Chế độ ăn uống sau phẫu thuật ung thư đại tràng
Sau khi phẫu thuật ung thư đại tràng, bạn cần chú trọng đến chế độ dinh dưỡng. Lúc này, hệ tiêu hóa vẫn còn bị tổn thương và chưa thể phục hồi hoàn toàn. Vì vậy, cần bổ sung những thực phẩm thúc đẩy niêm mạc tái tạo đồng thời hạn chế các nhóm thực phẩm gây rối loạn hoạt động của hệ tiêu hóa.
Chế độ dinh dưỡng sau phẫu thuật ung thư đại tràng
Sau phẫu thuật điều trị ung thư đại tràng, hệ tiêu hóa cần một khoảng thời gian mới có thể ổn định như trước. Do đó, một số loại thực phẩm có thể gia tăng áp lực lên dạ dày, đồng thời có thể gây rối loạn hoạt động của đường ruột. Các chuyên gia dinh dưỡng luôn khuyến khích bệnh nhân thiết lập chế độ ăn uống hợp lý sau khi phẫu thuật để thúc đẩy quá trình tái tạo và phục hồi niêm mạc.
Tổn thương ở đại tràng có thể khiến bạn bị tiêu chảy và đi vệ sinh nhiều hơn bình thường. Vì vậy, bạn cần tránh những thực phẩm gây đầy hơi. Khi đại tràng bị cắt bỏ, lượng khí này sẽ đi vào túi khí quản và gây đảo lộn hệ thống tiêu hóa.
Tìm hiểu thêm: Ung thư đại tràng ở người trẻ tuổi – Nguyên nhân và cách chữa
1. Thực phẩm cần tránh
Các loại trái cây có vị chua
Vị chua từ các loại trái cây thường là axit citric. Thành phần này không có hại cho cơ thể, tuy nhiên lượng axit này có thể khiến niêm mạc đại tràng bị kích thích và đau rát.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần kiêng cử những loại dưa muối, dưa chua. Axit acetic sinh ra trong quá trình lên men có khả năng thúc đẩy vi sinh trong đường ruột hoạt động. Tuy nhiên, bệnh nhân sau phẫu thuật ung thư đại tràng có thể bị tổn thương tại vết mổ nếu bổ sung nhóm thực phẩm này.
Thức ăn khô, cứng
Các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt,… là những thực phẩm khô và cứng. Khi thu nạp vào cơ thể, những thực phẩm này vô tình tạo áp lực lên hệ tiêu hóa buộc cơ quan này phải hoạt động liên tục để chuyển hóa. Áp lực này có thể gây tổn thương và khiến vết mổ lâu lành hơn. Hơn nữa, những mảng thức ăn khô, cứng có thể ma sát với đại tràng và gây chảy máu tại cơ quan này.
Thức ăn cay nóng
Thức ăn cay nóng không chỉ gây cảm giác khó chịu, đau rát mà còn có khả năng kích thích vết mổ chảy máu. Tình trạng này khiến cho quá trình phục hồi niêm mạc bị ngưng trệ.
Các chuyên gia cho rằng, ngay cả khi tổn thương ở đại tràng lành hẳn, bạn cũng không nên bổ sung nhóm thực phẩm này. Thức ăn cay nóng sẽ thúc đẩy hàm lượng vi khuẩn có hại trong ruột và dạ dày phát triển quá mức, có thể khiến ung thư hoặc các vấn đề khác tái phát.
Thực phẩm chế biến sẵn
Hầu hết những loại thực phẩm chế biến sẵn đều có chứa phẩm màu, chất bảo quản và nhiều gia vị. Các yếu tố này sẽ gây kích ứng lên các cơ quan trong hệ tiêu hóa. Hơn nữa, chất bảo quản trong thực phẩm – nitrat nitrit có thể biến đổi thành N-nitroso và làm tăng nguy cơ tái phát ung thư.
Ngoài ra, bạn cần hạn chế đồ uống có chứa cồn, chất kích thích và caffeine trong thời gian sau phẫu thuật ung thư đại tràng.
Giải đáp: Bệnh ung thư đại tràng có chữa được không?
