và tạo môi trường lý tưởng cho các loại vi khuẩn có lợi cho đường ruột phát triển.
Ngoài ra, thành phần chất chống oxy hóa dồi dào được tìm thấy trong khoai lang còn có tác dụng hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh ung thư đại tràng. Chất này có khả năng ức chế hoạt động của tế bào ung thư. Với những lợi ích tuyệt vời mà khoai lang mang lại, bạn không nên bỏ qua món ăn dân giã này.
6. Sữa chua
Sữa chua được xem là thực phẩm vàng cho sức khỏe. Nó tốt cho mọi đối tượng, đặc biệt là những người đang gặp trục trặc ở đường tiêu hóa như ung thư đại tràng. Tại sao vậy?
Lý do bởi trong sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn cho đường ruột. Nó vừa giúp cải thiện các triệu chứng của ung thư, vừa tăng sức đề kháng cho cơ thể có khả năng chống đỡ bệnh tật tốt hơn.
7. Ăn súp lơ xanh tốt cho người bị ung thư đại tràng
Trong súp lơ xanh chứa nhiều vitamin C, canxi và chất xơ tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, hoạt chất sulforaphane – 1 có trong loại rau này được cho là có khả năng chống lại sự phát triển của tế bào ung thư đại tràng.
Ngoài bông cải xanh thì các loại rau khác thuộc họ nhà cải như bắp cải hay rau bina… cũng có tác dụng không thua kém. Bạn nên thường xuyên sử dụng các thực phẩm này trong bữa ăn hàng ngày.
8. Ngũ cốc các loại
Nhắc đến vấn đề “bệnh ung thư đại tràng nên ăn gì tốt” thì chúng ta phải kể đến ngũ cốc. Nhóm lương thực này bao gồm các thực phẩm như mè đen, yến mạch, ngô, đậu, gạo lứt…. Chúng là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào cho cơ thể giúp kích thích tiêu hóa, ngăn chặn sự tiến triển của ung thư.
Nếu là nữ giới, bạn có thể tiêu thụ khoảng 25g chất xơ một ngày. Ngược lại, đấng mày râu cần bổ sung lượng chất xơ nhiều hơn, khoảng 38g mỗi ngày.
Người bị ung thư đại tràng kiêng ăn gì?
Một số loại thực phẩm có thể chứa các chất khiến bệnh ung thư đại tràng tiến triển nặng hơn. Chúng bao gồm:
1. Thực phẩm chế biến sẵn
Các loại thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, thịt xông khói, cá hộp… tuy có tính tiện lợi cao nhưng lại không có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là khi chúng ta đang mắc ung thư đại tràng. Chúng chứa nhiều chất bảo quản độc hại có thể gây biến đổi các tế bào dẫn đến ung thư.
Đây cũng được xem là nhóm thức ăn nghèo nàn về giá trị dinh dưỡng. Trong quá trình chế biến và bảo quản, phần lớn các dưỡng chất trong thực phẩm đã bị thất thoát. Do vậy, chúng ta không nên sử dụng thực phẩm chế biến sẵn cho người bị ung thư đại tràng.
2. Đồ ngọt
Bánh kẹo ngọt, siro bắp hay các loại đồ ăn chứa nhiều đường khác cung cấp ít chất dinh dưỡng cho cơ thể. Nguồn thực phẩm này cũng là thức ăn mà các tế bào ung thư rất ưa chuộng.
Việc ăn quá nhiều đồ ngọt khi đang bị ung thư đại tràng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các tế bào ung thư gia tăng kích thước, số lượng và nhanh chóng di căn sang các bộ phận khác.
3. Bị ung thư đại tràng nên kiêng thực phẩm giàu chất béo bão hòa
Thực phẩm có nhiều chất béo bão hòa bao gồm thịt lợn, thịt cừu, các loại thịt có màu đỏ, bơ rất khó tiêu hóa và chúng có thể làm các triệu chứng của ung thư đại tràng thêm trầm trọng. Thay vào đó, các bác sĩ khuyên bạn nên lấy chất béo từ các nguồn không bão hòa đơn lành mạnh hơn như dầu ô liu và dầu canola hay dầu đậu nành.
4. Các món chiên
Thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ và thức ăn nhanh có thể làm nặng thêm các biểu hiện ung thư đại tràng và khiến người bệnh có nguy cơ gặp các tác dụng phụ như buồn nôn và tiêu chảy liên quan đến hóa trị. Chúng cũng rất khó tiêu hóa và có khả năng sản sinh ra nhiều chất độc hại khi được chế biến ở nhiệt độ cao.
5. Đồ nướng
Do tiếp xúc trực tiếp với lửa trong quá trình chế biến, các món nướng có thể sản sinh ra các chất amin dị vòng – một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ung thư. Dù chúng rất ngon miệng và kích thích vị giác nhưng người bị ung thư đại tràng, trực tràng không nên ăn các món nướng.
6. Rượu bia, cà phê và nước ngọt có ga
Những loại thức uống này có thể khiến triệu chứng ung thư như buồn nôn, chướng hơi, tiêu chảy tăng nặng hơn. Đối với bệnh nhân đang được hóa trị ung thư đại tràng. Ngoài ra, chúng cũng có thể tương tác và làm giảm tác dụng của các loại thuốc điều trị ung thư đại tràng bạn đang dùng.
7. Dưa muối chua
Dưa muối chua có thể gây kích ứng niêm mạc đại tràng nếu ăn quá nhiều. Các món ăn này cũng làm ung thư tiến triển nặng hơn nếu được muối trong các hũ nhựa hoặc sử dụng chất bảo quản trong quá trình muối.
8. Ung thư đại tràng không nên ăn nhiều muối
Chế độ ăn có chứa nhiều muối có thể khiến niêm mạc đại tràng bị teo, viêm. Việc sử dụng các món như cá muối, thịt muối cũng không được khuyến khích khi bị ung thư đại tràng. Nguyên nhân là do trong quá trình muối, thành phần protein có trong thực phẩm sẽ bị biến tính và sản sinh ra nhiều chất độc khiến bệnh ung thư bùng phát dữ dội hơn.
Bài viết vừa giúp bạn biết được người bị ung thư đại tràng nên ăn gì và kiêng gì để đạt được hiệu quả điều trị cao. Những thông tin trên chỉ nhằm mục đích tham khảo, không thể thay thế cho lời khuyên từ các chuyên gia dinh dưỡng. Bạn nên hỏi ý kiến những người có kinh nghiệm chuyên môn trước khi có ý định bổ sung bất kì loại thực phẩm nào vào chế độ ăn.
Có thể bạn quan tâm:
- Phương pháp xạ trị ung thư đại tràng: Khi nào cần và chi phí thực hiện
- Ung thư đại trực tràng khi mang thai: Dấu hiệu và cách trị an toàn cho mẹ bầu
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!