2. Thực phẩm nên bổ sung
Thực phẩm giàu axit amin
Axit amin là thành phần thiết yếu có trong các mô mềm và niêm mạc của cơ thể. Thành phần này không chỉ giúp tái tạo, phục hồi mô mà còn có khả năng ức chế tế bào ung thư. Ngoài ra, các axit amin sẽ thúc đẩy quá trình chuyển hóa thức ăn, giúp giảm áp lực lên dạ dày và đường ruột.
Vì những lý do này mà bạn nên bổ sung thực phẩm giàu axit amin vào chế độ ăn uống sau khi phẫu thuật ung thư đại tràng. Thực phẩm giàu axit amin như: Thịt nạc, dầu cá, chế phẩm từ sữa, các loại trái cây (bơ, thanh long, táo, lê,…)
Thực phẩm giàu calo
Bệnh nhân trải qua một cuộc phẫu thuật lớn thường có sức khỏe và hệ miễn dịch suy yếu. Vì vậy, bạn nên bổ sung những thực phẩm cung cấp năng lượng để cải thiện sức khỏe.
Khi cơ thể khỏe mạnh, hệ miễn dịch được tăng cường, khả năng tế bào ung thư bùng phát trở lại sẽ giảm đi đáng kể. Thực phẩm giàu calo bao gồm: Bơ, tinh bột, khoai lang, bí đỏ, thịt nạc, trứng,…
Thực phẩm giàu Omega 3
Omega 3 là một axit béo không bão hòa cần thiết cho cơ thể. Thành phần này có khả năng kháng khuẩn, chống viêm và chống oxy hóa. Khi bạn bổ sung những thực phẩm chứa nhiều thành phần này, vết mổ ở đại tràng sẽ giảm nguy cơ sưng, viêm và loét.
Ngoài ra, axit béo này còn có khả năng thúc đẩy niêm mạc phát triển và tái tạo. Thực phẩm chứa Omega 3 bao gồm: cá hồi, bơ, dầu ô liu, dầu dừa, bơ,…
Thực phẩm giàu canxi
Canxi là nguyên tố vi lượng tốt cho xương khớp và trí não. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng cho biết thành phần này còn có khả năng ngăn ngừa sự tái phát của các polyp.
Vì vậy, bạn nên bổ sung hàm lượng canxi vào chế độ ăn hàng ngày để ngăn ngừa bệnh tái phát trở lại. Thực phẩm giàu canxi gồm có: sữa, phô mai, cá, hải sản,…
Thực phẩm giàu Vitamin A
Vitamin A là thành phần quan trọng trong quá trình tăng trưởng tế bào. Khi thu nạp vitamin A, mô tại thành đại tràng sẽ được thúc đẩy sản sinh và tái tạo. Ngoài ra, thành phần này còn hạn chế tình trạng vết mổ bị loét và chảy máu.
Thực phẩm giàu vitamin A bao gồm: Cà rốt, khoai lang, bí đỏ, củ dền,…
Những điều cần lưu ý:
Như đã đề cập trong bài viết, hệ tiêu hóa nói chung và đại tràng cần một thời gian mới có thể phục hồi hoàn toàn. Do đó bạn cần lưu ý những điều sau để tránh gây tổn thương lên cơ quan này:
- Nên nấu nhừ thực phẩm để giảm áp lực lên hệ tiêu hóa
- Hạn chế ăn thực phẩm sống – kể cả rau
- Nên chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ để dễ tiêu hóa
- Uống nhiều nước để thanh lọc cơ thể
- Trao đổi với bác sĩ tình trạng của bạn trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào. Vì một số có khả năng gây kích ứng và tổn thương dạ dày.
- Nên nghỉ ngơi sau khi ăn từ 15 – 30 phút
Ngay cả khi vết mổ đại tràng đã lành hẳn, bạn vẫn nên thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh. Thói quen ăn uống không khoa học có thể kích thích tế bào ung thư bùng phát và khiến bệnh tái phát trở lại.
Bạn nên trao đổi với chuyên gia dinh dưỡng để thiết lập chế độ ăn uống phù hợp. Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Đồng thời không có giá trị thay thế cho hướng dẫn từ nhân viên y tế!
Có thể bạn quan tâm
- Ung thư đại tràng di căn nguy hiểm thế nào?
- Ung thư đại tràng có mấy giai đoạn? Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!